Hệ thống các quan điểm và nguyên lý tiếp cận hệ thống 1 Hệ thống các quan điểm

Một phần của tài liệu Giáo trình QUY HOẠCH QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC (Trang 96 - 97)

- Vì phương pháp tối ưu có những hạn chế về phương pháp nhận nghiệm, bởi vậy có thể có sự giản hoá trong mô phỏng đối với các quá trình của hệ thống, trong khi đó

5.2.2. Hệ thống các quan điểm và nguyên lý tiếp cận hệ thống 1 Hệ thống các quan điểm

5.2.2.1. Hệ thống các quan điểm

(1) Lý thuyết phân tích hệ thống coi trọng tính tổng thể, đây chính là quan điểm

hệ thống, thể hiện tính biện chứng trong nghiên cứu hệ thống. Xuất phát từ quan điểm

hệ thống, khi nghiên cứu một hệ thống cần xem xét các quy luật của hệ thống trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần cấu thành hệ thống và quan hệ của hệ

thống với môi trường tác động lên nó. Quan điểm đó phải được lượng hoá bằng các mô

hình toán học mô tả các quá trình của hệ thống. Động thái và xu thế phát triển của hệ thống được xác định nhờ các mô hình mô phỏng, và qua đó có thể phát hiện các tác động hợp lý lên hệ thống. Sự phân tích hệ thống trong mối quan hệ tương tác giữa các

quá trình trong hệ thống sẽ phát hiện tính "trồi", mà nó không nhận biết được nếu chỉ

phân tích các quá trình riêng rẽ của hệ thống.

(2) Lý thuyết phân tích hệ thống thừa nhận tính bất định của hệ thống, bao gồm

bất định về mục tiêu, bất định về sự trao đổi thông tin trong hệ thống, sự hiểu biết

không đầy đủ của người nghiên cứu về hệ thống và bất động do sự tác động ngẫu nhiên

từ bên ngoài.

(3) Với các hệ thống lớn, tồn tại nhiều mối quan hệ phức tạp liên quan đến nhiều

lĩnh vực khác nhau. Bởi vậy, lý thuyết phân tích hệ thống tôn trọng và thừa nhận tính

liên ngành. Khi nghiên cứu các hệ thống phức tạp như vậy, cần thiết có sự tham gia

của nhiều ngành khoa học. Trong quá trình nhận nghiệm phải xem xét đến quyền lợi của những đối tượng khác nhau và quan hệ qua lại giữa chúng trong hệ thống. Nếu các quyết định chỉ vì những quyền lợi cục bộ thì trong quá trình phát triển của hệ thống,

(4) Thừa nhận tính bất định, lý thuyết phân tích hệ thống chú trọng sự kết hợp giữa phương pháp hình thức và phương pháp phi hình thức, kết hợp giữa phân tích toán học và kinh nghiệm và tôn trọng vai trò của tập thể trong nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Giáo trình QUY HOẠCH QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)