b. Đối với ch−ơng trình phát triển nguồn n−ớc cấp quốc gia
2.4. Nội dung và các b−ớc cơ bản lập quy hoạch nguồn n−ớc
2.4.1. Kiểm kê đánh giá tài nguyên n−ớc
Đây là nội dung rất quan trọng nhằm đánh giá đ−ợc tiềm năng, tính chất của nguồn n−ớc. Trên cơ sở đó để hoạch định chiến l−ợc khai thác nguồn n−ớc và hệ thống chính sách quản lý nguồn n−ớc, đảm bảo sự phát triển bền vững của một vùng hoặc l−u vực sông. Công tác kiểm kê, đánh giá tài nguyên n−ớc bao gồm:
a) Đánh giá trữ l−ợng n−ớc mặt, n−ớc ngầm, trong đó trữ l−ợng n−ớc mặt đ−ợc đánh giá theo các đặc tr−ng dòng chảy sông ngòi, đặc điểm nguồn n−ớc và cân bằng n−ớc
b) Đánh giá khả năng khai thác n−ớc mặt và n−ớc ngầm c) Đánh giá chất l−ợng n−ớc
d) Dự báo sự thay đổi nguồn n−ớc mặt và n−ớc ngầm trong t−ơng lai e) Tính toán cân bằng n−ớc hệ thống và l−u vực.
2.4.2. Xác định những yêu cầu về n−ớc
Những yêu cầu về n−ớc bao gồm:
• Yêu cầu n−ớc cho nông nghiệp
• Yêu cầu n−ớc cho phát triển công nghiệp
• Yêu cầu về chất l−ợng n−ớc
• Yêu cầu phòng lũ, tiêu úng và giảm nhẹ thiên tai do lũ lụt gây ra
• Yêu cầu khai thác thủy năng
• Những yêu cầu liên quan đến cải tạo môi tr−ờng
• Yêu cầu n−ớc sinh thái
• Đánh giá ảnh h−ởng của phát triển dân sinh kinh tế đến chất l−ợng n−ớc.
2.4.3. Hoạch định chiến l−ợc và ph−ơng án khai thác nguồn n−ớc
Quy hoạch nguồn n−ớc đ−ợc thiết lập theo các giai đoạn khác nhau, mỗi một giai đoạn tiếp theo các nghiên cứu sẽ chi tiết hơn giai đoạn tr−ớc. Nội dung chính của một quy hoạch theo các giai đoạn bao gồm:
- Hoạch định chiến l−ợc khai thác tài nguyên n−ớc, và nghiên cứu các ph−ơng pháp khai thác khả thi và hợp lý. Trên cơ sở đó hình thành các mục tiêu khai thác hệ thống và thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá hệ thống.
- Thiết lập các ph−ơng án về biện pháp công trình cụ thể, phân tích tính khả thi của các ph−ơng án công trình, bao gồm các vấn đề kinh tế và kỹ thuật. Trong giai đoạn này cần thiết phải sử dụng các mô hình mô phỏng đánh giá khả năng đạt đ−ợc những chỉ tiêu đã đặt ra. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu có thể điều chỉnh các mục tiêu ban đầu cùng với hệ thống chỉ tiêu khai thác hệ thống. Hai quá trình này đ−ợc lặp lại nhiều lần cho đến khi xác định đ−ợc một chiến l−ợc và mục tiêu t−ơng đối hợp lý.
- Lựa chọn các ph−ơng án có thể về biện pháp công trình và thiết kế hệ thống theo các ph−ơng án quy hoạch.
- Phân tích và xác định chiến l−ợc phát triển hệ thống, bao gồm cả chiến l−ợc phát triển hệ thống công trình và chiến l−ợc sử dụng nguồn n−ớc trong t−ơng lai. Trong giai đoạn này cần chú ý đến khả năng huy động vốn trong suốt thời kỳ quy hoạch. Phân tích hiệu ích kinh tế của quá trình phát triển hệ thống để lựa chọn chiến l−ợc tối −u.
- Phân tích một cách đầy đủ các mục tiêu khác: vấn đề xã hội chính trị, văn hoá v.v… Từ đó, không loại trừ khả năng có thể phải điều chỉnh lại mục tiêu ban đầu.