Quá trình lan toả của Hồi giáo trên thế giới.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đặc điểm của quá trình du nhập hồi giáo vào đông nam á (Trang 37 - 39)

- Căn bản giáo lý đạo Hồ

2.1.2. Quá trình lan toả của Hồi giáo trên thế giới.

Sau khi ra đời, Hồi giáo phải trải qua một thời kì đấu tranh để xác lập vị trí. Hồi giáo ra đời ở Mecca nhng nó không đợc sự chấp nhận ngay của các bộ lạc ở đó vì một mặt những ngời cầm đầu các bộ lạc, các chủ nô giàu có sợ rằng việc truyền bá Hồi giáo sẽ phá vỡ việc thờ phụng các thần thánh địa phơng- mà việc này liên quan chặt chẽ đến việc buôn bán, kinh doanh; mặt khác những ngời lao động thất vọng vì tín ngỡng mới - Hồi giáo- không đáp ứng đợc nguyện vọng truớc mắt của họ, chỉ hứa hẹn chung chung về sự giải thoát ở thế giới bên kia.

Trớc tình trạng đó, tháng 7 năm 622, Môhamet và nhóm Hồi giáo ít ỏi phải lánh sang Ia-Xríp. Môhamet đổi tên Ia-Xríp thành Mê-đi-na (Medinat el

Nabi- Thành Phố của nhà Tiên Tri), năm 622 đợc coi là mở đầu kỉ nguyên Hồi giáo. Một hội thánh đợc thành lập ở Mê-đi-na mang tính chất một tổ chức siêu thị tộc, vừa đảm nhiệm chức năng tôn giáo, vừa đóng vai trò của tổ chức chính trị xã hội, tích cực chuẩn bị lực lợng quân sự để đánh chiếm Mecca.

Trong khoảng thời gian từ 622- 630, bằng những cuộc giao chiến quân sự kết hợp với những hoạt động về chính trị, ngoại giao năm 629 Môhamet thực hiện cuộc hôn nhân chính trị với con gái của Abusuphian một trong những lãnh tụ có quyền thế ở Mecca. Cuối cùng năm 630 Môhamet và những ngời Hồi giáo ở Mê-đi-na đã chinh phục đợc Mecca và truyền bá Hồi giáo vào các bộ lạc ở đó. Chiếm đợc Mecca những ngời Hồi giáo phá các tợng thần đền Ka-a-ba, chỉ giữ lại hòn đá đen làm biểu tợng thờ kính của ngời Hồi giáo.

Sau khi chiếm đợc Mecca, những ngời Hồi giáo mở các cuộc tấn công vũ trang đến các vùng khác của bán đảo Arập.

Khi các chiến thắng của đoàn quân Hồi giáo vẫn còn vang dội thì Môhamet đột ngột qua đời vào năm 632, thọ 62 tuổi. Sau khi Môhamet qua đời đã xẩy ra việc tranh giành quyền lực giữa những ngời thân cận ông, gây mầm mống của sự chia rẽ Hồi giáo thành các hệ phái.

Với việc xác lập đợc vị trí trong xã hội Arập, mặc dầu mâu thuẫn nội bộ găy gắt sau khi Môhamet qua đời nhng Hồi giáo vẫn liên tiếp tiến hành các cuộc viễn chinh, bắt đầu truyền bá Hồi giáo vào các dân tộc khác ở phía Đông nh: Si-ri, Ba T, Ai Cập, Tây Bắc ấn Độ, Bắc Trung Quốc; ở phía Tây đến các thành phố Bắc Phi, rồi vợt biển vào Tây Ban Nha, Châu Âu. Chỉ qua hơn một thế kỉ ngời Arập Hồi giáo đã làm chủ thực sự trên một vùng đất rộng lớn nối liền từ Phơng Đông sang Phơng Tây trong khi họ còn đang là một dân tộc “dã

man”. Tuy vậy, trớc những xứ sở có nền văn minh cổ đại rực rỡ và những nền

văn hoá đa dạng, ngời Arập đã biết lợi dụng sức mạnh của lỡi gơm và tôn giáo đã tạo ra một khuôn mặt chung cho cả vùng đất rộng lớn mới đợc chinh phục. Tuy nhiên đặc điểm lịch sử này lại dẫn đến việc hình thành t tởng lạc hậu bảo

thủ trong một bộ phận Hồi giáo, vì họ đã gạt bỏ những yếu tố tiến bộ tích cực về văn hoá, lối sống chỉ giữ lại những gì tơng ứng với văn hoá, lối sống Hồi giáo.

Trong khoảng thời gian từ thế kỉ VIII - IX Hồi giáo tiếp tục bành trớng sâu vào lục địa Châu Phi, mở sộng sang ấn Độ, Trung Quốc, Tây á, trung á. Thời kì này trung tâm Hồi giáo chuyển từ Đa-mat (Si- ri ngày nay) sang Bat-đa (Irắc ngày nay), vai trò của ngời Ba T vợt lên lấn lớt vai trò của ngời Arập Hồi giáo cũng đợc bổ sung nhiều yếu tố văn hoá của Ba T.

Từ thế kỉ XII – XVIII, Hồi giáo phải đơng đầu với hai thế lực: ở phía Tây là cuộc Thập Tự Chinh kéo dài hai thế kỉ từ năm 1096 – 1270 của Giáo Hội Cơ Đốc giáo và thế lực phong kiến Châu Âu; ở phía Đông là quân Nguyên Mông hùng mạnh và thiện chiến. Tuy nhiên kết cục, thế lực Hồi giáo không những không bị suy giảm mà càng đợc củng cố và mở rộng. Thời kì này vai trò của ngời Arập và ngời Ba T lu mò dần, vận mệnh của Hồi giáo chuyển sang tay ngời Thổ (Ture). Thế kỉ XV, một dòng ngời Thổ ở Tiểu á đã tiêu diệt Đế quốc Bi-dăng-tin lập lên đế quốc ốt- tô-man hùng mạnh tồn tại hơn ba thế kỉ, kéo theo nhiều nớc theo Hồi giáo.

Thế kỉ XIV, XV, XVI Hồi giáo đẩy mạnh việc truyền giáo sang Inđônêxia, Malaixia và các nớc khác trong khu vực Đông Nam á. Tuy nhiên từ thế kỉ XVIII trở đi Phơng Đông nói chung, các nớc Hồi giáo nói riêng đứng tr- ớc sự xâm lợc của chủ nghĩa t bản Phơng Tây. Năm 1798 Napôlêông chiếm Ai Cập mở đầu cho việc chinh phục thế giới Hồi giáo, đồng thời cũng là sự kiện chấm dứt những cuộc thánh chiến mở rộng ảnh hởng của chế độ Hồi giáo kéo dài suốt 10 thế kỉ.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đặc điểm của quá trình du nhập hồi giáo vào đông nam á (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w