II Cơ sở thực tiễn
Chương 2 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC KS TẠI TP HUẾ
2.1.3. Điều kiện kinh tế-văn hóa
a. Đặc điểm về dân số , lao động.
Tính đến năm 2010, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.090.879 người (540.172 nam; 550.707 nữ). Về phân bố, có 470.907 người sinh sống ở thành thị và 619.972 người sinh sống ở vùng nông thôn.
Trong các dân tộc thiểu số sinh sống ở Thừa Thiên Huế thì các dân tộc: Cơtu, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều được xem là người bản địa sinh sống ở phía Tây của tỉnh. Trải qua quá trình sinh sống lâu dài, các dân tộc này đã tạo cho mình bản lĩnh dân tộc và nét văn hóa đặc trưng, thống nhất trong đa dạng, làm nên một tiểu vùng văn hoá ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế
Bên cạnh hệ thống đào tạo đại học và sau đại học thì hệ thống đào tạo nghề ở Huế cũng khá phát triển. Tại đây mỗi năm có khoảng 15.000 lao động qua đào tạo nghề, trong đó có gần 3.000 học viên học nghề dài hạn và hơn 12.000 học viên học nghề ngắn hạn, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề cũng tăng dần qua các năm.
b. Tình hình phát triển kinh tế.
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.Trong những nhăm qua kinh tế của Huế luôn đạt tốc độ phát triển khá cao trên 10%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp.
Thu ngân sách tăng bình quân đạt 18,8%/năm. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài nằm
*****************************************************************************
*********************************************************************
trong nhóm 20 tỉnh dẫn đầu toàn quốc. GDP bình quân đầu người 1.013 USD.
Khu vực kinh tế nhà nước giảm dần tỷ trọng trong tổng sản phẩm của Tỉnh từ 35,9% (năm 2005) còn 31,3% (năm 2010); song, đã duy trì được tăng bình quân 7,2%/năm; đóng góp gần 10% tổng thu ngân sách của Tỉnh;
Công tác đổi mới, sắp xếp DN nhà nước cơ bản hoàn thành; đã sắp xếp, chuyển đổi 63/66DN và 14 bộ phận DN, đạt tỷ lệ95,4%. Hầu hết các DN sau cổ phần hoá hoạt động hiệu quả hơn, doanh thu bình quân tăng 55,3%, thu nhập bình quân đầu người đạt 2 triệu/người/tháng.
Khu vực kinh tế tư nhân:Chiếm gần 56% tổng sản phẩm trong Tỉnh, đóng góp khoảng 10%/năm vào tổng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho hơn 145.598 lao động, chiếm gần 30% số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Đến 31/12/2010, toàn Tỉnh có 3.864 DN với tổng số vốn đăng ký 16.743 tỷ đồng; đạt bình quân 362 người/DN (năm 2005, bình quân 1108,6 người/DN)1; mức vốn đăng ký trung bình/DN đạt 4,3 tỷ đồng (năm 2005 là 2,38 tỷ đồng).
Có hơn 61 nghìn hộ sản xuất kinh doanh cá thể đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký gần 8,2 nghìn tỷ đồng; hàng năm giải quyết việc làm cho trên 88 nghìn lao động.
Kinh tế trang trại có 546 đơn vị (tăng 297 trang trại so năm 2001); trong đó, trang trại trồng trọt 260, chăn nuôi 77, nuôi trồng thủy sản 83, lâm nghiệp 71, các ngành tổng hợp 55 trang trại. Thu nhập bình quân một trạng trại đạt 36 triệu đồng/năm.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng dần tỷ trọng trong tổng sản phẩm của Tỉnh từ 8,8% (năm 2005) lên 19,2% (ước năm 2010); đóng góp trên 30% vào tổng thu NSNN. Các DN FDI phát triển nhanh, góp phần nâng cao trình độ quản lý kinh doanh, công nghệ và năng lực hội nhập quốc tế.
Kinh tế tập thể có 256 hợp tác xã (HTX), tổng số xã viên 250.480 người. Thu nhập bình quân một lao động đạt 10,5 triệu
đồng/người/năm. Một số HTX đã chủ động liên kết với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn
c. Văn hóa –xã hội.
1
*****************************************************************************
*********************************************************************
Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hoá lớn và đặc sắc của Việt Nam. Thừa Thiên Huế có 2 di sản văn hoá thế giới là: Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế.
Hiện nay, tỉnh đang xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá Huế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền thống, là khâu đột phá để phát triển du lịch. Nghiên cứu, từng bước hoàn thiện bản sắc văn hoá Huế, đặc trưng văn hoá Huế để xây dựng Huế trở thành trung tâm văn hoá đặc sắc của Việt Nam; xem đây là lợi thế so sánh lâu dài để phát triển Huế, làm cho Huế ngày càng đặc sắc, thúc đẩy các ngành du lịch, dịch vụ phát triển. Trong đó quy hoạch, xây dựng hệ thống công viên, tượng đài, các công trình văn hoá, trọng tâm là: Trung tâm hội nghị, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng, Bảo tàng thiên nhiên các tỉnh Duyên hải miền Trung, Trung tâm Điện ảnh, Địa đạo Khu ủy Trị Thiên. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tập trung đầu tư hoàn thành cơ bản trùng tu Đại Nội và một số di tích quan trọng để xứng đáng là trung tâm du lịch đặc sắc của Việt Nam. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các kỳ Festival, các hoạt động đối ngoại để tăng cường quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam, văn hoá Huế, nhất là Nhã nhạc Cung đình, quần thể di tích Cố đô Huế, vịnh đẹp Lăng Cô.