Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của văn hóa DOANH NGHIỆP đến sự gắn bó của NHÂN VIÊN với tổ CHỨC tại CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY HUẾ (Trang 56 - 59)

Bảng 17: Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy ANOVAb Mô hình Tổng bình phương Df Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi qui 14,149 4 3,537 51,657 0,000 a Dư 9,792 143 0,068 Tổng 23,940 147 (Nguồn: Kết quả xử lý)

Kết quả kiểm định với giá trị Sig. của F = 0,000 nhỏ hơn 0,05 (với mức độ tin cậy là 95%) nên đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy điều này có nghĩa là kết hợp của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được thay đổi của biến phụ thuộc hay nói cách khác có ít nhất một biến độc lập nào đó ảnh hưởng đến biến

phụ thuộc. Mô hình hồi quy xây dựng là đảm bảo độ phù hợp, các biến độc lập có thể giải thích tốt cho biến phụ thuộc trong mô hình và có thể suy diễn mô hình này thành mô hình của tổng thể.

Phân tích hồi quy bội được thực hiện với 4 biến độc lập. Và phân tích được thực hiện bằng phương pháp đưa vào cùng một lúc (Enter). Qua phân tích số liệu ta thu được bảng sau:

Bảng 18: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter hình Hệ số không chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa T Mức ý nghĩa Thống kê cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Độ chấp nhận của biến Hệ số phóng đại phương sai 1 Hằng sốX1 0,6820,333 0,2280,053 0,401 2,9946,342 0,0030,000 0,717 1,395 X2 0,197 0,047 0,253 4,226 0,000 0,801 1,249 X3 0,134 0,049 0,162 2,716 0,007 0,803 1,245 X4 0,167 0,043 0,234 3,884 0,000 0,786 1,272

a. Biến phụ thuộc: Sự gắn bó của nhân viên với tổ chức.

(Nguồn: Kết quả xử lý)

Như vậy, dựa vào bảng trên ta có phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa

sự gắn bó của nhân viên với tổ chức đối với các nhân tố: Phần thưởng và sự công nhận, Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị, Làm việc nhóm và giao tiếp trong tổ chức, Định hướng kế hoạch trong tương lai được thể hiện qua đẳng thức sau:

Y = 0,682 + 0,333X1 + 0,197X2 + 0,134X3 + 0,167X4 + e

Hay:

Trong đó:

SGB : Sự gắn bó của nhân viên với tổ chức.

PTCN : Phần thưởng và sự công nhận.

CSQT : Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị.

LVN&GT : Làm việc nhóm và giao tiếp trong tổ chức.

DHKH : Định hướng kế hoạch trong tương lai.

e : Sai số ước lượng.

Giải thích ý nghĩa của mô hình:

- Hệ số β0 = 0,682 nghĩa là trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, mức độ tác động chung của các nhân tố trên đến sự gắn bó của nhân viên là 0,682.

- Hệ số β1 = 0,333 nghĩa là khi phần thưởng và sự công nhận được đẩy tăng lên một đơn vị thì sự gắn bó của nhân viên tăng lên 0,333 đơn vị, đây là mối quan hệ cùng chiều, trong trường hợp không có sự ảnh hưởng của các biến độc lập khác.

- Hệ số β2 = 0,197 nghĩa là khi sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị được đẩy tăng lên một đơn vị thì sự gắn bó của nhân viên tăng lên 0,197 đơn vị, đây là mối quan hệ cùng chiều, trong trường hợp không có sự ảnh hưởng của các biến độc lập khác.

- Hệ số β3 = 0,134 nghĩa là khi làm việc nhóm và giao tiếp trong tổ chức được đẩy tăng lên một đơn vị thì sự gắn bó của nhân viên tăng lên 0,134 đơn vị, đây là mối quan hệ cùng chiều, trong trường hợp không có sự ảnh hưởng của các biến độc lập khác.

- Hệ số β4 = 0,167 nghĩa là khiđịnh hướng kế hoạch trong tương lai được đẩy tăng lên một đơn vị thì sự gắn bó của nhân viên tăng lên 0,167 đơn vị, đây là mối quan hệ cùng chiều, trong trường hợp không có sự ảnh hưởng của các biến độc lập khác.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của văn hóa DOANH NGHIỆP đến sự gắn bó của NHÂN VIÊN với tổ CHỨC tại CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY HUẾ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w