Khái niệm về năng lực tự học SGK

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp sử dụng sách giáo khoa trong dạy học phần sinh vật và môi trường sinh học 9 THCS (Trang 26 - 29)

9. Cấu trúc luận văn

1.1.2.2. Khái niệm về năng lực tự học SGK

* Khái niệm tự học

Cĩ rất nhiều quan niệm khác nhau về tự học:

+ Theo Bolhuis và Garison, tự học tức người học phải là người chủ cĩ trách nhiệm và tự quản lí việc học của mình. Tự học tích hợp việc quản lí với tự kiểm sốt, đĩ chính là quá trình mà người học tự theo dõi, đánh giá và điều chỉnh chiến lượt nhận thức của mình.

+ Trong tự học việc kiểm sốt chuyển dần từ GV sang HS. HS phải thể hiện tính độc lập cao trong việc đưa ra mục tiêu và quyết định nội dung học cũng như biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ học tập( Lyman 1997; Morow, Sharkey và Firestone 1993)

+ Trong tự học GV chỉ nâng đỡ HS bằng cách làm cho việc học trở nên rõ ràng. GV đưa ra mơ hình của chiến lượt học tập và làm việc của HS, vì thế HS phát triển được khả năng làm việc một mình( Bolhuis 1996; Corno 1992; Leal 1993)

+ Tuy nhiên, tự học lại cĩ tính cộng tác cao. Trong tự học, HS thường cộng tác chặt chẽ với GV và với bạn học cùng lớp (Guithrie; Alao và Rinehar 1997; Temple và Rodeto 1995)

+ Tự học phát triển kiến thức nhất định cũng như chuyển kiến thức sang các hồn cảnh mới. Tự học là cầu nối giữa kiến thức ở nhà trường với các vấn đề thực tế của xã hội bằng cách xem xét người khác học thế nào trong cuộc sống hằng ngày(Bolhuis 1996; Temple và Rodeto 1995).

Ở Việt Nam một số nhà giáo dục đã đưa ra một số quan niệm về tự học như sau:

+ Theo GS Nguyễn Cảnh Tồn thì: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp….), và cĩ khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng cơng cụ) cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, cĩ chí tiến thủ, khơng ngại khĩ, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lịng say mê khoa học…) để chiếm lĩnh

một lĩnh vực hiểu biết nào đĩ của nhân loại, biến lĩnh vực đĩ thành sở hữu của mình”. [32]

+ Theo tác giả Nguyễn Như An: “Tự học, tự đào tạo, tự lực trong cơng tác học tập là yếu tố quan trọng và là nguyên nhân bên trong trực tiếp tác động đến chất lượng đào tạo”. [2]

+ Theo tác giả Lưu Xuân Mới: “Tự học là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ngồi lớp, theo hoặc khơng theo chương trình và SGK đã được qui định ”. [17]

* Năng lựctự học:

NLTH được hiểu là khả năng HS tự khám phá được kiến thức, kĩ năng theo mục đích nhất định dưới sự hướng dẫn của GV.

Kết quả tự học cao hay thấp là phụ thuộc NLTH của mỗi cá nhân. Mỗi người cĩ một cách học khác nhau. Cách học ở đây là cách tác động của người học đến đối tượng học. Cĩ 2 cách học cơ bản:

+ Dựa theo mơ hình Pavlop: cách học do người dạy áp đặt, cĩ phần thụ động.

+ Dựa theo mơ hình Skinner: người học tự mị mẫm, lựa chọn cách học, tự mình tìm ra kiến thức, là cách học chủ động theo cách thử đúng, sai.

Cĩ thể nĩi học cách học, học phương pháp học chính là học cách tự học bằng NLTH của mình. NLTH luơn tiềm ẩn trong mỗi con người, là nội lực phát triển của bản thân mỗi người học. Khi người học biết cách tổ chức, thu thập, xử lí thơng tin và tự kiểm tra, tự điều chỉnh khi làm việc với các nguồn tri thức khác nhau nghĩa là đã nắm được phương pháp học để học trên lớp và tự học.

Theo Nguyễn Kỳ, trong bất cứ con người Việt Nam nào trừ những người bị khuyết tật, tâm thần – đều tiềm ẩn một năng lực, một tài nguyên quốc gia vơ cùng quí giá đĩ là năng lực tự tìm tịi, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề thực tiễn, tự đổi mới, tự sáng tạo trong cơng việc hàng ngày gọi chung là NLTH sáng tạo.[ 19]

+ Năng lực nhận biết, tìm tịi, phát hiện vấn đề. + Năng lực giải quyết vấn đề.

+ Năng lực xác định kết luận đúng (kiến thức, cách thức, giải pháp, biện pháp…) từ quá trình giải quyết vấn đề.

+ Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn hoặc nhận thức kiến thức mới.

+ Năng lực đánh giá và tự đánh giá.

Năm năng lực trên vừa đan xen nhưng vừa tiếp nối nhau tạo nên NLTH ở HS.

* Năng lực tự học SGK

Tự học SGK là quá trình HS thực hiện các thao tác với SGK để tự mình chiếm lĩnh nội dung học tập.

Theo I.F. Khavlamop: “Bản chất của hoạt động độc lập nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo là ở chỗ việc nắm vững kiến thức mới được thực hiện độc lập đối với từng HS thơng qua đọc sách cĩ suy nghĩ kĩ tài liệu nghiên cứu, thơng hiểu các sự kiện, các ví dụ nêu ra trong sách và các kết luận khái quát hố từ các sự kiện và ví dụ đĩ.”[36]

Đối tượng nhận thức của HS khi làm việc với SGK là các nguồn tri thức được diễn đạt bằng các hình thái ngơn ngữ khác nhau như kênh chữ, kênh hình, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu. Do đĩ, khi làm việc với SGK, HS cần cĩ các kĩ năng cơ bản mới chiếm lĩnh được kiến thức đồng thời cĩ được phương pháp hoạt động sáng tạo trong nhận thức. Vì rằng, ít trường hợp kiến thức đến trực tiếp ngay với người học mà người học khơng phải động não gì lắm, chỉ cần nghe, nhìn, hiểu, phần lớn phải trải qua một quá trình học phức tạp với những thao tác tư duy cần thiết được rèn luyện thành thạo.

Làm việc độc lập với sách là một năng lực cần thiết cho mọi người để cĩ thể học suốt đời vì thật khĩ mà luơn cĩ thầy bên cạnh, cịn sách thì cĩ dễ dàng hơn.

- Tự học cĩ hướng dẫn

Là hình thức tự học để chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng tương ứng dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.

Cĩ 2 mức độ:

+ Người học cĩ SGK và cĩ thêm những ơng thầy ở xa hướng dẫn, nghĩa là vẫn cĩ các quan hệ trao đổi thơng tin giữa thầy và trị dưới dạng phản ánh thắc mắc, làm bài, chấm bài….

+ Người học cĩ SGK và cĩ thầy giáp mặt, hướng dẫn cách học để tự khám pha kiến thức, kĩ năng mới. Nội dung luận văn sẽ nghiên cứu ở mức độ này.

- Tự học hồn tồn (học với sách, khơng cĩ thầy bên cạnh)

Là hình thức tự học, tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành khơng cĩ sự hướng dẫn của GV.

Tuy nhiên vẫn cĩ sự liên hệ giữa người học và ơng thầy – tác giả của sách một cách gián tiếp thơng qua sách. Do đĩ, biết cách đọc sách chính là biết “hỏi sách”, những chỗ cịn thắc mắc chưa hiểu thì biết tìm thêm những loại sách nào nữa để đọc. Khi đọc sách, người học phải biết lựa chọn những chương nào, trang nào đĩ để đọc, sau đĩ tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng, ghi chép lại những điều cần thiết, biết viết tĩm tắt, lập dàn ý, đề cương từ những phần mình đã đọc được. Bên cạnh đĩ, người học cũng phải biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện.

Như vậy, biết cách tự học sách là điều kiện khơng thể thiếu để tự học hồn tồn, tự học suốt đời. Đây là một hoạt động địi hỏi phải cĩ tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao thì mới đạt được kết quả. Do đĩ, tự học rất gắn bĩ với quá trình tự GD để cĩ được những nét tính cách trên.

Vì vậy, phải học một cách hệ thống với thầy, rồi với sách và ngày nay cách học đĩ phải dẫn tới việc thơng minh, sáng tạo vì khi nắm chắc các kiến thức cơ bản, cĩ hệ thống rồi thì nhờ NLTH sẽ tìm được nhiều kiến thức mới.

Tĩm lại: NLTH SGK là năng lực tự chiếm lĩnh kiến thức từ SGK.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp sử dụng sách giáo khoa trong dạy học phần sinh vật và môi trường sinh học 9 THCS (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w