Hồi giáo du nhập vào Đông Na má bằng phơng thức hoà bình

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đặc điểm của quá trình du nhập hồi giáo vào đông nam á (Trang 60 - 67)

- Hồi giáo du nhập vào Mianma

3.2. Hồi giáo du nhập vào Đông Na má bằng phơng thức hoà bình

Sự ra đời xác lập và phát triển của Hồi giáo đợc gắn bằng máu và nớc mắt, gắn liền với các cuộc chiến tranh và xung đột tôn giáo cũng nh nhà nớc đẫm máu. Đây là một đặc trng cơ bản cuả Hồi giáo mà hầu nh tất cả các nhà nghiên cứu chính trị, lịch sử, tôn giáo... trên thế giới đều phải thừa nhận.

Đạo Hồi nảy sinh trên một vùng đất khô cằn nằm giữa hai trung tâm văn hoá chính trị thời bấy giờ trong vùng là đế quốc Cơ Đốc giáo By-dăng-tin ở phía Tây và đế quốc Ba T thuộc triều đại Xát-xa-nit ở phía Đông, bên cạnh đó bán đảo Arập lại là xứ sở đa thần giáo. Bởi vậy, ngay từ khi mới ra đời Hồi giáo đã là cơ sở để tập hợp các bộ lạc trên bán đảo Arập chống lại sự tấn công của hai đế quốc lớn trên và các tôn giáo khác. Trong kinh Koran của ngời Hồi giáo nhiệm vụ “thánh chiến” bắt buộc mọi tín đồ phải tuân theo và coi nh nghĩa vụ thiêng liêng là phải chiến đấu để bảo vệ tôn giáo hay tấn công để dẫn dắt mọi ngời tiến lên trên đờng phục tùng Thợng Đế. Các cuộc thánh chiến đầu tiên xảy ra khi Đấng Tiên Tri Môhamet lãnh đạo giáo dân chống lại các cuộc tấn công và bao vây của Mecca. Về sau khi đế quốc Arập Hồi giáo ra đời đã tiến hành hàng loạt các cuộc chinh phục để cớp bóc của cải để mở rộng lãnh thổ của mình. Hồi giáo cùng với quá trình đó đã làm chủ toàn bộ bán đảo Arập, lan rộng sang Bắc Phi, Trung á, Nam Âu, Trung Âu,...Trong khi đó ở phơng Đông xa xôi, Hồi giáo đã xâm nhập tới tận Trung Quốc, ấn Độ thông qua các cuộc tấn công xâm lấn của các bộ lạc du mục theo Hồi giáo (Ngời Trung Quốc gọi họ là ngời Hồi Hột). Đặc biệt với việc xác lập sự thống trị của triều Nguyên và vơng triều Hồi giáo Delhi, sau đó là vơng triều Hồi giáo Môgôn thì đạo Hồi lại càng xâm nhập mạnh mẽ hơn vào xã hội và văn hoá của hai nền văn minh lớn của thế giới này.

Đặc trng này đã tạo nên bản chất “hiếu chiến” của Hồi giáo so với các tôn giáo lớn khác trên thế giới.

Tuy nhiên đặc trng đó lại không đợc phản ánh rõ nét trong quá trình du nhập Hồi giáo vào Đông Nam á . Điều đặc biệt của quá trình Hồi giáo lan tảo

đến khu vực vực Đông Nam á xa xôi, khác với tất cả các khu vực khác trên thế giới là Hồi giáo đến Đông Nam á bằng phơng thức hoà bình: “Điều rõ ràng là

khi Hồi giáo đến Đông Nam á, đã không có chiến tranh tôn giáo xảy ra ,trừ một vài cuộc đụng độ nhỏ không đáng kể ở Philippin [4, 371]. Điều này đợc

lý giải nh sau:

Thứ nhất, chúng ta có thể suy ra từ đặc điểm đầu tiên: Do Hồi giáo đợc truyền vào Đông Nam á thông qua con đờng thơng mại hàng hải. Hồi giáo do các thơng nhân vợt hàng vạn lí đờng biển mang đến. Bởi vậy, những giáo lí, giáo luật khắt khe của tôn giáo nguyên thuỷ đã bị sóng nớc lênh đênh “nhào

nặn” làm cho “mềm mại” hẳn đi. Hơn nữa, ngời mang Hồi giáo đến Đông Nam

á lúc này là với cơng vị ngời đến giao thơng để cùng có lợi chứ không phải mang t thế của ngời vừa giành thắng lợi trên chiến trờng để áp đặt tôn giáo. Mặt khác, trên thực tế Hồi giáo đến Đông Nam á khi mà đế quốc Hồi giáo ở Trung Đông đã suy yếu, không còn đủ khả năng cũng nh sức mạnh để các đoàn quân Hồi giáo vợt trùng khơi đem lỡi gơm đến áp đặt tôn giáo ở khu vực này.

Trong khi đó, xét về mặt bản chất Hồi giáo vào thời điểm này tiến bộ hơn so với các tôn giáo khác cùng thời. Khi đến Đông Nam á, Hồi giáo đợc xem là một tôn giáo đơn giản, bình đẳng của dân chúng đối lập với ấn Độ giáo – là tôn giáo của vua chúa và hệ thống đẳng cấp khắt khe, cũng nh Phật giáo là tôn giáo không phù hợp với nền văn hoá ngoại thơng. Mặt khác, Hồi giáo lại dễ thích ứng với các tín ngỡng, tôn giáo của địa phơng – khi du nhập vào Đông Nam á nó “có xu hớng tha thứ các tập quán và tín ngỡng không hợp lệ

với luật tục khắt khe của Islam giáo chính thống” [19, 336]. Do đó, Hồi giáo

làm cho các c dân Đông Nam á thấy dễ gần gũi, dễ tiếp xúc, có lợi cho mình nên đã dần chấp nhận và tự nguyện đi theo. Các vơng triều phong kiến thì không cảm thấy lo sợ mất quyền lợi, địa vị khi tiếp thu tôn giáo này. Vì thế,

trong quá trình Hồi giáo hoá đã không có một cuộc chiến tranh tôn giáo nào xảy ra. Thực tế lịch sử đã chứng minh điều đó.

Thực vậy, không hề có một thế lực bên ngoài nào vào xâm chiếm các n- ớc trong khu vực Đông Nam á để cỡng ép c dân địa phơng cải giáo theo đạo Hồi. Mà Hồi giáo đã theo chân các thơng nhân Arập, ấn Độ, Ba T, Trung Quốc đến các cảng biển ở khu vực Đông Nam á để buôn bán và theo tập quán sinh hoạt tôn giáo của mình, họ đã truyền bá Hồi giáo cho các c dân địa phơng. Đầu tiên theo các nhà nghiên cứu thì các thơng gia Hồi giáo đã đến Inđônêxia và Malaixia buôn bán, định c và kết hôn với các phụ nữ địa phơng, đặc biệt là con em các gia đình quý tộc. Giới quý tộc ngời bản địa từ lâu đã ngỡng mộ và thèm khát sự giàu có của phơng Tây do đó đã sẵn sàng mở cửa chào đón và kết thân với các thơng gia Hồi giáo và tiếp nhận tôn giáo của họ [ 13, 25]. Trong khi đó, lúc này các triều đình phong kiến bản địa nh: Srivijaya, sau đó là Majopahit ch- a quan tâm lắm đến vai trò và ảnh hởng của Hồi giáo. Cho nên quá trình trao đổi, buôn bán và truyền giáo của các thơng nhân ngoại quốc diễn ra ở các tiểu quốc ven biển hết sức thuận lợi vì không có sự can thiệp của các đế chế trên. Từ đó, các tiểu quốc thuộc Inđônêxia ngày nay đã dần hình thành các cộng đồng Hồi giáo lớn mạnh. Từ đây các Sultanate đợc thành lập vừa để bảo vệ công việc buôn bán vừa để phát triển tôn giáo ra các vùng xung quanh và vào sâu trong đất liền. Cứ nh vậy, các Sultanate lớn mạnh dần lên tiến đến áp chế các vơng triều trớc đây khống chế họ. Kết quả là từ thế kỷ XIII - XIV, một số khu vực trên đất Inđônêxia ngày nay mà tiêu biểu là Pasai đã trở thành tiểu quốc Hồi giáo. Pasai chính là “ Trung tâm truyền bá tôn giáo quan trọng đầu

tiên của tôn giáo mới ở Đông Nam á” [19, 321]. Trong khi đó Malaixia đợc cải giáo muộn hơn, vào thế kỷ XV. Việc truyền giáo vào Malaixia cũng không thấy có dấu hiệu của bạo lực, chiến tranh mà tơng đối hoà bình, nhng lại khá rầm rộ. Nh đã trình bày ở chơng 2 về quá trình du nhập Hồi giáo vào Malaixia,

theo “Truyện sử Melayu” (Sejrah Melayu), nhà lãnh đạo của bang Malacca là M. Iskander Shah (1414- 1424) là ngời đầu tiên truyền bá và mở rộng phạm vi Hồi giáo trên toàn bộ bán đảo Malacca. Từ đây Malacca không những là một trung tâm buôn bán quan trọng mà còn là một trung tâm truyền giáo lớn nhất ở Đông Nam á thời bấy giờ. Các tiểu quốc khác coi Malacca là tấm gơng, là chỗ dựa về kinh tế – chính trị – quân sự và tinh thần của họ. Mới đầu các tiểu quốc miền duyên hải phía bắc Đêmác, Tuban, Madina, Surabaja...đi vào quỹ đạo buôn bán với Malacca, rồi dần dần bị lệ thuộc về tinh thần và trở thành các tiểu quốc Hồi giáo. Qua mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Malacca và các cảng phía bắc Giava, Hồi giáo đã đến khu vực này. Cũng bằng con đờng doanh thơng Hồi giáo từ Malacca đã đến Terengganu, Pattani, Kelantan, Siak, Kalimatan. Các Sultan của Malacca thấy rõ Hồi giáo là vũ khí sắc bén, giúp họ tạo dựng một cộng đồng Hồi giáo lớn để thực hiện ý đồ bành trớng lãnh thổ và truyền bá văn hoá của mình, đã tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ các tiểu quốc đấu tranh thoát khỏi quyền lực của vơng quốc Phật giáo – ấn Độ giáo Majopahit để giành độc lập với điều kiện các tiểu quốc đó phải quy theo Hồi giáo. Hơn nữa, tớc hiệu Sultan của Hồi giáo và sự thành công của Malacca chính là cơ sở lôi cuốn giới quý tộc của các tiểu quốc khác cải giáo, tạo cơ hội cho Hồi giáo phát triển mạnh mẽ [13, 26]. Từ đây Hồi giáo đã không chỉ mau chóng đến hầu hết các bang của Malaixia ngày nay mà còn lan rộng sang cả các quốc gia trong khu vực từ hải đảo đến lục địa.

Khi nghiên cứu về quá trình du nhập Hồi giáo vào Philippin, tuy rằng còn có những yếu tố truyền thuyết mơ hồ do thiếu cơ sở tài liệu nhng các nhà nghiên cứu cũng không hề thấy các cuộc xung đột tôn giáo lớn nào xảy ra. Mà dựa vào Salsila (sự tích các phả hệ) của đảo Sulu thì một ngời Hồi giáo Arập tên là Sarij Auliya Makhdum nào đó đã đến truyền bá Hồi giáo ở Sulu vào khoảng năm 1380. Ông ta cũng chính là ngời đã từng cải giáo cho vua Malacca Sultan Muhammad Shah trớc đó. Hay nh một Raah Baguinda nào đó đã từ

Menang Kabau, Borneo đến Sulu, rồi Abu Bakar cũng đã đến đây và cới con gái của Raah Baguinda làm vợ và trở thành ngời kế vị vị vua này trên quần đảo. Abu Bakar đợc ghi nhận là có công đầu đa Hồi giáo đến Sulu và cũng đóng góp lớn trong việc bảo vệ và phát triển Hồi giáo trong tiểu quốc của mình. Trong khi đó ở Mindanao thì cũng theo Salsila địa phơng một Sharij Kabung Suan nào đó đã đến và thành lập tiểu quốc Hồi giáo ở đây (Sultanate Maguendanao) giống nh tiểu quốc của Abu Bakar ở Sulu. Điều đó cho thấy Hồi giáo đợc truyền bá đến Philippin là do công lao của cá nhân chứ không phải do một đội quân hùng hậu mang đến. Những cá nhân tín đồ Hồi giáo ấy đã dần chiếm đợc địa vị trong xã hội để rồi c dân bản địa tự nguyện tin theo họ, tin theo tôn giáo mới mà không hề có sự áp đặt bằng sức mạnh vũ lực đối với ngời bản xứ.

ở Đông Nam á lục địa, các cộng đồng Hồi giáo cũng đợc thiết lập ở Mianma, Thái Lan ,Việt Nam, Campuchia. Tuy nhiên các cộng đồng Hồi giáo ở khu vực này chỉ là những cộng đồng dân c thiểu số, không phát triển mạnh mẽ nh ở các nớc Đông Nam á hải đảo. Bởi vì khi tới đây Hồi giáo đã vấp phải một lực cản lớn từ Phật giáo và nền văn hoá Phật giáo – ấn Độ giáo ở đây. Tuy thế không có nghĩa là khi Hồi giáo đến đây đã nảy sinh các cuộc chiến tranh tôn giáo giữa Hồi giáo với Phật giáo và ấn Độ giáo hay các cuộc xung đột kiểu nh vậy.

Thực tế lịch sử (nh đã trình bày ở chơng 2) thì bốn tỉnh Hồi giáo phía nam Thái Lan là Pattani, Narathivat, Yala và Satun chính là kết quả của lịch sử, ngời Thái tiến xuống phía nam và thành công trong việc thôn tính các tiểu quốc của ngời Mã Lai. Vì vậy quá trình Hồi giáo hoá khu vực này gắn liền với quá trình Hồi giáo hoá của Malaixia và Inđônêxia. Có nghĩa là đã bắt đầu từ nhiều thế kỷ trớc. Vào thế kỷ XIV vơng quốc Pattani đã tiếp nhận Hồi giáo do các th- ơng nhân Hồi giáo đang c trú ở Sumatra và Malacca truyền đến. Điều này phù hợp với điều kiện cũng nh bối cảnh chung của quá trình du nhập đạo Hồi vào khu vực. Cần phải nói thêm rằng đây chính là giới hạn cuối cùng của Hồi giáo

truyền vào lục địa Đông Nam á bởi vì lúc này nó đã vấp phải lực cản của Phật giáo – tôn giáo đã thấm sâu rộng vào trong lòng xã hội – văn hóa của ngời Thái. Do đó nó không thể tiếp tục tiến lên đợc nữa.

ở Việt Nam, ngời Chăm là cộng đồng theo Hồi giáo và do điều kiện lịch sử đã hình thành hai cộng đồng Hồi giáo khác nhau Chăm Bàni (đạo Hồi cũ) và Chăm Islam (đạo Hồi mới). Qua phần trình bày khái quát ở chơng 2, chúng ta thấy rõ việc hình thành nên các cộng đồng Hồi giáo này là do các biến cố lịch sử, ngời Chăm lu tán sang các nớc xung quanh đặc biệt là do tiếp xúc với ngời Mã Lai theo Hồi giáo nên đã chịu ảnh hởng sâu sắc của họ và quyết định cải giáo bỏ đạo Bàlamôn theo đạo Hồi, sau đó trở về tiếp tục truyền giáo cho đồng bào mình khiến cho đạo Hồi xâm nhập khá sâu sắc vào xã hội của ngời Chăm.

Trong khi đó ở Mianma, tuy rằng khác với các nớc Đông Nam á còn lại ở lục địa - Hồi giáo du nhập vào từ Inđônêxia và Malaixia, Hồi giáo truyền vào Mianma từ ấn Độ. Nhng rõ ràng đó cũng là quá trình lan toả tự nhiên bởi vì các khu vực tây bắc của Mianma vốn có quan hệ giao lu buôn bán lâu đời với khu vực Bengal (Đông ấn Độ). Do đó các thơng nhân Hồi giáo ấn Độ đến Mianma sinh sống làm ăn tiếp xúc với c dân địa phơng, lâu dần đã truyền bá tôn giáo của mình cho họ, tạo nên các cộng đồng Hồi giáo ở đây. Hay trong thời kỳ Mianma bị thực dân Anh xâm luợc sau đó sáp nhập vào ấn Độ thì đã xuất hiện một làn sóng di c tị nạn của ngời Hồi giáo ấn Độ sang Mianma, làm cho cộng đồng Hồi giáo ở nớc này đông thêm.

Nh vậy thì rõ ràng cũng giống nh đối với khu vực hải đảo, ở các nớc Đông Nam á lục địa Hồi giáo xâm nhập vào cũng chính là do tiếp xúc lịch sử giữa các c dân và các nền văn hoá địa phơng hoặc ngoại lai theo Hồi giáo. Sự tiếo xúc này hoàn toàn là tự nhiên và mang tính chất hoà bình. Nếu nói rằng Hồi giáo xâm nhập vào Đông Nam á lục địa là hoàn toàn thuận lợi là không

đúng bởi vì nó đã phải chịu sự ngăn cản rất lớn của nền văn hoá Phật giáo – ấn giáo có lịch sử tồn tại lâu bền và sâu đậm trong các nền văn hoá bản địa. Bên cạnh đó còn có một lý giải hết sức thú vị đó là Hồi giáo là tôn giáo của các thơng gia, hệ thống giáo lý và thực hành nghi lễ của nó đơn giản hơn nhiều so với Phật giáo và ấn giáo. Bởi vậy, nó chỉ thích hợp nhất đối với các nền văn hoá mà hoạt động kinh tế thiên về thơng nghiệp, buôn bán. Mà so với Đông Nam á lục địa thì Đông Nam á hải đảo chính là nơi mà các hoạt động kinh tế thơng nghiệp diễn ra hết sức sôi động. C dân Đông Nam á hải đảo là những ngời rất thành thạo về đi biển, về gió mùa...Từ lâu ở Đông Nam á hải đảo đã hình thành lên các cảng thị buôn bán sầm uất, tập trung rất nhiều hàng hoá của các trung tâm văn minh trên thế giới: Trung Quốc, La Mã, Ai Cập, ấn Độ ... còn ở lục địa Đông Nam á, hoạt động kinh tế chủ yếu là anh tác nông nghiệp (trồng lúa nớc), ngoại thơng cũng có nhng chỉ nhỏ giọt ở một số vùng ven biển mà thôi. Bởi vậy thực tế là Hồi giáo chỉ xâm nhập và tồn tại đợc ở các khu vực ven biển mà không thể đi sâu hơn nữa vào lục địa Đông Nam á. Tuy thế cũng có thể thấy rõ rằng: mặc dù có sự đối kháng lẫn nhau giữa Hồi giáo với Phật giáo và ấn giáo nhng sự đối kháng ấy cha đa đến mức của những cuộc xung đột vũ trang lớn.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đặc điểm của quá trình du nhập hồi giáo vào đông nam á (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w