Thực trạng thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan về giải quyết khiếu nại tố cáo

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 65 - 67)

vực hải quan về giải quyết khiếu nại tố cáo

Từ năm 2002 đến ngày 31 tháng 12 năm 2005 toàn ngành đã nhận được 988 đơn khiếu nại liên quan đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong đó, có 935 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp hải quan.

Đã giải quyết 904 đơn (chiếm 96,68 %). Trong đó: Cấp Chi cục giải quyết 122 đơn, chiếm 13,49%; Cấp Cục giải quyết 637 đơn, chiếm 70,47%; Tổng Cục giải quyết 143 đơn, chiếm 15,82%; ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết 02 đơn, chiếm 0,22%.

Kết quả giải quyết khiếu nại thể hiện: 75 vụ hủy quyết định xử phạt (chiếm 8,31 % tổng số vụ đã giả quyết); 222 vụ thay đổi một phần quyết định xử phạt (chiếm 24,61%); 605 vụ giữ nguyên quyết định xử phạt (chiếm 67,08%)

Có 09 vụ khởi kiện ra tòa hành chính. Trong đó tòa bác đơn kiện 08 vụ, 01 vụ Tòa yêu cầu hủy quyết định xử phạt.

Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính về hải quan là một trong những biện pháp đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Việc thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đã đạt được những kết quả đáng kể đó là:

Đã kịp thời đón nhận những thông tin phản hồi từ phía những cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính và từ quần chúng nhân dân nói chung về tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan của các đơn vị, của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Việc thực hiện này đã góp phần chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, làm trong sạch đội ngũ cán bộ công chức ngành hải quan nói chung và cán bộ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, từng bước kiện toàn về bộ máy tổ chức nâng cao hiệu lực, hiệu quả của xử lý vi phạm hành chính.

Hơn nữa, việc thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính còn góp phần từng bước hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, kịp thời loại bỏ những quy định lỗi thời hoặc không phù hợp với thực tế đời sống xã hội, đồng thời bổ sung những quy định còn thiếu, sửa đổi những quy định chưa phù hợp.

Thông qua giải quyết khiếu nại tố cáo còn nâng cao hơn nữa ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động hải quan và tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trên thì thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại tố cáo còn tồn tại một số yếu kém: Nhiều đơn thư tố cáo không chính xác, chỉ nhằm để hạ thấp uy tín của cán bộ, công chức hải quan. hầu hết các đơn thư khiếu nại tố cáo đều là nặc danh, nếu có ghi đích danh thì khi cán bộ thanh tra đi điều tra xác minh vụ việc đến nơi họ đều từ chối đó không phải là do họ viết.

Khi nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo thời gian trả lời và giải quyết còn chậm, vẫn còn tình trạng bao che cho cán bộ, đồng chí mình. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thường là xử lý nhẹ nhàng trong nội bộ.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 65 - 67)