Các năng lực tự học SGK cần cĩ của HS

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp sử dụng sách giáo khoa trong dạy học phần sinh vật và môi trường sinh học 9 THCS (Trang 29 - 33)

9. Cấu trúc luận văn

1.1.2.3. Các năng lực tự học SGK cần cĩ của HS

* Năng lực thu nhận thơng tin từ SGK

Năng lực thu nhận thơng tin từ SGK là khả năng HS biết định hướng và chọn lọc ra được những thơng tin chính, bản chất từ nội dung kiến thức trình bày trong SGK để giải quyết mục tiêu học tập.

Để định hướng thu nhận thơng tin thật cụ thể, chính xác, HS cần xác định rõ mục tiêu học tập được cụ thể hĩa bằng những chỉ dẫn hoạt động nhận thức trong quá trình làm việc với tài liệu.

Hiện tại SGK khơng trình bày mục tiêu, vì vậy để HS tiết kiệm được thời gian, khi hướng dẫn cho HS ngay từ khi chuẩn bị, GV cần giúp HS xác định được mục tiêu chung của bài và gợi ý để HS tiếp tục xác định các mục tiêu cụ thể.

Khi đã nắm vững mục tiêu bài học, HS tiến hành làm việc với sách bằng việc đọc lướt sau đĩ đọc kĩ. Để chuẩn bị cho bài học mới, GV thường yêu cầu HS đọc trước bài trong SGK nhưng rất ít GV quan tâm hướng dẫn khâu này. GV chỉ yêu cầu HS đọc lướt qua để nắm bắt nội dung chính chứ chưa đi vào chi tiết. Đơi khi cần đọc lướt cả chương hoặc một cụm bài để tìm hiểu cấu trúc chung của tài liệu, trên cơ sở đĩ xác định được vị trí, ý nghĩa của bài học sắp tới, do đĩ hiệu quả đi sâu vào bài học được nâng lên.

Nếu biết ghi nhớ những điểm quan trọng trong tài liệu thì kiến thức thu nhận mới cĩ giá trị. Muốn làm được điều đĩ, HS phải cĩ cách thu nhận thơng tin đọc được bằng các cách khác nhau: đánh dấu vào những chỗ quan trọng trong sách, trích ghi, ghi tĩm tắt, lập dàn ý, đề cương…..Kĩ năng ghi chép thơng tin khi làm việc với SGK rất quan trọng vì nĩ giúp người đọc tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng việc. Kĩ năng ghi chép thơng tin thể hiện ở một số mặt sau:

+ Đánh dấu vào SGK: HS dùng bút gạch chân hoặc bút dấu bằng mực màu nhằm làm nổi bật những câu, những đoạn trong SGK.

+ Lập dàn ý: Dàn ý là một tổ hợp các đề mục chứa đựng những ý cơ bản cĩ trong bài học. Các phần của dàn ý là các đề mục trong SGK hoặc do người đọc xây dựng trên cơ sở chi tiết hố từng mục trong SGK. Dàn ý cĩ thể ở dạng khái quát hay chi tiết. Mỗi mục nhỏ cĩ giới hạn tương đối và chứa đựng một “liều lượng” nội dung

trọn vẹn. Để lập được dàn bài cần tách ra các ý chính, sau đĩ thiết lập giữa chúng mối quan hệ và trên cơ sở đĩ lựa chọn đề mục cho từng phần nhỏ. Quan hệ giữa các phần nhỏ với các phần lớn hơn là quan hệ giữa bộ phận với tồn thể, giữa cái riêng và cái chung.

+ Đề cương: là sự cụ thể hố một bước của dàn ý: trong từng mục của đề cương cịn cĩ cả nội dung các luận điểm cơ bản, đoạn trích, lời bình luận hay nhận xét. Về mức độ cĩ thể lập đề cương tĩm tắt hoặc đề cương chi tiết, là xây dựng những ý cơ bản của bài đọc được tĩm tắt lại. Đề cương cũng theo các đề mục đã nêu trong dàn bài nhưng trình bày các đối tượng, hiện tượng nghiên cứu một cách ngắn gọn.

+ Trích ghi và ghi tĩm tắt: là những cách ghi chép thơng tin phổ biến và cũng rất quan trọng. Ghi tĩm tắt và ghi đại ý là một cách ghi tổng hợp mang tính khoa học cao nhất, địi hỏi các thao tác tư duy của người học như: phân tích, tổng hợp, khái quát hố, hệ thống hố…..Như vậy, khi hình thành và phát triển năng lực thu nhận thơng tin qua SGK, HS sẽ xác định đúng được mục tiêu và cĩ cách thu nhận thơng tin đọc được dưới nhiều hình thức khác nhau.

*Năng lực xử lí thơng tin từ SGK.

Năng lực xử lí thơng tin qua kênh hình, kênh chữ từ SGK là khả năng sử dụng các thơng tin thu nhận được vào việc giải quyết các mục tiêu học tập. Sau khi thu nhận được các thơng tin từ SGK, căn cứ vào mục tiêu học tập, HS nghiên cứu kĩ lại những chỗ đánh dấu hoặc đã ghi chép được trong những lần đọc trước. Khi nghiên cứu, HS cần phối hợp thu nhận thơng tin từ 3 kênh: chữ, số, và hình và phân loại chúng. Đĩ là sự phân tích thơng tin để xác định được các ý chính, phụ, ý trọng tâm, loại bỏ các ý rườm rà ít cĩ giá trị thơng tin, xác định mối liên hệ giữa các ý để khu biệt các nhĩm ý rồi tổng hợp và khái quát chúng thành các khái niệm, qui luật hay học thuyết, hoặc nội dung cơ bản của phần tài liệu và ghi nhớ chúng trên nền thơng hiểu.

Tất cả các thao tác nĩi trên đều được diễn ra bằng các thao tác tư duy, ngơn ngữ. Sau khi các tri thức quan trọng nhất đã được chọn lọc nhằm giải quyết mục tiêu

bài học, các tri thức này cần được sắp xếp theo một logic chặt chẽ nhằm trả lời một hệ thống CH hoặc giải một BT. Các CH, BT cĩ nhiều dạng khác nhau: tái hiện, phân tích sự kiện, hiện tượng, so sánh, thiết lập mối quan hệ nhân quả…..nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập ở các cấp độ khác nhau. Để trả lời và giải được các loại CH, BT đĩ HS phải sử dụng các tri thức đã thu nhận được qua làm việc với sách, sắp xếp lại, trình bày theo cách hiểu của mình, bằng ngơn ngữ của mình chứ khơng phải đọc lại nội dung một phần nào đĩ trong SGK.

Nội dung thơng tin sau khi thu nhận và xử lí được xem là kết quả quan trọng để đánh giá hiệu quả của quá trình làm việc độc lập với SGK của HS. Để HS cĩ được các kĩ năng làm việc này GV cần hướng dẫn cụ thể qui trình và các thao tác làm việc với SGK để giúp HS cĩ kĩ năng định hướng ghi chép và xử lí thơng tin trong khi đọc.

*Năng lực diễn đạt kết quả thu được từ SGK.

Năng lực diễn đạt kết quả thu được từ SGK là khả năng diễn đạt đúng nội dung theo đúng chủ đề bằng sơ đồ, hình vẽ, lời mơ tả…

Cĩ thể trình bày nội dung đọc được bằng nhiều hình thức khác nhau như: bằng văn nĩi, văn viết, lập bảng, biểu so sánh và sơ đồ hố…. nhưng cốt yếu phải là ngơn ngữ chính của HS, diễn đạt theo cách hiểu của HS chứ khơng phải là chép lại SGK.

Khi hình thành và phát triển năng lực diễn đạt kết quả thu được từ SGK sẽ cĩ tác dụng rèn luyện và phát triển các kĩ năng tư duy, đặc biệt là kĩ năng tự học: biết thu thập, xử lí thơng tin, tổng hợp, khái quát hố, hệ thống hố. lập bảng biểu, vẽ đồ thị, làm việc cá nhân hay làm việc theo nhĩm, làm báo cáo, kĩ năng ngơn ngữ ở mức độ cao, giúp HS lưu giữ thơng tin một cách vững chắc, tạo thuận lợi cho việc trình bày bằng lời trong thảo luận hay khi ơn tập để kiểm tra, thi cử.

*Năng lực vận dụng kiến thức

Năng lực vận dụng kiến thức là khả năng sử dụng các kiến thức thu nhận và xử lí được để nhận thức, cải tạo thực tiễn.

Năng lực vận dụng kiến thức được thể hiện ở việc HS sử dụng những kiến thức đã lĩnh hội được vào việc giải thích các hiện tượng cĩ trong thực tiễn hoặc giải quyết một nhiệm vụ cụ thể nào đĩ như giải các BT…. .

Để vận dụng tốt kiến thức thì trước hết HS phải hình thành được 3 năng lực như đã đề cập ở trên. Cĩ thu nhận và xử lí được thơng tin từ SGK thì HS mới sử dụng được kiến thức đĩ vào thực tiễn và diễn đạt được đúng theo chủ đề.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp sử dụng sách giáo khoa trong dạy học phần sinh vật và môi trường sinh học 9 THCS (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w