II Cơ sở thực tiễn
Chương 2 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC KS TẠI TP HUẾ
2.1.2 Định hướng qui hoạch TP Huế thành TP trực thuộc trung ương
Từ năm 1998, tại Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã xác định, mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trung tâm, gồm TP trung tâm cấp quốc gia như: Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Huế; còn tại Quyết định 166/1999/QĐ-TTg, ngày 10/8/1999 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung TP Huế đến năm 2020 thì vị trí của Huế trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung và trong định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị toàn quốc với ý nghĩa Huế là một trong 5 đô thị Trung tâm cấp quốc gia; và mới đây, theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 khi định hướng tổ chức không gian hệ thống đô thị cả nước đã nêu rõ, mạng lưới đô thị quốc gia được phân theo các cấp, bao gồm: các đô thị trung tâm cấp quốc gia; các đô thị trung tâm cấp vùng liên tỉnh; các đô thị Trung tâm cấp tỉnh; các đô thị Trung tâm cấp huyện; các đô thị Trung tâm cụm các khu dân cư nông thôn và các đô thị mới. Mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị Trung tâm, gồm TP trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế như: Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các TP Hải Phòng, Đà Nẵng và Huế. Như vậy Huế được xác định là 1 trong 5 đô thị trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.
Đô thị Thừa Thiên Huế với sự đa dạng về địa hình, có cả sông, núi, gò đồi, đầm phá, biển và cảnh quan thiên nhiên phong phú. Đặc biệt nói đến cảnh quan của Huế thì dòng sông Hương đóng vai trò rất quan trọng, cùng với hệ thống đền đài, thành quách, chùa chiền, cung điện đã tạo nên nét đặc trưng riêng cho cảnh quan của đô thị Thừa Thiên Huế. Yếu tố cảnh quan đô thị đã được đưa vào làm tiêu chí đánh giá đô thị tại
*****************************************************************************
*********************************************************************
Nghị định 42 của Thủ tướng Chính phủ về xếp loại đô thị. Đây là yếu tố nổi bật của đô thị Huế mà ở Việt Nam khó có đô thị nào so sánh được ngay cả ở Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh.
Với những tiềm năng lợi thế vốn có, cùng với những kết quả đạt được; ngày 25 tháng 5 năm 2009, tỉnh Thừa Thiên Huế được Bộ Chính trị kết luận, trong đó tán thành phương hướng xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2020 là “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành TP trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020 Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á...”