Hồi giáo du nhập vào Philippin

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đặc điểm của quá trình du nhập hồi giáo vào đông nam á (Trang 49 - 50)

Các tiểu quốc ở quần đảo Philippin đã có sự giao lu buôn bán với các Thơng nhân Arập vào khoảng thập niên cuối cùng của thế kỉ XIII và những thập niên đầu tiên của thế kỉ XIV. Nhiều tài liệu địa phơng nói tới một câu chuyện mang tính truyền thuyết là đã có bảy ngời anh em Hồi giáo đến khu vực này cải giáo cho các c dân bản xứ và là những ngời đầu tiên mang Hồi giáo tới vùng đất này. Các tài liệu nghiên cứu cho rằng: Bảy ngời anh em ở đây không phải là anh em theo nghĩa sinh học, mà chỉ là biểu tợng về bảy ngời Hồi giáo đã truyền bá tôn giáo của họ vào Sulu và Minđanao.

Bằng chứng về sự hiện diện của Hồi giáo ở quần đảo này là vào thế kỉ XIV, Raja Baguinda Ali của tiểu quốc Sumatra đã cùng với một vài vị đại quan công du tới vùng đất này và cho biết nơi đây đã có những c dân theo Hồi giáo. Dựa trên một số tài liệu ít ỏi khác cùng với các truyền thuyết, các dấu tích trong truyện kể và một số bia kí tìm đợc, các nhà nghiên cứu đã cố gắng khôi phục lại bức tranh quá khứ về quá trình Hồi giáo hoá ở Philippin một cách tơng đối nh sau: vào thế kỉ XIV, Hồi giáo bắt đầu du nhập vào các đảo miền nam Philippin làm xuất hiện các cộng đồng Hồi giáo đầu tiên. Những ngời truyền bá Hồi giáo đến đây là các thơng nhân Arập , ấn Độ và cả ngời Mã Lai Hồi giáo. Trớc khi ngời Tây Ban Nha tới đây thì tiểu quốc Hồi giáo đâu tiên đã xuất hiện trên quần đảo Sulu, sau đó đã có thêm nhiều tiểu quốc Hồi giáo khác ra đời trên quần đảo Philippin. Theo Salsila (sự tích ở các phả hệ) của đảo Sulu thì một ngời Hồi giáo Arập là Sarit Auhya Makhdum đã đến Sulu vào khoảng 1380 và là ngời đã từng đến cải giáo cho nhà vua Malacca Sultan Muhamad Shad vào một thời điểm không chính xác nào đó thuộc thế kỉ XIV trớc khi đến Sulu đã truyền bá đạo Hồi vào vùng này. Cũng theo Salsila thì một ngời Arập

Hồi giáo là Abu Bakar đã đến Sulu và cới con gái của Raja Baguinda làm vợ, sau đó đã đợc bố vợ truyền ngôi trở thành chủ nhân của hòn đảo này. Sau khi lên nắm chính quyền Abu Bakar đã thiết lập cộng đồng Hồi giáo theo kiểu Arập do ông làm Kalipha, ở cơng vị mới này Abu Bakar đã đa Hồi quốc Sulu phát triển lớn mạnh [4, 381].

Mặc dù Minđanao và Sulu gần gũi nhau về mặt địa lí nhng điều đáng ngạc nhiên là Hồi giáo du nhập vào hòn đảo này của Philippin lại không phải thông qua Sulu mà đến từ quần đảo Mã Lai. Salsila của Minđanao nói tới một Sharij Kabung Suan nào đó đã đến vùng đất này và lập nên một tiểu quốc Hồi giáo. Cũng giống nh ở Sulu, tiểu quốc Hồi giáo Minđanao đã đóng một vai trò rất lớn trong việc thiết lập một cộng đồng Hồi giáo lớn mạnh trên toàn hòn đảo. Từ Sulu và Minđanao, Hồi giáo tiếp tục lan toả ra các vùng lân cận ở quần đảo Philippin. Tuy nhiên trong quá trình Hồi giáo hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ ở Philippin thì thực dân Tây Ban Nha xuất hiện. Sự xâm lợc của thực dân Tây Ban Nha đã nhấn chìm làn sóng Hồi giáo hoá ấy ở Sulu và Minđanao nói riêng và toàn bộ quần đảo Philippin nói chung, buộc Sulu và Minđanao co lại vị trí ban đầu. Từ đó đạo Hồi ở Philippin chỉ tồn tại ở hai đảo Sulu va Minđanao cho đến nay.

Nh vậy, từ cuối thế kỉ XIV trở đi các đảo ở phía Nam Philippin đã theo Hồi giáo. Từ đây Hồi giáo đã bám rễ sâu bền và có những ảnh hởng rất lớn đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội của c dân Sulu và Minđanao.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đặc điểm của quá trình du nhập hồi giáo vào đông nam á (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w