Thực trạng thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 63 - 65)

vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải

Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện được quy định cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, đơn giản việc thực hiện quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đã tạo ra động lực thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp vào thương trường quốc tế, tiến đến mục tiêu:

Ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu; tạo nguồn hàng có chất lượng, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao để xuất khẩu; góp phần giải quyết việc làm cho xã hội, tạo nguồn dự trữ ngoại tệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước; nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế giữa nước ta và các nước trong khu vực [6].

Hơn nữa, các quy định chặt chẽ về việc khai hải quan đối với ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam của người xuất cảnh nhập cảnh giúp cho việc ra, vào thuận lợi của hành khách xuất nhập cảnh tạo đà cho ngành du lịch Việt Nam phát triển, thu hút các nhà đầu tư lớn vào Việt Nam, đảm bảo giao lưu và hợp tác quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính vẫn còn tồn tại một số yếu kém:

Pháp luật quy định đôi khi còn chưa chặt chẽ, như quy định doanh nghiệp muốn tham gia xuất nhập khẩu chỉ cần đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số xuất nhập khẩu nơi có trụ sở của doanh nghiệp mà được quyền tham gia xuất nhập khẩu dẫn đến tình trạng lập ra hàng loạt doanh nghiệp "ma", "ảo" tiến hành xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện ân hạn nộp thuế, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, gia công hàng hóa với nước ngoài rồi bỏ trốn hoặc mất tích khỏi địa chỉ trụ sở đăng ký.

Tình trạng các doanh nghiệp cố tình không tuân thủ các quy định của pháp luật mà lợi dụng các quy định không rõ ràng để nhập lậu, gian lận thương mại, nhập hàng cấm ngày càng gia tăng. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng quy định đổi hàng với nước láng giềng để "xuất khống" hàng hóa, tạo ra "kim ngạch ảo" để được cấp cô-ta nhập về các loại hàng phải hạn chế tiêu dùng…

Khi thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan về xuất khẩu, nhập khẩu hành lý còn gặp nhiều lúng túng bởi quy định giữa Luật Hải quan và Nghị định 138/2004/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mâu thuẫn với nhau. Khoản 1, 2 Điều 11 Nghị định 138/2004/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định:

1. phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu không đúng với khai hải quan.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 điều này mà tang vật vi phạm thuộc danh mục hàng

hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc xuất nhập khẩu có điều kiện nhưng không đủ điều kiện để nhập khẩu [12].

Trong khi khoản 2 Điều 44 Luật Hải quan quy định: "Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh vượt quá định mức miễn thuế phải được làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Người xuất cảnh, nhập cảnh có thể gửi hành lý vào kho tại cửa khẩu và được nhận lại khi nhập cảnh, xuất cảnh" và khoản 2 Điều 22 quy định người khai được "bổ sung thay thế tờ khai hải quan đã đăng ký đến trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa" [26] . Điều này có nghĩa là nếu người khai hải quan không đúng thì họ được quyền bổ sung, sửa chữa để cho đúng, chính xác. Trừ những mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, cấm lưu hành, cấm lưu thông, sử dụng theo pháp luật Việt Nam và quốc tế, họ được quyền gửi lại kho hải quan và được nhận lại khi xuất cảnh, nhập cảnh.

Xuất phát từ những điểm trên thực tế từ năm 2002 đến tháng 12 năm 2005 trong lĩnh vực này đã có 1.819 biên bản vi phạm hành chính. Cụ thể:

Năm 2002, lập 500 biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.

Năm 2003, lập 485 biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.

Năm 2004, lập 480 biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.

Năm 2005, lập 454 biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)