Những hạn chế của vận trù học và lý thuyết điều khiể n Sự ra đời của lý thuyết phân tích hệ thống

Một phần của tài liệu Giáo trình QUY HOẠCH QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC (Trang 94 - 95)

- Giá trị tối −u hàm mục tiêu fi(X* )

5.1.3.Những hạn chế của vận trù học và lý thuyết điều khiể n Sự ra đời của lý thuyết phân tích hệ thống

kỹ thuật phân tích hệ thống ứng dụng trong quy hoạch và quản lý nguồn n-ớc

5.1.3.Những hạn chế của vận trù học và lý thuyết điều khiể n Sự ra đời của lý thuyết phân tích hệ thống

của lý thuyết phân tích hệ thống

Như đã trình bày ở trên, lý thuyết điều khiển và vận trù học là các phương pháp

rất hiệu lực khi thiết lập chiến lược tối ưu trong thiết kế và điều khiển các hệ thống kỹ

thuật và kinh tế. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có hiệu lực bởi lẽ nó có những hạn chế sau đây:

1. Vận trù học và lý thuyết điều khiển đòi hỏi sự mô tả chặt chẽ các quá trình

xảy ra trong hệ thống bằng các hàm toán học. Do vậy nó chỉ thích hợp đối với những

hệ thống có cấu trúc chặt, tức là các hệ thống mà các mối quan hệ trong nó được mô tả một cách tường minh bằng các hàm toán học.

2. Đối với những hệ thống lớn và phức tạp mặc dù có thể thiết lập được các mô

hình tối ưu, nhưng các phương pháp tối ưu hiện có không có hiệu lực khi giải các mô

hình tối ưu này. Do hạn chế về phương pháp tối ưu hoá, trong một số trường hợp người

ta thiết lập các mô hình giản hoá dẫn đến sự không chính xác của lời giải hợp lý.

3. Với những hệ thống có nhiều yếu tố bất định, đặc biệt là bất định về mục tiêu,

không thể thiết lập được các mô hình tối ưu và mô hình điều khiển vì thiếu thông tin. Trong trường hợp đó, mục tiêu và dạng của bài toán tối ưu (hoặc điều khiển) sẽ được

hình thành nhờ kỹ thuật phân tích (thuộc phạm trù lý thuyết phân tích hệ thống), trong

quá trình thiết lập bài toán.

4. Cuối cùng cần nhấn mạnh thêm là, vận trù học và lý thuyết điều khiển thường

đòi hỏi một sự mô tả toán học chặt chẽ và chính xác các quá trình của hệ thống. Những

hệ thống có cấu trúc yếu trong đó có hệ thống thuỷ lợi, điều này không phải lúc nào

cũng thực hiện được. Những hệ thống như vậy sẽ là đối tượng nghiên cứu của lý thuyết phân tích hệ thống.

Do những hạn chế của vận trù học và lý thuyết điều khiển mà một môn học mới

ra đời - Lý thuyết phân tích hệ thống. Lý thuyết phân tích hệ thống kế thừa toàn bộ phương pháp toán học có trong vận trù học và lý thuyết điều khiển. Các mục tiêu của lý thuyết phân tích hệ thống cũng là mục tiêu nghiên cứu của bài toán vận trù và bài toán điều khiển - Chiến lược tìm kiếm lời giải hợp lý cho hệ thống khi thiết kế và điều khiển nó.

Sự phát triển của lý thuyết phân tích hệ thống là ở chỗ nó bổ sung thêm hệ thống

phương pháp luận và phương pháp phân tích, bao gồm:

ã Hệ thống các quan điểm

ã Hệ thống các phương pháp phân tích

ã Hoàn thiện các phương pháp tối ưu hóa

Sự bổ sung về mặt lý thuyết của lý thuyết phân tích hệ thống nhằm hoàn thiện

khả năng lựa chọn lời giải hợp lý đối với các hệ thống phức tạp. Rõ ràng, lý thuyết

phân tích hệ thống chỉ là giai đoạn phát triển của lý thuyết vận trù và điều khiển. Như vậy vận trù học và lý thuyết điều khiển là một bộ phận cơ bản của lý thuyết phân tích

hệ thống. Lý thuyết phân tích hệ thống là một môn khoa học được phát triển trên cơ sở

vận trù học và lý thuyết điều khiển bằng cách đưa vào hệ thống các quan điểm và phươngpháp phân tích hiện đại, nhằm hoàn thiện khả năng lựa chọn lời giải tối ưu đối với các hệ thống phức tạp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích hệ thống có thể hiểu là những tập hợp các phương pháp phân tích nhằm

tìm lời giải tối ưu khi thiết kế hoặc điều khiển một hệ thống nào đó.

Sự hình thành lý thuyết phân tích hệ thống có liên quan chặt chẽ với những tiến bộ về phương pháp tính và công cụ tính toán hiện đại, đặc biệt là khả năng mô phỏng trên máy tính điện tử.

Một đặc thù quan trọng của lý thuyết phân tích hệ thống là, trong khi vận trù học và lý thuyết điều khiển coi trọng việc sử dụng phương pháp tối ưu hóa để tìm ra lời giải tối ưu cho hệ thống thì lý thuyết phân tích hệ thống lại sử dụng rất hiệu quả phương pháp mô phỏng trong quá trình tìm kiếm lời giải hợp lý cho bài toán đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Giáo trình QUY HOẠCH QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC (Trang 94 - 95)