Tình hình vi phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 56 - 57)

2.1. Thực trạng thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hải quan

2.1.1. Tình hình vi phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quan

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Hải quan Việt Nam đang thực hiện sứ mệnh quan trọng của mình nhằm góp phần tạo thuận lợi cho thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách và bảo vệ an ninh quốc gia và cộng đồng. Để thực hiện được sứ mệnh đó, đầu tiên phải ngăn chặn được các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Nhưng trong thực tế cho thấy, mặc dù Nhà nước đã sử dụng nhiều biện pháp áp dụng, nhiều phương thức phòng chống, ngăn chặn nhưng tình trạng vi phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan vẫn còn xảy ra. Cụ thể, các vụ vi phạm hành chính từ năm 2002 đến 31 tháng 12 năm 2005 như sau:

Toàn ngành đã bắt giữ và lập 35.320 biên bản vi phạm hành chính. Trong đó: 50,9 % vụ vi phạm về thủ tục hải quan; 43,95 % vụ vi phạm về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; 5,15 % Vụ vi phạm về xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh.

Đã ra quyết định khởi tố 43 vụ vi phạm pháp luật hải quan; chuyển 219 vụ vi phạm sang cơ quan điều tra để đề nghị khởi tố.

Các hành vi vi phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chủ yếu là vi phạm các quy phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Như tình trạng buôn lậu, vận chyển trái phép hàng hóa qua biên giới không lớn nhưng phức tạp đa số các chủ đầu nậu lợi dụng các cư dân biên giới không hiểu biết về pháp luật và thuê họ mang, vác, vận chuyển qua hàng hóa qua biên giới trốn tránh

sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của Hải quan. Các hàng hóa này chủ yếu là những mặt hàng có thuế suất cao như mặt hàng điện tử… hoặc những mặt hàng nhập khẩu có điều kiện như thuốc tân dược, ấn phẩm, tài liệu có nội dung… gây thất thu thuế của nhà nước (như ở Cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn, Cửa khẩu Lào Cai), ảnh hưởng xấu đến nền sản xuất trong nước.

Ngoài ra, tình trạng vi phạm các quy phạm pháp luật hành chính về thủ tục hải quan vẫn còn xảy ra với nhiều thủ đoạn khác nhau để trốn thuế như khai sai tên hàng, chủng loại để thay đổi mã số thuế. Một số doanh nghiệp lợi dụng việc áp giá tính thuế để khai báo mức giá thấp hơn giá thực thanh toán nhằm giảm bớt số thuế phải nộp tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp; còn nổi lên tình trạng gian lận về nhãn mác, xuất xứ hàng hóa như nhóm hàng phân bón có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng trên bao bì lại ghi "Made in ASEAN" hoặc mặt hàng cà phê có xuất xứ từ Trung Quốc khi tạm nhập nhưng khi tái xuất lại khai xuất xứ Việt Nam.

Nguyên nhân của tình hình vi phạm trên, bên cạnh các nguyên nhân về chất lượng pháp luật, trình độ dân trí … chủ yếu vẫn là do việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chưa thật tốt làm cho ý thức của cán bộ công chức cũng như các đối tượng tham gia hoạt động hải quan chưa cao.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 56 - 57)