Giải pháp hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 70 - 73)

lĩnh vực hải quan ở Việt Nam hiện nay

Thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan về lâu dài đòi hỏi phải đồng thời thực hiện nhiều giải pháp, trước mắt tập trung vào các giải pháp sau đây.

2.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam hải quan ở Việt Nam

Một là, pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.

Hệ thống pháp luật hải quan nói chung, hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng từ trước đến nay đã và đang bám sát, cụ thể hóa các chủ trương đường lối của Đảng cũng như chính sách pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập kinh tế, quốc tế một cách sâu rộng thì pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan càng phải phát huy yếu tố thể chế chủ trương, chính sách của Đảng, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật một cách nghiêm túc và triệt để.

Hai là, pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan.

Hiện đại hóa hải quan là một tất yếu của sự phát triển, là nhu cầu tự thân của ngành hải quan cũng như đòi hỏi khách quan của quá trình mở cửa, hội nhập nền kinh tế Việt Nam với thế giới và khu vực. Hiện đại hóa hải quan gồm nhiều cấu phần khác nhau, trong đó có cải cách, hiện đại hóa thể chế, chính là hiện đại hóa hệ thống pháp luật hải quan mà hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là một bộ phận không thể tách rời. Đây có thể khẳng định là nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhằm bảo vệ hệ thống pháp luật hải quan hiện đại, minh bạch mặt khác, là cơ sở để triển khai các nội dung khác của hiện đại hóa hải quan như hiện đại hóa bộ máy quản lý nhà nước, hiện đại hóa trang thiết bị, khoa hộc, công nghệ.

Xuất phát từ nguyên tắc xây dựng hệ thống pháp luật về hải quan đảm bảo: tính minh bạch, rõ ràng; tính ổn định; tính dự báo; tính linh hoạt luôn cập nhật các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tiên tiến nhất thì các quy định theo các hiệp ước quốc tế, cam kết quốc tế phải được chi tiết hóa thành các điều trong Luật Hải quan, các điều khoản luật phải được xây dựng ở mức độ chi tiết nhất có thể để tránh phải ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn. Đồng thời với việc bổ sung các nội dung về quản lý hải quan hiện đại, thủ tục hải quan điện tử thì hệ thống pháp luật pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cũng phải xây dựng theo hứng hiện đại hóa, đưa được các quy định sửa đổi, bổ sung của luật vào các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Ba là, pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải đủ mạnh và nghiêm khắc để bảo vệ, phòng ngừa, hạn chế vi phạm các quy định pháp luật hải quan.

Với vai trò là bộ phận cấu thành của pháp luật hải quan, pháp luật xử lý vi phạm hành chính về hải quan có nhiệm vụ đảm bảo cho hệ thống pháp luật hải quan được thực hiện ở mức cao, có các chế tài xử phạt rõ ràng, phát huy hiệu lực, hiệu quả, có tính phòng ngừa, răn đe và để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Qua thực tiễn công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cho thấy các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đều xâm phạm đến chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá, gian lận thuế, buôn lậu… ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh trong nước cũng như kinh tế đối ngoại. Vì vậy pháp luật xử lý vi phạm hành chính

trong lĩnh vực hải quan phải thực sự đóng vai trò là bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh kinh tế.

Bốn là, pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải tiếp tục kế thừa, giữ vững các thành tựu lập pháp về hành vi, nguyên tắc, thủ tục xử lý vi phạm hành chính nói chung, cũng như quy định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan đã được thời gian qua kiểm nghiệm là đúng đắn, chính xác, phù hợp với thực tiễn, có hiệu lực hiệu quả và tính ổn định cao.

Đây được coi là các quy định quan trọng, là nguồn trực tiếp của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, được biết trong thời gian tới (dự kiến năm 2007), Quốc hội sẽ ban hành Bộ luật xử lý vi phạm hành chính thay thế cho pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 hiện hành, đây sẽ là một trong những bộ luật quan trọng nhất mang cả tính lý luận và thực tiễn.

Năm là, pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải thường xuyên được hoàn thiện một cách linh hoạt, kịp thời và đồng bộ nhằm đáp ứng tính đa dạng của các loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu, đáp ứng được các nguyên tắc tụ do thương mại và bảo đảm sự bình đẳng của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xuất nhập khẩu; đồng thời, phải được xây dựng theo định hướng "mở" để tiếp tục hoàn thiện và phát triển.

Sáu là, pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải bảo đảm được thống nhất, minh bạch, đơn giản, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện và áp dụng. Hiện nay hệ thống các văn bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan gồm có Nghị định 138/2004/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; Thông tư 14/2005/TT-BTC ngày 16/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn nghị định trên. Thực hiện chủ trương xây dựng pháp luật của quốc hội, Chính phủ cần phải cụ thể hóa các nội dung có thể được trong luật, nghị định, hạn chế đến mức thấp nhất ban hành thông tư cũng như văn bản hướng dẫn dưới luật hoặc nghị định, thì các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cũng cần phải được tổng kết đánh giá trong quá trình thực hiện để đưa ra những nội dung thực hiện mang tính ổn định, thống nhất trong một văn bản có tính pháp lý cao hơn, tránh tình trạng phải hướng

dẫn quá nhiều nội dung của nghị định tại thông tư. Thực hiện được nội dung này, một mặt để minh bạch, công khai hóa các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, mặt khác cũng thể hiện được tinh thần cải cách hành chính, cải cách thể chế trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)