b. Đối với ch−ơng trình phát triển nguồn n−ớc cấp quốc gia
2.4.4. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá quy hoạch
Nh− đã trình bày ở trên, nhiệm vụ của quy hoạch nguồn n−ớc là xác định một cân bằng hợp lý trong quy hoạch, thiết kế, điều khiển và quản lý nguồn n−ớc. Một cân bằng đ−ợc gọi là hợp lý theo quan điểm hiện đại, phải đạt đ−ợc các tiêu chuẩn chính sau đây:
1) Phải đáp ứng tối đa các yêu cầu về n−ớc trong vùng nghiên cứu; 2) Đảm bảo sự cân bằng phát triển bền vững của vùng hoặc l−u vực sông;
3) Phải đạt đ−ợc tính hiệu quả cao của các biện pháp khai thác và tính khả thi của các dự án quy hoạch. Nó phụ thuộc vào các điều kiện kỹ thuật và khả năng huy động vốn của nhà n−ớc, tức là phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của quốc gia;
4) Đạt đ−ợc tính mềm dẻo của dự án, tức là sự thích ứng của quy hoạch đối với những điều chỉnh về mục tiêu khai thác và sử dụng n−ớc trong t−ơng lai nếu có;
5) Có độ tin cậy cao, tức là xác suất của sự sai khác giữa những thay đổi trong t−ơng lai so với quy hoạch ban đầu là nhỏ nhất.
2.4.5. Mô hình hoá hệ thống nguồn n−ớc
Mô hình toán là công cụ quan trọng trong quá trình phân tích hệ thống khi xây dựng các ph−ơng án quy hoạch và quản lý nguồn n−ớc. Bởi vậy, việc thiết lập các mô hình toán cho hệ thống nguồn n−ớc là không thể thiếu đ−ợc trong quy hoạch và quản lý nguồn n−ớc. Các mô hình toán cần đ−ợc thiết lập bao gồm:
• Xây dựng các mô hình mô phỏng hệ thống tuỳ thuộc vào các mục tiêu khai thác và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá
• Xây dựng các mô hình cân bằng n−ớc hệ thống, bao gồm các mô hình về l−ợng và chất, nhằm trợ giúp cho công tác quản lý nguồn n−ớc
• Các mô hình tối −u hoá đ−ợc thiết lập đ−ợc sử dụng trong đánh giá hiệu quả các ph−ơng án quy hoạch.
Thiết lập và lựa chọn mô hình mô phỏng là khâu quyết định chất l−ợng của bài toán quy hoạch. Mô hình mô phỏng bao gồm sự mô phỏng các quá trình vật lý của hệ thống và mô hình hoạt động của hệ thống. Các mô hình mô phỏng quá trình vật lý của hệ thống nguồn n−ớc rất đa dạng, các mô phỏng cần đ−ợc thiết lập có thể bao gồm:
• Mô hình tính toán dòng chảy sông ngòi, bao gồm mô hình tất định và các mô hình ngẫu nhiên
• Mô hình tính toán n−ớc ngầm
• Mô hình xác định các nhu cầu về n−ớc, đặc biệt là ính toán nhu cầu n−ớc cho nông nghiệp
• Mô hình chuyển tải n−ớc trên hệ thống sông và kênh
• Mô hình tính toán điều tiết n−ớc trong hệ thống hồ chứa
• Mô hình tính toán tiêu
• Mô hình tính toán nhiễm mặn và truyền chất
• Các mô hình tính toán chuyển tải phù sa và diễn biến lòng dẫn và cửa sông.
• Những mô hình trên là những mô hình thành phần mô tả một quá trình riêng rẽ. Khi phân tích hệ thống nguồn n−ớc phải xây dựng các mô hình mô phỏng, là sự liên kết các mô hình trên theo mục tiêu của bài toán đặt ra đối với hệ thống đ−ợc nghiên cứu.
2.4.6. Phân tích đánh giá các ph−ơng án quy hoạch
1) Phân tích hiệu quả dự án thông qua các mô hình tối −u kết hợp với ph−ơng pháp mô phỏng.
2) Đánh giá hiệu quả kinh tế của các dự án quy hoạch.
Khi thiết lập các dự án quy hoạch hệ thống nguồn n−ớc có thể sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, các tiêu chuẩn về bảo vệ môi tr−ờng, phát triển dân sinh, các yêu cầu về chính trị xã hội. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của các ph−ơng án quy hoạch, phải xuất phát từ hai quan điểm khác nhau: quan điểm tài chính và quan điểm kinh tế. Cùng với nó là sự phân tích kinh tế và phân tích tài chính của một dự án.
3) Đánh giá tác động của dự án đến môi tr−ờng: Hiệu quả kinh tế của dự án là chỉ tiêu quan trọng, nh−ng nó có thể không đ−ợc thực thi nếu tác động xấu đến môi tr−ờng. Đánh giá tác động đến môi tr−ờng của một dự án quy hoạch bao gồm:
• Sự tác động đến môi tr−ờng n−ớc, sự thay đổi tiểu khí hậu nếu có
• ảnh h−ởng đến các hoạt động dân sinh kinh tế của vùng dự án hoặc cả các vùng lân cận khi dự án đ−ợc thực hiện
• ảnh h−ởng đến môi tr−ờng sinh thái
• Tác động về mặt văn hoá xã hội, tập quán, ảnh h−ởng về mặt an ninh quốc gia, và cả các vấn đề chính trị.