Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển cà phê nhân ở huyện krông tỉnh đắc lắc (Trang 55)

3 ĐặC ĐIểM ĐịA BàN và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Krông Buk nằm về phía Đông - Bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột theo quốc lộ 14 khoảng 40km, cách trung tâm thành phố Plây Ku (tỉnh Gia Lai) khoảng 150Km về phía Tây-Nam, có ranh giới với các huyện nh− sau [14]:

- Phía Bắc giáp huyện Ea Hleo. - Phía Nam giáp huyện Krông Pác. - Phía Đông giáp huyện Krông Năng. - Phía Tây giáp huyện C− Mgar.

Là trung tâm kinh tế khu vực Đông - Bắc của tỉnh Đắk Lắk, một trong những huyện có đ−ờng Quốc lộ 14 đi qua nhiều x5 và trung tâm huyện (xem phụ lục).

Huyện Krông Buk đ−ợc nối liền với trung tâm tất cả các huyện trong tỉnh bởi hệ thống quốc lộ và tỉnh lộ, rất thuận tiện trong giao l−u kinh tế - x5 hội, th−ơng mại, dịch vụ, du lịch…

Nằm trên trục Quốc lộ 14, nối huyện Krông Buk với thành phố Plây Ku, Thành phố Buôn Ma Thuột, cách sân bay Buôn Ma Thuột khoảng 50Km, giao l−u rất thuận tiện với các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và cả n−ớc. Đây chính là điều kiện thuận lợi trong quan hệ phát triển kinh tế - x5 hội của huyện. Có điều kiện tăng c−ờng các quan hệ hợp tác đầu t− phát triển t−ơng xứng với vai trò trung tâm tiểu vùng Đông - Bắc tỉnh.

3.1.1.2 Hiện trạng sử dụng đất

Theo báo cáo thống kê của huyện, năm 2007 tổng diện tích đất tự nhiên là 64.034 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 52.487,45 ha chiếm 81,97% tổng diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp 851,82 ha chiếm 1,33%, đất phi nông

nghiệp 9.518,79 ha chiếm 14,86%, và đất ch−a sử dụng 1.175,94 ha chiếm 1,84% tổng diện tích tự nhiên. Đất nông nghiệp của huyện có xu h−ớng tăng trong khi đó đất lâm nghiêp và đất ch−a sử dụng lại giảm. Trong đó hầu hết số diện tích rừng bị giảm chủ yếu là do ng−ời dân tự ý phá rừng để trồng cà phê. Điều này sẽ ảnh h−ởng đến môi tr−ờng sinh thái của vùng, nhất là khí hậu và mực n−ớc ngầm chuyển biến theo xu h−ớng xấu đi.

Bảng 3-1: Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2003 - 2007 ĐVT: ha 2003 2007 ha % ha % Tăng giảm (+,-) ha Tổng số 64.211 100 64.034 100 -177 I. Đất nông nghiệp 47.309,69 73,68 52.487,45 81,97 5.177,76 1. Cây hàng năm 9.069,13 14,12 10.020,75 15,65 951,62

2. Cây lâu năm 38.123,44 59,37 42.324,16 66,10 4.200,72

Cây công nghiệp lâu năm 37.683,48 58,69 42.029,66 65,64 4.346,18

3. Đất trồng cỏ - 33,5 0,05 33,5

4. Đất có mặt n−ớc đang dùng vào nông nghiệp

117,12 0,18 109,04 0,17 -8,08 II. Đất dùng vào lâm nghiệp 2.363,01 3,68 851,82 1,33 -1.511,19

III. Đất chuyên dùng 5127,8 7,99 8.120,49 12,68 2.992,69

IV. Đất khu dân c− 1.162,4 1,81 1.398,3 2,18 235,9

V. Đất ch−a sử dụng 8.248,1 12,85 1.175,94 1,84 -7.072,16

Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi tr−ờng huyện Krông Buk

3.1.1.3 Địa hình và khí hậu, đất đai vùng trồng

+ Địa hình:

Huyện Krông Buk nằm về phía Đông - Bắc cao nguyên Buôn Ma Thuột, độ cao trung bình 650 - 700m, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình phong

hoá kiểu Bazan trẻ, t−ơng đối bằng phẳng, bị xâm thực và mức độ chia cắt nhẹ. Toàn huyện chia thành 2 dạng địa hình chính:

- Địa hình đồi đỉnh bằng: Diện tích 38.600 ha chiếm 59% diện tích tự nhiên, tập trung khu vực phía Nam huyện, độ cao trung bình 600 m, mức độ chia cắt nhẹ, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Hiện nay đ5 đ−ợc khai thác trồng cà phê, cao su và cây hàng năm với mức độ khá cao.

- Địa hình s−ờn dốc diện tích 25.611 ha chiếm 41% diện tích tự nhiên, tập trung khu vực phía Bắc huyện. Độ cao trung bình 700 m, mức độ chia cắt mạnh, địa hình phức tạp, nhiều khe suối hợp thuỷ. Độ dốc chủ yếu 15o – 20o, ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay phần lớn diện tích đ5 đ−a vào khai thác trồng cà phê, cao su và hoa màu l−ơng thực.

+ Khí hậu:

Nằm ở phía Đông Bắc cao nguyên Buôn Ma Thuột, huyện Krông Buk mang đặc tính chung vừa chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa m−a và mùa khô. Môt số chỉ tiêu đặc tr−ng khí hậu thời tiết khu vực này nh− sau:

L−ợng m−a: Trung bình năm là 1.518 mm, thấp hơn một số vùng khác trong tỉnh. L−ợng m−a năm cao nhất là 1.890 mm (năm 1992), thấp nhất là 1.191 mm (1995).

Nhiệt độ không khí: Trung bình năm 23,4oC, nhiệt độ trung bình nóng nhất là tháng 3 và tháng 4 (26,5oC), nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 (20,8oC) nhiệt độ này rất phù hợp với cây cà phê (nhiệt độ tối −u ban ngàn 27,5 - 32,5oC, ban đêm là 20,5 - 25oC).

ẩm độ không khí: Bình quân năm 85%, cao nhất là 95% và thấp nhất là 70%. Thời tiết khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa m−a và mùa khô. Mùa m−a từ tháng 5 đến tháng 10, l−ợng m−a là 1.387 mm chiếm 92% l−ợng m−a cả năm. Tháng có l−ợng m−a cao nhất là tháng 8 và tháng 9 (255mm/tháng). Gió thịnh hành là gió mùa Tây Nam với cấp độ trung bình là cấp 2,3, chế độ đặc

tr−ng là nóng và ẩm. Mùa m−a với l−ợng m−a nhiều đảm bảo đủ n−ớc cho các loại cây trồng sinh tr−ởng và phát triển, tuy nhiên ở những khu vực có độ dốc lớn, bố trí cây trồng không hợp lý, canh tác thiếu khoa học dễ dẫn đến sói mòn và rửa trôi.

Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, l−ợng m−a chỉ chiếm 8% l−ợng m−a cả năm, nhiều năm từ tháng 12 đến tháng 1, 2, thậm chí có năm hết tháng 3 năm sau không có m−a, gió đông bắc trung bình cấp 3,4, mạnh nhất tới cấp 5,6, độ ẩm không khí thấp, l−ợng bốc hơi lớn làm cho mức độ khô hạn càng trở nên khốc liệt.

Nhìn chung điều kiện thời tiết khí hậu khá thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, tuy nhiên có yếu tố không thuận lợi là l−ợng m−a trong năm phân bố rất không đều, vào các tháng mùa m−a thừa n−ớc, gây sói mòn mạnh ở những vùng đất dốc và ngập úng ở những vùng thấp trủng. Mùa khô quá dài cùng với c−ờng độ khô bình quân cao cho nên làm cây trồng thiếu n−ớc trầm trọng. Độ ẩm không khí thấp vào nhiều ngày trong mùa khô nên dễ gây cháy rừng. Đây là vấn đề hết sức bức xúc đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, đặc biệt chú trọng tăng c−ờng diện tích rừng, v−ờn rừng, đai rừng, cây che bóng, cây xanh trong huyện, nâng cao tỷ lệ che phủ, kéo dài thời gian giữ n−ớc, giữ ẩm trong mùa khô, giảm thiểu tình trạng khô kiệt, xây dựng và cải tạo nâng cấp hệ thống các hồ đập.. để đảm bảo sự phát triển một cách bền vững [12].

+ Đất đai:

Điều kiện đất đai nói chung đóng vai trò nhất định trong sinh tổng hợp các chất tạo mùi vị. Nắng, m−a, nóng lạnh, loại đất làm thay đổi thành phần hữu cơ và khoáng. Những thay đổi này rất khó kiểm soát nh−ng những hiểu biết về chúng sẽ giúp cho dự báo chất l−ợng tiềm tàng của mỗi vùng. ở các vùng cao nhiệt độ thấp và biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn thì hạt cà phê th−ờng rắn chắc hơn; các đặc tr−ng cảm quan của n−ớc pha th−ờng nỗi trội hơn so với

ở vùng thấp. Trong quá trình phát triển trên đồng ruộng, vào giai đoạn quả bắt đầu phình to (cà phê chè khoảng 2 tháng và cà phê vối khoảng 4 tháng kể từ khi nở hoa) nếu gặp khô hạn, ẩm độ đất thấp thì kích th−ớc của hạt có khuynh h−ớng bị giảm. S−ơng muối hay m−a đá xảy ra khi quả còn non sau này sẽ xuất hiện nhiều hạt có vết đen lốm đốm.

Huyện Krông Buk có 10 loại đất khác nhau nh−ng loại đất vàng trên đá mácma bazơ và trung tính có tới 56.197 ha, chiếm 87,52% diện tích tự nhiên và chiếm 91,87 diện tích đất. Loại đất này đ−ợc coi là loại đất tốt nhất trong các loại đất đồi núi ở n−ớc ta.

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ với diện tích 1650 ha nh−ng phân bố ở hầu hết các x5. Loại đất này thích hợp với trồng lúa n−ớc nh−ng lại dễ ngập úng vào mùa m−a.

Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá bazan với diện tích 1.462 ha, đây là loại đất rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây −a trung tính nh−: bông, ngô, đậu đỗ, lạc, mía. Nếu giải quyết đ−ợc n−ớc t−ới loại đất này cũng có thể phát triển trồng lúa có t−ới.

Đất đỏ vàng trên đá sét với diện tích 1.204 ha, loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả.

Đối với 6 loại đất còn lại thì diện tích chỉ có 1197 ha. Trong đó loại đất có rất ít và coi nh− không đáng kể nh−: đất sói mòn trơ sỏi đá (12 ha); đất xám trên đá mácma axít (30 ha); đất nâu thẩm trên sản phẩm phong hoá của đá bazan (32 ha).

Toàn huyện có 88 đơn vị đất đai với 17 kiểu thích nghi. Căn cứ vào các yếu tố nh−: Quan hệ giữa các loại hình sử dụng đất với lợi ích của ng−ời sản xuất; Quan hệ giữa các loại hình sử dụng đất với bảo về đất và môi tr−ờng; Quan hệ giữa các loại hình sử dụng đất với khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quan hệ giữa các loại hình sử dụng đất với khả năng tiêu thụ sản

phẩm… để lựa chọn các loại hình sử dụng đất chính ở huyện Krông Buk đ5 xác định đ−ợc 8 loại hình sử dụng đất với quy mô từng loại hình nh− [12].

+ Đất thích nghi với trồng lúa n−ớc có 1.680 ha, trong đó thích nghi ở mức trung bình là 1.397 ha, ít thích nghi là 283 ha.

+ Đất thích nghi với các loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày có 40.470 ha, trong đó rất thích nghi có 17.973 ha, thích nghi trung bình có 3.043 ha, ít thích nghi có 19.454 ha.

+ Đất thích nghi với cây cà phê và cây hồ tiêu là 48.360 ha, trong đó rất thích nghi có 17.941 ha, thích nghi trung bình có 26.511 ha, ít thích nghi có 4.107 ha.

Bảng 3-2: Diện tích và mức độ thích nghi đất đai theo loại hình sử dụng ĐVT: ha Mức thích nghi Loại hình sử dụng S1 S2 S3 + 1. Lúa n−ớc - 1.397 283 1.680 2. Màu và cây CNNN 17.973 3.043 19.454 40.470 3. Cà phê - hồ tiêu 17.941 26.826 3.593 48.360 4. Cao su 17.941 26.511 4.107 48.559 5. Điều 17.973 26.479 5.752 50.204

6. Cây ăn quả 17.973 26.449 4.192 48.614

7. Lâm nghiệp 7.386

Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi tr−ờng huyện Krông Buk

+ Đất thích nghi với cây cao su có 48.559ha, trong đó rất thích nghi có 17.941ha, thích nghi trung bình có 26.511ha, ít thích nghi có 4.192ha.

+ Đất thích nghi với cây điều là 50.204 ha, trong đó rất thích nghi là 17.973 ha, thích nghi trung bình có 26.449 ha, ít thích nghi có 5.752 ha.

+ Đất thích nghi với cây ăn quả là 48.614 ha, trong đó rất thích nghi có 17.973 ha, thích nghi trung bình có 26.449 ha, ít thích nghi có 4.192 ha.

+ Đất thích nghi với phát triển lâm nghiệp là 7.386 ha.

Đất đai ở Krông Buk là t−ơng đối đồng nhất, và là loại đất tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau với diện tích khá lớn (trừ đất thích hợp với trồng lúa n−ớc). Đây là một thuận lợi lớn cho việc phát triển một vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung và phát triển nông nghiệp theo h−ớng đa dạng hoá. Tuy nhiên, đặc điểm đất đai với thích nghi đa dạng nêu trên cũng cho thấy sự cạnh tranh đất sản xuất giữa các loại cây trồng là rất quyết liệt.

3.1.1.4 Tài nguyên n−ớc

(a) N−ớc mặt

Trên địa bàn có nhiều suối và hợp thuỷ phân bố t−ơng đối đều giữa các khu vực. Theo tài liệu đo đ−ợc của ngành khí t−ợng thuỷ văn cho thấy mô đun dòng chảy phân bố không đều theo cả không gian và thời gian. So với các khu vực khác trong tỉnh, mô đun dòng chảy trung bình năm của vùng Krông Buk thuộc loại nhỏ 22,3 l/s/km2. Nguồn n−ớc đ−ợc phân làm hai mùa [12]:

Mùa nhiều n−ớc từ tháng 8 đến hết tháng 11, mùa cạn từ tháng 12 đến hết tháng 7 năm sau. L−ợng dòng chảy mùa cạn chỉ chiếm 20-25% tổng l−ợng dòng chảy cả năm, nên khai thác phục vụ sản xuất rất hạn chế. Các sông suối chính trong vùng gồm:

Suối Krông Buk: bắt nguồn từ độ cao 700-800m (so với mặt biển) từ phía bắc chảy theo h−ớng Tây Bắc – Đông Nam, đoạn chảy qua huyện dài khoảng 65km. Diện tích l−u vực 178km2, lòng suối rộng trên d−ới 10m, l−u l−ợng kiệt (Qk) = 0,47 m3/s, mô đun dòng chảy kiệt 4-11 l/s/km2, l−u l−ợng lũ (Ql) = 15m3/s, l−u l−ợng bình quân 4,58m3/s. Đây là con suối chính, hiện nay đ5 xây dựng đập thuỷ lợi Buôn Trinh năng lực thiết kế t−ới 600 ha cà phê, thực tế t−ới 150 ha. Ngoài suối Krông Buk trên địa bàn còn có các suối nh− Ea Tul, Ea Hlang, Ea Mu ích, các suối ngắn, l−u l−ợng nhỏ, khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Có thể chia l5nh thổ huyện thành 3 vùng khả năng cung cấp nguồn n−ớc phục vụ sản xuất khác nhau nh−:

- Vùng có nguồn n−ớc t−ơng đối thuận lợi gồm những vùng dọc theo suối Krông Buk với diện tích khoảng 10.000 ha, song chênh lệch giữa độ cao và mặt suối và vùng canh tác lớn nên để khai thác đ−ợc nguồn n−ớc phải đầu t− vốn t−ơng đối cao.

- Vùng có nguồn n−ớc t−ơng đối khó khăn là vùng dọc theo ranh giới giáp huyện Krông Năng, huyện C− Mgar và rải rác ở các x5 với diện tích trên 30.000ha. Đây là vùng nằm ở đầu nguồn n−ớc, các suối nhỏ, cần xây dựng các hồ chứa nhỏ là phù hợp. Hiện nay phần lớn các suối đ5 xây dựng các hồ chứa, lấy n−ớc t−ới cho cà phê và lúa.

- Vùng có nguồn n−ớc đặc biệt khó khăn: Vùng chạy dọc theo quốc lộ 14 là đỉnh phân thủy của l−u vực hai suối Krông Buk và Ea Tul với diện tích 20.000 ha.

(b) Nguồn n−ớc ngầm

Đặc điểm địa chất, thuỷ văn của vùng Krông Buk rất bất đồng nhất theo thiết diện và theo chiều sâu. Độ dày tầng chứa n−ớc biến động từ 60-160m, trung bình 100m, và giảm từ Bắc xuống Nam. Qua các lỗ khoan trong vùng kết quả một số chỉ tiêu đặc tr−ng nh− sau [12].:

- L−u l−ợng lỗ khoan (Q) biến đổi từ 0,45 - 4,1 l/s.

- Tỷ l−u l−ợng đặc tr−ng (q) từ 0,07 - 0,13 l/s.m. Tỷ lệ lỗ khoan có q>0,2 l/s.m là 50%.

- Hệ số thấm (k) biến đổi từ 0,137 - 2,21 m/ngày đêm.

- Mô đun trữ l−ợng tĩnh tự nhiên của vùng bằng 96.215 m3/ngày đêm. Mô đun trữ l−ợng động tự nhiên 63.590 m3/ngày đêm, mô đun trữ l−ợng tiềm năng 152.064 m3/ngày đêm.

Qua số liệu điều tra đánh giá trên cho thấy mức n−ớc ngầm vùng Krông Buk t−ơng đối phong phú, có thể khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh, bổ sung cho nguồn n−ớc mặt ở những vùng khó khăn.

3.1.2 Điều kiện kinh tế x hội 3.1.2.1 Tăng tr−ởng kinh tế

Về giá trị: Kinh tế huyện giai đoạn 2003-2007 tăng khá, tăng tr−ởng bình quân GDP đạt 8,7 %/năm. Trong đó, nông lâm nghiệp tăng 8,2 %/năm, dịch vụ tăng nhanh nhất tăng 15,6 %/năm.

Bảng 3-3: Giá trị và cơ cấu GDP theo giá cố định 1994

Hạng mục ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 Tăng

bq %

Tổng GDP tỷ đồng 1134,93 1366,82 1528,93 1766,11 1587,06 8,7

CN – XD tỷ đồng 23,66 24,95 26,12 28,63 26,52 2,9

Tỷ trọng % 2,08 1,83 1,71 1,62 1,67 -5,4

Nông lâm thuỷ tỷ đồng 1023,36 1239,45 1381,09 1605,37 1403,79 8,2

Tỷ trọng % 90,17 90,68 90,33 90,90 88,45 -0,5

Dịch vụ tỷ đồng 87,91 102,42 121,72 132,11 156,75 15,6

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển cà phê nhân ở huyện krông tỉnh đắc lắc (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)