Kiểm định hệ số tương quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng việc ứng dụng thương mại điện tử của các KS tại TP huế (Trang 52 - 53)

II Cơ sở thực tiễn

2.2.4.1.1Kiểm định hệ số tương quan

Chương 2 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC KS TẠI TP HUẾ

2.2.4.1.1Kiểm định hệ số tương quan

Kiểm định hệ số tương quan nhằm mục đích kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Nếu hệ số tương quan Person (r) giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập lớn chứng tỏ giữa chúng có quan hệ với nhau và phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp.

Kết quả kiểm định về hệ số tương quan Person (r) giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc (giá trị chiến lược) như sau:

Bảng 13. Kiểm định về hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc

Các biến Gía trị chiến lược

Định hướng kinh doanh Person Correlation 0,328*

Sig. (2 – tailed) 0,020

Sự sẵn sàng của tổ chức Person Correlation 0,653**

Sig. (2 – tailed) 0,000

Yếu tố bên ngoài Person Correlation 0,392**

Sig. (2 – tailed) 0,005

Sự dễ dàng sử dụng Person Correlation 0,306*

Sig. (2 – tailed) 0,030

Sự hữu ích Person Correlation 0,606**

Sig. (2 – tailed) 0,000

*. Có mức ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 0,05 level(2- tailed) **. Có mức ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 0,01 level (2- tailed)

(Nguồn: Xử lí dữ liệu điều tra)

Hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc (giá trị chiến lược) đều mang dấu dương nên có thể kết luận có mối tương quan thuận giữa các khía cạnh của biến độc lập và biến giá trị chiến lược. Cụ thể:

Các tương quan thuận chặt chẽ bao gồm: Sự sẵn sàng của tổ chức – giá trị chiến lược ( r= 0,653, p< 0,01); sự hữu ích – giá trị chiến lược (r=0,606, r< 0,01).

*****************************************************************************

*********************************************************************

Các biến: định hướng kinh doanh; yếu tố bên ngoài; sự dễ dàng sử dụng có tương quan thuận tương đối chặt chẽ với biến giá trị chiến lược, với hệ số tương quan lần lượt là 0,328; 0,392 và 0,306

Ma trận tương quan ở bảng trên đã trình bày các hệ số tương quan Pearson (r) giữa các biến nghiên cứu. Với Sig.< 0,01 hoặc Sig. <0,05 nên có tương quan ý nghĩa giữa tất cả các biến độc lập, tất cả hệ số đều lớn hơn 0,3 và không có tương quan nào vượt quá 0,9; vì thế, không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra, hiện tượng giữa các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng chỉ ra rằng có mối tương quan giữa các biến độc lập. (xem phụ lục)

Như vậy, các kết quả trên cho thấy các đối tượng trả lời nhận thức rằng các nhóm nhân tố: định hướng kinh doanh, sự sẵn sàng của tổ chức, yếu tố bên ngoài, sự dễ dàng sử dụng và sự hữu ích có ảnh hưởng đến giá trị chiến lược của các KS và đều được đưa vào mô hình hồi quy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng việc ứng dụng thương mại điện tử của các KS tại TP huế (Trang 52 - 53)