lĩnh vực hải quan
Việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Một là, ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Yêu cầu này đòi hỏi:
- Phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính, bao gồm: Tăng cường tuyên truyền giáo dục vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan trong các tầng lớp nhân dân, các cộng đồng dân cư; tăng cường các hình thức tự nguyện trong dân cư biên giới trong việc quản lý, kiểm tra và động viên nhau thực hiện tốt các quy định pháp luật hải quan, phát huy tinh thần làm chủ và trách nhiệm của công dân trong việc tham gia quản lý trật tự an toàn xã hội, phòng chống vi phạm hành chính. Đồng thời, cần động viên và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, giáo dục, động viên các thành viên của tổ chức mình nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật hải quan và phối hợp tham gia cùng các lực lượng chuyên trách bảo đảm an ninh trật tự và thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.
- Kết hợp các biện pháp hành chính, giáo dục thuyết phục, cưỡng chế và coi trọng giáo dục thuyết phục trong xử phạt vi phạm hành chính. Giáo dục thuyết phục và cưỡng chế có quan hệ hết sức mật thiết trong quản lý nhà nước. Có thể nói quản lý xã hội và trật tự pháp luật được xác định và thực hiện chủ yếu thông qua phương pháp tác động tổng hợp do nhà nước tiến hành là thuyết phục và cưỡng chế. V.I. Lênin đã từng khẳng định: "Chuyên chính vô sản thành công vì nó biết kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế". Nếu như thuyết phục tác động và ý thức của con người, tạo ra con người sự nhận thức, tình cảm, nhu cầu xử sự theo pháp luật thì cưỡng chế lại bắt buộc công dân phải thay đổi hành vi của mình theo hướng có lợi cho xã hội. Như vậy, thuyết phục và cưỡng chế là một thể thống nhất và chỉ có kết hợp hài hòa cả hai mới phát huy được ý nghĩa xã hội của thuyết phục và cưỡng chế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh đến sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của sự kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế. Người từng nói: Sửa chữa sai lầm, cố
nhiên là dùng cách giải thích, thuyết phục, giải thích, cảm hóa, dạy bảo, song tuyệt nhiên không phải là không dùng đến xử phạt. Nếu nhất loạt không dùng đến xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho loại cố ý phá hoại. Vì vậy hoàn toàn không dùng xử phạt là không đúng mà chút gì cũng dùng xử phạt cũng không đúng.
Tuy nhiên, giữa thuyết phục và cưỡng chế thì phải đặt giáo dục lên hàng đầu, lấy thuyết phục, giáo dục, cảm hóa làm cơ sở. Nhà nước sử dụng giáo dục nhằm thuyết phục nhân dân thi hành một cách tự giác các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, đối với những công dân không tuân theo pháp luật, vi phạm các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật thì phải thực hiện cưỡng chế buộc họ chấp hành đúng yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật thì phải thực hiện cưỡng chế buộc họ chấp hành đúng yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Thực chất cưỡng chế là hạn chế về quyền và lợi ích của người vi phạm và đối những người khác nó có ý nghĩa phòng ngừa vi phạm pháp luật.
Thuyết phục nhằm xây dựng ở con người những quan điểm tư tưởng, tình cảm, thói quen, khuyến khích về mặt tinh thần để họ tự giác tuân theo các quy định của pháp luật và các quy tắc xử sự xã hội. Nội dung của phương pháp này rất rất rộng và biểu hiện trong các hoạt động của nhà nước về giáo dục, chính trị tư tưởng, trong việc tuyên truyền, tổ chức, giải thích các quyết định của Đảng và Nhà nước, trong các hoạt động phê phán các hành vi chống đối xã hội, trong các hoạt động nêu gương điển hình, tiên tiến, khen thưởng về vật chất và tinh thần. Hiệu quả của thuyết phục chỉ có thể đạt được khi chúng ta sử dụng một cách đồng bộ những hình thức và phương pháp khác nhau của thuyết phục.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong áp dụng pháp luật và chấp hành pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính.
Trong xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt là xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, công tác kiểm tra đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì đó là phương tiện để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật, phát hiện những yếu kém trong tổ chức và hoạt động trong xử lý vi phạm hành chính. Kiểm tra cũng là hoạt động không thể thiếu trong quá trình quản lý cũng như trong việc thực hiện quyền hạn của các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Đây là nghiệp vụ cần tiến hành thường xuyên, với nhiều hình thức và biện pháp đa dạng để tăng cường hiệu quả của hoạt động này. Sở dĩ như vậy
là do nhiều cơ quan, nhiều người thực hiện. Thông qua hoạt động kiểm tra, các chủ thể quản lý vừa phát hiện được những điểm tích cực, những điển hình, tiên tiến, vừa phát hiện những hiện tượng tiêu cực trong xử phạt vi phạm hành chính để từ đó tự mình hoặc chủ động kiến nghị hoàn thiện các các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính vừa cải tiến các biện pháp và phương pháp cũng như cách thức quản lý đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng và chống vi phạm hành chính. Kiểm tra, giám sát thường xuyên việc xử phạt vi phạm hành chính sẽ là nhân tố quan trọng làm giảm thiểu tình trạng tùy tiện, quan liêu, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính có hiệu quả thiết thực.
Hai là, xử lý nghiêm minh, kịp thời, triệt để đúng người, đúng vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính thì vấn đề xử lý nghiêm minh, kịp thời, triệt để, đúng người, đúng vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải được trở thành phương châm thực hiện đối với các lực lượng có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong thực tiễn. Đây thực chất là một nguyên tắc trong xử phạt vi phạm hành chính.
Trước hết, cần phải xác định đúng người, đúng hành vi vi phạm từ đó mới xử lý được kịp thời các hành vi vi phạm phát huy được tính giáo dục, hạn chế các hành vi vi phạm, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Chỉ khi kết hợp được các yếu tố đó thì việc đảm bảo thực hiện pháp luật mới được nâng cao và việc xử lý vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng thật sự có hiệu quả, đạt các mục tiêu giáo dục pháp luật, duy trì trật tự ổn định trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Hải quan.
Ba là, xử lý phải công bằng, công khai, minh bạch.
Vấn đề xử lý công bằng, công khai, minh bạch là nội dung, yêu cầu quan trọng trong thực hiện các nội dung của cải cách hành chính: Không có vùng cấm trong xử lý vi phạm cho phép tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng; Xử lý công bằng không chỉ là nguyên tắc trong xử lý vi phạm hành chính mà đồng thời là nội dung của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; là yêu cầu cần đạt tới của nhà nước pháp quyền.
Công khai và minh bạch có tác dụng giáo dục, răn đe với đối tượng vi phạm nhưng đồng thời nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của chính công chức thừa hành trong các cơ quan hành chính nói chung; cơ quan hải quan nói riêng. Hoạt động xử lý công khai, minh bạch về góp phần quan trọng trong phòng, chống tiêu cực, phiền hà, sách nhiễu trong thực thi công vụ của cán bộ công chức trong cơ quan hành chính. Thông qua đó nhân dân có điều kiện giám sát lại hoạt động của cơ quan nhà nước; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả, mục tiêu của xử phạt hành chính là giáo dục mọi người chấp hành pháp luật.
Như vậy, một trong những yêu cầu của việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là việc xử lý phải công bằng, công khai, minh bạch.
Bốn là, bảo vệ pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Bảo vệ pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là chống lại sự phá hoại của các chủ thể không hiểu biết pháp luật, là loại trừ những nhân tố cản trở thực hiện pháp luật. Bảo vệ ở đây là bảo vệ tính đúng đắn của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, nhằm hướng tới khách thể là bảo vệ trật tự pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, nhằm ngăn chặn hạn chế các hành vi vi phạm hành chính, xử lý nghiêm minh, công bằng các hành vi vi phạm. Bảo vệ pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan còn bao gồm việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được thực hiện nghiêm túc.
Chủ thể tham giá bảo vệ pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm các cán bộ công chức hải quan, các cá nhân, tổ chức tham giá hoạt động hải quan và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội. Như vậy, muốn bảo vệ cũng như đảm bảo thực hiện tốt pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chúng ta cần phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cơ quan hải quan, nâng cao hiệu quả các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật tạo thành dư luận xã hội lên án mạnh mẽ đối với các thành viên vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, coi thường kỷ cương, phép nước, gây mất trật tự an toàn xã hội, đe doạ hoặc gây thiệt hại đến tính mạng tài sản của nhân dân.
Bảo vệ tốt tất yếu sẽ đảm bảo thực hiện tốt pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan vậy để bảo vệ pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chúng ta cần phải thực hiện như thế nào? Các chủ thể cần phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo chiều hướng tích cực có nghĩa là các chủ thể pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải có ý thức thực hiện pháp luật, phải có ý thức đấu tranh phòng, chống các vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Bảo vệ pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được tiến hành bằng việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật hành chính.
Thanh tra, kiểm tra để đảm bảo cho quản lý đạt được nhiệm vụ, mục đích đề ra. Thanh tra, kiểm tra hải quan giúp cho cơ quan quản lý có được thông tin phản hồi, tham mưu uốn nắn kịp thời những khiếm khuyết điều chỉnh cơ chế, chính sách pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cho phù hợp với thực tiễn, nắm được tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của các đơn vị hải quan, phát hiện những thiếu sót, yếu kém, sơ hở trong hoạt động quản lý, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục sửa chữa cũng như nhân rộng các điển hình tích cực, kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm hành chính.
Hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ cho các quy phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân trước các hành vi vi phạm hành chính của các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền, lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động hải quan.
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải nghiêm minh, chính xác, hiệu quả không phân biệt đối tượng vi phạm, đúng theo quan điểm của Đảng, "mọi vi phạm đều phải được xử lý ", "bất cứ ai phạm pháp đều đưa ra xét xử theo pháp luật, không được giữ lại để "xử lý nội bộ". Không làm theo kiểu phong kiến: "Dân thì chịu hình pháp, quan xử theo lễ".
Năm là, tôn trọng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Để đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trước hết, các chủ thể thực hiện phải có thái độ tôn trọng pháp luật nói chung cũng như