Nguyên nhân hạn chế việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 67 - 70)

hành chính trong lĩnh vực hải quan

- Những tồn tại, hạn chế của hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan:

Hệ thống văn bản quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh năm 2002 có hiệu lực từ 01/10/2002 nhưng các văn bản quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh được ban hành chậm (ngày 14/11/2003 Chính phủ mới ban hành Nghị định số 134/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, ngày 17/6/2004 Nghị định 138/2004/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mới được ban hành).

Tình trạng thiếu đồng bộ, thống nhất từ trên xuống dưới dẫn đến mâu thuẫn giữa các văn bản với nhau cụ thể như:

Quy định về thẩm quyền khám người, khám phương tiện vận tải, nơi cất giấu hàng hóa, tạm giữ người, phương tiện vận tải, hàng hóa được quy định không thống nhất giữa Luật Hải quan (2001) và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002:

Khoản 1 Điều 66 Luật Hải quan quy định: "Chi cục trưởng hải quan cửa khẩu, Chi cục trưởng hải quan địa điểm làm hải quan ngoài cửa khẩu, Đội trưởng đội kiểm soát hải quan được quyết định khám người, khám phương tiện vận tải, nơi cất giấu hàng hóa, tạm giữ người, phương tiện vận tải, hàng hóa theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính" [26].

Trong khi đó, Điều 45, 46, 47, 48, 49 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định thẩm quyền thực hiện các biện pháp ngăn chặn hành chính trên đây gồm: "Chi cục trưởng hải quan, Đội trưởng đội kiểm soát thuộc cục hải quan, Đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan" [38]. Đối với trường hợp tạm giữ người theo thủ tục hành chính nếu cấp trưởng vắng mặt thì cấp phó được ủy quyền có quyền ra quyết định tạm giữ người; thủ trưởng, nhân viên hải quan có thẩm quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm nếu có căn cứ cho rằng không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán tiêu hủy.

Hoặc như quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về khai hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu hành ký tại khoản 1, 2 Điều 11 Nghị định 138/2004/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan không phù hợp với khoản 2 Điều 44 của Luật Hải quan (như đã phân tích ở phần trên).

Các hình thức xử phạt, mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan của pháp luật hiện nay còn quá nhẹ, chưa đủ mức độ răn đe, trừng phạt buộc các chủ thể phải tự giác tuân thủ cao pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trong môi trường trực khai hải quan, tự tính thuế, giảm tối thiểu kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng cá nhân tổ chức không dám vi phạm pháp luật.

Nhiều quy định trong Luật Hải quan còn chưa được bảo vệ bằng các chế tài hành chính (chưa được quy định tại Nghị định 138/2004/NĐ-CP ngày quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan) như: điểm a, khoản 1 Điều 16 quy định "nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; khoản 2 Điều 20 quy định "phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng theo nội dung trên tờ khai hải quan", khoản 1 Điều 34 quy định "hàng hóa là quà biếu, quà tặng phải được làm thủ tục hải quan"… và còn nhiều quy định khác nữa.

- Hoạt động giải thích pháp luật xử lý vi phạm hành chính tuy đã triển khai nhưng chưa được thật sự chú trọng và hiệu quả chưa cao; việc làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa các qui định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan để mọi cá nhân, tổ

chức hiểu đúng đắn và thực hiện tốt cần phải có một kế hoạch triển khai cụ thể. Hoạt động này đồng thời là cơ sở cho việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật.

Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật xử lý vi phạm pháp luật hành chính nói chung và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều rộng, chiều sâu, và đặc biệt chưa có một kế hoạch triển khai cụ thể về hoạt động này.

- Công chức làm công tác tham mưu xử lý vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan cho các cấp có thẩm ra quyết định xử phạt hiện nay còn thiếu, phần lớn kiêm nhiệm các công việc khác. Qua số liệu thống kê cho thấy trong số 372 cán bộ làm công tác xử lý trong toàn ngành, chỉ có 100 cán bộ làm chuyên trách công tác xử lý, chiếm 26,88%, còn 272 cán bộ làm kiêm nhiệm nhiều công việc khác, chiếm 73,12%. Mặt khác, cơ chế luân chuyển cán bộ dẫn đến cán bộ làm công tác xử lý thường biến động do đó tính chuyên sâu chưa cao.

Cán bộ, công chức đã được đào tạo, am hiểu pháp luật, nhưng chưa được đào tạo cơ bản về công tác tố tụng hành chính, hình sự, hạn chế về kinh nghiệm chuyên môn nên lúng túng khi xử lý các vụ việc phức tạp (có 297 cán bộ làm công tác xử lý có trình độ đại học trở lên, chiếm 79,84% số cán bộ làm công tác xử lý, trong số đó chỉ có 135 cán bộ có trình độ đại học Luật).

- Việc sắp xếp bộ máy thực hiện xử lý vi phạm hành chính tại Cục Hải quan địa phương còn chưa hợp lý, không có bộ phận chuyên sâu về thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Do đó, việc đề ra phương hướng nhiệm vụ cho công tác thực hiện pháp luật xử lý vi phạm pháp luật hành chính còn chưa cụ thể, sát thực, phù hợp với thực tế và có hiệu quả.

- Việc phối hợp triển khai thực hiện pháp luật xử lý vi phạm pháp luật hành chính nói chung và xử lý vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng còn thiếu hiệu quả. Ví dụ, khi có vụ việc vi phạm hành chính về hải quan tại cửa khẩu cần sự phối kết hợp giữa ba ngành hải quan, công an, biên phòng thì việc triển khai còn chậm, thiếu nhịp nhàng, mang nặng hành chính thủ tục.

- Về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật: còn chưa xây dựng được hệ thống thông tin theo dõi tình hình vi phạm và công tác xử lý vi phạm hành chính trong toàn ngành một cách đồng bộ nên còn gặp khó khăn trong việc xác định các tình tiết "vi phạm nhiều lần" "tái phạm", tính "hệ thống" của hành vi vi phạm … để làm căn cứ xử phạt hoặc phối hợp để áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, chưa thông tin kịp thời các hành vi, thủ đoạn mới về vi phạm pháp luật hải quan để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm tương tự xảy ra trong toàn ngành.

Tại một số Chi cục Hải quan, điều kiện về mặt bằng, phương tiện làm việc (như máy tính, thậm chí cả tủ hồ sơ …) còn thiếu, chưa đảm bảo phục vụ công tác thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)