Thực trạng thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủ tục hải quan

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 57 - 60)

vực thủ tục hải quan

Thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính về thủ tục hải quan trong thời gian qua đã đạt được những ưu điểm nổi bật:

Mộtlà, phần lớn các chủ thể tham gia hoạt động hải quan đã tuân thủ, thi hành nghiêm túc pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan về thủ tục: làm thủ tục hải quan đúng thời hạn theo quy định quy định đã đáp ứng được yêu cầu thực tế đổi mới, phù hợp mục tiêu cải cách hành chính,so với trước đây đã rút ngắn thời gian tiến hành thủ tục, giảm bớt các giấy tờ phải nộp, hàng hóa được thông quan nhanh chóng, tạo niền tin cho các doanh nghiệp các nhà đầu tư tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

Hai là, quá trình tổ chức thực hiện được quán triệt theo phương châm "tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp", "đơn giảm hóa công khai hóa và từng bước hiện đại hóa " và phải: giảm sự phiền hà về giấy tờ, đơn giản về các khâu trong thủ tục; chống tiêu cực gây phiền hà, ách tắc, giảm bớt các chi phí không cần thiết, nhưng phải đảm bảo đúng pháp luật, phòng, chống, ngăn ngừa, hạn chế được buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải.

Ba là, cơ quan, cán bộ công chức hải quan đã luôn nghiên cứu tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính về thủ tục một cách chính xác, giải thích cho các chủ thể bị vi phạm hiểu được những hành vi nào là sai, những hành vi nào là đúng, họ không cảm thấy ấm ức trước quyết định xử lý. Hơn nữa, còn giảm bớt các vụ vi phạm trong thời gian tới.

Bốn là, khi làm thủ tục cho hành lý mang theo của người xuất cảnh, nhập cảnh cán bộ công chức hải quan ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn đã luôn nâng cao trình độ ngoại ngữ để có thể giải thích được cho khách xuất, nhập cảnh nước ngoài.

Năm là, đã hạn chế được những vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan về thủ tục hải quan. Cụ thể:

Năm 2002, ngành Hải quan đã làm thủ tục xuất, nhập khẩu cho 1.125.819 tờ khai.

Năm 2003, ngành Hải quan đã làm thủ tục xuất, nhập khẩu cho 1.235.212 tờ khai.

Năm 2004 ngành Hải quan đã làm thủ tục xuất, nhập khẩu cho 1.455.382 tờ khai.

Năm 2005, ngành Hải quan đã làm thủ tục xuất, nhập khẩu cho 1.942.371 tờ khai.

Trong khi đó từ năm 2002 đến ngày 31 tháng 12 năm 2005 chỉ có 17.978 biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan về thủ tục hải quan. Điều này chứng tỏ việc thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đã ngày càng được đảm bảo. Cụ thể:

Năm 2002, có 5.020 biên bản vi phạm hành chính về thủ tục hải quan được lập.

Năm 2003, có 4.627 biên bản vi phạm hành chính về thủ tục hải quan được lập.

Năm 2005, chỉ còn 3.979 biên bản vi phạm hành chính về thủ tục hải quan được lập.

Bên cạnh những kết quả đạt được trên, việc thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan vẫn còn tồn tại một số yếu kém, bất cập, đó là:

Chất lượng pháp luật còn hạn chế: văn bản pháp luật quy định chưa cụ thể dẫn đến khó thực hiện như: Điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 138/2004/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định về "nộp không đúng thời hạn chứng từ thuộc hồ sơ hải quan thuộc diện được chậm nộp theo quy định của pháp luật" nhưng không giải thích rõ thế nào là không nộp chứng từ được chậm nộp và nộp không đúng thời hạn chứng từ được chậm nộp. pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan còn bỏ sót, nhiều quy định trong Luật Hải quan chưa được bảo vệ bằng các chế tài hành chính khi không tuân thủ đúng thủ tục hải quan như "phải nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan "(Điểm a khoản 1 Điều 16), "phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng theo nội dung trên tờ khai hải quan" (khoản 2 Điều 20), "chịu trách nhiệm về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp " (điểm b khoản 2 Điều 23).

Tình trạng một bộ phận cán bộ công chức hải quan được bố trí, sắp xếp làm nghiệp vụ thủ tục hải quan tại các cửa khẩu chưa tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ, còn trông chờ dựa dẫm, ỷ lại chỉ đạo từ cấp trên dẫn đến giải quyết công việc không dứt điểm, không làm hết chức năng, không phát hiện được sớm các vi phạm để ngăn chặn, áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính về thủ tục nhiều khi còn chưa chính xác, còn bỏ lọt vi phạm. Hơn nữa, một số cán bộ, công chức hải quan thoái hóa biến chất cố tình làm sai, hoặc giả vờ không biết để ăn chia với chủ hàng, gây mất lòng tin, tạo tâm lý coi thường pháp luật, không thực hiện pháp luật.

Việc khai hải quan bằng phương pháp thủ công vẫn còn phổ biến đặc biệt, ở các cửa khẩu miền núi vùng sâu, vùng xa, khai bằng điện tử mới chỉ thực hiện thí điểm ở một số khu vực địa bàn do đó vẫn không tránh khỏi phiền hà và vi phạm hành chính.

Công tác tuyên truyền pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cũng chưa được chú trọng.

Từ những hạn chế trên nên trong thời gian qua vẫn còn xảy ra một số vụ vi phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính về thủ tục hải quan (như đã trình bày ở trên).

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 57 - 60)