Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 46 - 56)

trọng pháp luật được nâng cao nghĩa là các chủ thể thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có ý thức pháp luật và có thái độ tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật, hiểu biết chính xác nội dung và yêu cầu của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và tự giác tuân thủ những gì pháp luật quy định được và không được làm.

Nhà nước và công chức hải quan chỉ được làm những gì pháp luật cho phép, phải chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật, xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp khác của pháp nhân, công dân.

Pháp nhân, công dân phải có trách nhiệm tuân thủ, chấp hành các biện pháp xử lý hành chính và thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ trước Nhà nước, chịu trách nhiệm pháp lý khi vi phạm pháp luật.

Muốn vậy, chúng ta cần phải nâng cao ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bằng các cách như tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ nhận thức pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Từ khái niệm và yêu cầu đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các đảm bảo đó như sau:

Một là, chất lượng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Pháp chế xã hội chủ nghĩa chỉ có thể được tăng cường, thực hiện pháp luật chỉ có thể nghiêm minh, phù hợp với thực tế khi có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ, thể chế hóa đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, phù hợp với những đặc điểm kinh tế - xã hội của đất nước. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cũng vậy, muốn thực hiện tốt phải có hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, đơn giản, dễ hiểu và tạo ra một khung pháp lý đầy đủ, hoàn chỉnh đảm bảo được sự thống nhất quản lý trong toàn ngành, làm cơ sở cho việc phân loại doanh nghiệp, phân luồng hàng hóa, góp

phần cải cách hành chính về hải quan, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động hải quan và các cán bộ, công chức hải quan.

Tuy nhiên, pháp luật có mà thực hiện không nghiêm thì cũng bị ảnh hưởng đến trật tự pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thực tế cho thấy việc ảnh hưởng đến việc thực hiện đó rất đa dạng, ngoài yếu tố chất lượng pháp luật còn các yếu tố khác.

Hai là, ý thức pháp luật của các đối tượng tham gia hoạt động hải quan.

ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động hải quan càng được nâng cao thì việc đảm bảo thực hiện pháp luật cũng được nâng cao.

ý thức pháp luật thể hiện sự nhận thức của các chủ thể và thái độ của họ đối với các quy định của pháp luật. Cho nên ý thức pháp luật càng được nâng cao, mức độ hiểu biết pháp luật càng sâu thì tinh thần tôn trọng pháp luật, thái độ tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật, thực hiện pháp luật càng được bảo đảm. Do đó, ý thức pháp luật của các đối tượng tham gia hoạt động hải quan là một yếu tố có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chỉ có thể được thực hiện nghiêm chỉnh và chính xác nếu như các đối tượng tham gia nắm vững, hiểu rõ và chỉ làm những gì pháp luật không cấm, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật.

Các chủ thể tham gia hoạt động hải quan bao gồm các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam, ở nước ngoài và cả các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Trên thực tế, các cá nhân tham gia hoạt động hải quan hay vi phạm nhất là nhóm cư dân biên giới vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định 138/2004/NĐ-CP ngày qui định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. "Cư dân biên giới là người có hộ khẩu thường trú hoặc được phép tạm trú dài hạn tại các xã biên giới" do đó, ở các xã biên giới vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống, dân trí còn thấp, tập tục lạc hậu còn tồn tại, tình trạng thiếu việc là tại chỗ, tỷ lệ thất nghiệp còn nhiều… hơn nữa, ở những nơi đó công tác tuyên truyền, giáo dục còn hạn chế dẫn đến họ không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mà họ vi phạm và bị những kẻ đầu nậu,

buôn lậu lợi dụng thuê họ vạn chuyển, mang vác hàng hóa qua biên giới trốn tránh sự kiểm soát của hải quan hoặc những hàng hóa mà họ không được phép nhập khẩu …

Để nâng cao ý thức pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chỉ có thể thông qua tuyên truyền, giáo dục pháp luật một cách sâu rộng đến tận vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số bằng nhiều hình thức như trên phương tiện thông tin đại chúng, hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật… một cách thật dễ hiểu.

Ba là, mức độ hoàn thiện trong tổ chức bộ máy hải quan.

Với những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt, Hải quan Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất dưới sự chỉ đạo tập trung của Chính phủ (tổ chức theo ngành dọc). Điều 12 Luật Hải quan quy định rõ: "Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất" [26].

Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan; thực thi pháp luật hải quan trong cả nước.

ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực thuộc Tổng cục Hải quan. Cục Hải quan do thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập mới, tổ chức lại và giải thể. Cục Hải quan thực hiện các công việc về hải quan trong phạm vi lãnh thổ mà mình được phép quản lý theo quy định của pháp luật.

ở các cửa khẩu, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, bưu điện ngoại dịch, khu vực kiểm soát hải quan trên biên giới bờ biển, cảng sông quốc tế, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, khu chế xuất hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật có chi cục hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát hải quan hoặc đơn vị tương đương. Việc thành lập Chi cục hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát hải quan hoặc đơn vị tương đương do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định theo quy hoạch tổ chức mạng lưới hải quan đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát hải quan và các đơn vị tương đương là các đơn vị trực tiếp thực hiện những hoạt động nghiệp vụ cụ thể về hải quan theo quy định của pháp luật.

Bộ máy tổ chức để thực hiện chức năng nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan theo quy định của Luật Hải quan và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính,

Nghị định 138/2004/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan gồm:

Tổng cục Hải quan có Vụ Pháp chế và Cục Điều tra chống buôn lậu.

Cục Hải quan tỉnh hoặc liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Phòng tham mưu chống buôn lậu và xử lý. Như vậy, chưa có bộ phận thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan riêng mà chỉ thực hiện cùng với công tác điều tra chống buôn lậu do đó hiệu quả thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan còn hạn chế và chưa thực sự có tác dụng ngăn chặn hay hạn chế được tình trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương không có bộ phận chuyên về thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chỉ là làm kiêm nhiệm. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực.

Hơn nữa, tổ chức bộ máy làm công tác xử lý cũng có biến động, hoạt động kiểm tra công tác xử phạt vi phạm hành chính của cấp trên đối với cấp dưới còn hạn chế, chưa có hệ thống thông tin đồng bộ về vi phạm pháp luật hải quan trong toàn ngành.

Như vậy, tổ chức bộ máy cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bởi chỉ khi tổ chức bộ máy hoàn chỉnh hợp lý thì vịêc thực hiện pháp luật mới được phối hợp một cách nhịp nhàng và đảm bảo.

Bốn là, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức hải quan.

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém".

Đúng như vậy, trình độ, năng lực cán bộ công chức hải quan cũng như công tác tổ chức cán bộ là yếu tố ảnh không nhỏ đến việc thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, chỉ khi cán bộ, công chức hải quan - những người thực thi pháp luật thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ, hiểu biết về pháp luật, xử lý nghiêm minh,

không bị sa ngã trước sự cám dỗ của đồng tiền, không vi phạm pháp luật, phẩm chất đạo đức trong sáng … tạo được niềm tin trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Hiện nay, trong ngành Hải quan, lực lượng thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan còn thiếu, không được làm chuyên trách mà chỉ làm kiêm nhiệm và luôn luôn bị luân chuyển. Hơn nữa.chưa được đào tạo cơ bản về công tác tố tụng hành chính, hạn chế về chuyên môn nên lúng túng khi xử lý các vụ việc phức tạp. Điều này cần phải chấn chỉnh ngay chỉ khi cán bộ công chức có trình độ chuyên, ổn định công tác thì họ mới có thể đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Năm là, cơ chế phối hợp giữa lực lượng hải quan với các lực lượng khác.

Để đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, sự phối hợp giữa ngành hải quan với các lực lượng khác đòi hỏi ngành hải quan phải là lực lượng chủ động, tích cực đề xuất các phương án, biện pháp. Tại Điều 9 Điều 10 Luật Hải quan quy định:

- Cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị vũ trang nhân dân.

- Cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan hải quan hoàn thành nhiệm vụ.

- Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thi hành pháp luật hải quan.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận động viên nhân dân nghiêm chỉnh thực hiện thi hành pháp luật hải quan; giám sát việc thi hành pháp luật theo quy định của pháp luật.

Giải quyết tốt mối quan hệ phối kết hợp giữa ngành hải quan với các lượng khác có thẩm quyền ở trung ương, cũng như ở địa phương (như bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, công an, quản lý thị trường, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật…) thì hoạt động quản lý hải quan nói chung, xử lý các vi phạm pháp luật nói riêng mới đạt hiệu

quả cao. đặc biệt như việc thực thi các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của đối tượng vi phạm; việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm; xác minh chủ thể vi phạm; việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế …, nếu không có cơ chế phối hợp với các lực lượng khác có thẩm quyền thì cơ quan hải quan khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ.

Tổ chức tốt việc phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý các lĩnh vực ngân hàng, thuế nội địa, quản lý thị trường, với cơ quan Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân để chống gian lận thương mại, xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính và hình sự các vụ vi phạm pháp luật hải quan, cung cấp các thông tin liên quan đến các vi phạm để xử lý được chính xác, nhanh chóng và nghiêm minh.

Phối hợp với các cơ quan hữu quan như ngân hàng, kho bạc, thuế nội địa, quản lý thị trường, các tổ chức vận tải… nhằm xây dựng mạng lưới thông tin diện rộng, nắm lai lịch doanh nghiệp, xuất sứ hàng hóa… phục vụ cho công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Đặc biệt chú trọng tới việc phối hợp giữa ngành hải quan với các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nhằm phát hiện những nội dung pháp luật còn bất cập, thiếu sót, những hành vi tiêu cực, tham nhũng gây phiền hà ách tắc của các cán bộ công chức nhà nước.

Khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp nói lên ý kiến của họ và lắng nghe ý kiến của họ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, đồng thời kiên quyết chống mọi hành vi lợi dụng quyền tự do, dân chủ để luồn lách buôn lậu, phá hoại an ninh chính trị, an ninh quốc gia, an ninh kinh tế…

Như vậy, cơ chế phối hợp giữa ngành Hải quan với các lực lượng khác có ảnh hưởng tích cực đến việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nếu được thực hiện tốt. Vai trò của cơ quan hải quan là nhằm đảm bảo để các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu hoàn thành nhiệm vụ của mình nhưng không được vi phạm thời hạn thông quan "quan định" cho một loại hàng hóa như luật định, tránh được sự "tranh chấp", "chồng chéo", dẫn đến tạo khe hở cho bọn buôn lậu, gian lận thương

mại hoặc tình trạng lợi dụng, dây dưa kéo dài thời gian xử lý vụ việc, gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước và nhân dân.

Sáu là, sự tác động của cơ chế kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được thực hiện trên thị trường, thông qua quá trình trao đổi mua bán. Trong kinh tế thị trường, các quy luật cơ bản của thị trường phát huy tác dụng trong các lĩnh vực sản xuất xã hội.

Phát triển kinh tế thị trường đối với nước ta là một tất yếu, là nhiệm vụ cấp bách của quá trình hội nhập và phân công lao động quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: "Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế và hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó là nền kinh tế thị trường định

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)