II Cơ sở thực tiễn
2.2 Thực trạng TMĐT tại Việt Nam
TMĐT đã thâm nhập vào nước ta từ năm 1997 khi mạng internet được triển khai. Tuy nhiên mãi đến cuối năm 2005 đầu 2006 mới được phổ biến khi chính phủ ban hành luật giao dịch điện tử, đây là một bước ngoặt lớn cho sự phát triển của TMĐT.
Chính phủ đã đưa ra “kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010”. Mục tiêu của kế hoạch là:
60% doanh nghiêp có quy mô lớn tiến hành giao dịch TMĐT loại hình B2B
80% DNVVN biết tiện ích của TMĐT và tiến hành giao dịch TMĐT lọai hình B2C, B2B.
10% hộ gia đình tiến hành giao dịch TMĐT loại hình B2C hoặc C2C.
Các chào thầu mua sắm của chính phủ được công bố trên trang tin điện tử và ứng dụng giao dịch TMĐT trong mua sắm chính phủ (B2G)
Theo khảo sát của Công ty Vinalink (Vietnamsurvey.com) năm 2009, tại Việt Nam hiện có khoảng 9.300 website B2C với doanh thu từ mua sắm trực tuyến kết hợp với các phương thức đặt hàng qua website, qua điện thoại trên website vào khoảng 450 triệu USD, chiếm 0,5% GDP; về B2B có gần 3.000 DN với doanh thu khoảng 1,5 tỷ USD chiếm 2% GDP. Như vậy cả B2B và B2C đã chiếm 2,5% GDP. Tổng số các website TMĐT trung gian và bán hàng tại VN năm 2008 là 216 website có thứ hạng đáng kể (Top 5000 VN) với doanh thu khoảng 1800 tỷ VND. Việt Nam sẽ đạt 31,5 triệu người kết nối mạng vào năm 2011 tăng 100 lần so với năm 2003.
+ Tổng số tên miền .VN đăng ký : 100.000 tên miền
*****************************************************************************
*********************************************************************
+ Tổng số website : Gần 30.000 DN có website chiếm khoảng 40% số DN ở các TP lớn
Theo thống kê quốc tế của World Bank vào tháng 11-2009, Việt Nam đã có tỷ lệ người sử dụng Internet vượt 20% dân số (tương đương cứ 5 người Việt Nam thì có 1 người sử dụng Internet). Tỷ lệ sử dụng Internet của Việt Nam gần đạt bằng tỷ lệ của Trung Quốc và vượt xa so với Ấn Độ, Campuchia. Tuy nhiên, tỷ lệ này của các nước châu Á vẫn còn thấp hơn nhiều so với Mỹ (đã vượt mức 70%).
Theo Báo cáo TMĐT năm 2010 do Bộ Công Thương phát hành mới đây, khi đánh giá về xu hướng doanh thu qua TMĐT, 64% số DN thừa nhận doanh thu có tăng và người dùng biết đến DN nhiều hơn. Còn khi xét theo địa bàn hoạt động, các DN tại TP.HCM đạt kết quả khả quan nhất từ việc ứng dụng TMĐT: 68% DN tại HCM cho biết doanh thu bán hàng qua TMĐT tăng, 32% không đổi và không có DN nào có doanh thu giảm. Rõ ràng, các kênh trực tuyến đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN là cực kỳ quan trọng.
Sau 5 năm thực hiện kế hoạch theo như khảo sát (năm 2010) của Bộ Công Thương: trong số 3400 DN được điều tra có 70% các DN lớn tham gia khảo sát đã lập website, 85% triển khai các phần mềm tác nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và 96% sử dụng thư điện tử thường xuyên cho mục đích kinh doanh. Tuy nhiên tỉ lệ khai thác và ứng dụng chưa thực sự hiệu quả.
Hầu hết các DNVVN đã biết đến lợi ích mà TMĐT mang lại, hầu hết DN đã tích cực triển khai ứng dụng TMĐT cho các mục đích khác nhau. Cuối năm 2010, 100% DN tham gia khảo sát đã trang bị máy tính, 98% có nối mạng internet và 80% sử dụng thư điện tử cho mục đích kinh doanh, 85% chấp nhận đặt hàng qua phương tiện điện tử.
Trong cả nước tỉ lệ hộ gia đình có kết nối internet là 12,2% số thuê bao di động cuối năm 2010 được thống kê là 172 thuê bao/100 dân. Đây là cơ sở hết sức thuận lợi để phát triển TMĐT đến các thành phần xã hội.
Cuối năm 2010 khung pháp lý cho việc ứng dụng TMĐT trong mua sắm của chính phủ về cơ bản đã hoàn thiện, các thông tin về đấu thầu và mua sắm công, thông báo mời thầu được công bố rộng rãi trên các phương tiện điện tử.
*****************************************************************************
*********************************************************************
Tuy nhiên TMĐT ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển. Số người tham gia truy cập internet còn thấp nên chưa tạo được một thị trường nội địa. Mặt khác các cơ sở để phát triển TMĐT ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện: hạ tầng viễn thông chưa đủ mạnh và cước phí còn đắt, hạ tầng pháp lý còn đang xây dựng, hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển. Tất cả những điều đó là những rào cản cho phát triển TMĐT. Vấn đề khó khăn nhất đối với DN khi triển khai TMĐT là nguồn lực. Đó là cán bộ am hiểu CNTT, kinh doanh trực tuyến.
2.3 Tình hình ứng dụng TMĐT trong ngành du lịch – KS trên thế giới
Công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Việc ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực của đời sống đã làm thay đổi bộ mặt của toàn thế giới. Du lịch là một ngành công nghiệp mang tính đa ngành và xã hội hoá cao. Do vậy, ta dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của CNTT trong rất nhiều lĩnh vực thuộc du lịch. Ngày nay, với chỉ một chiếc máy tính nối mạng, chúng ta đã có thể tham quan mọi cảnh đẹp trên thế giới. Hơn thế nữa, chúng ta chỉ cần một động tác đơn giản "Nhấn chuột" là đã có thể đặt mua một chuyến du lịch vòng quanh thế giới, tới các danh lam thắng cảnh nổi tiếng; cùng với đó là những chuyến bay thoải mái với các hãng hàng không nổi tiếng.
Trong lĩnh vực KS, CNTT đã giúp cho việc quản lý cũng như đặt phòng tiện lợi hơn rất nhiều. Chỉ cần ở nhà chúng ta có thể đặt phòng tại một KS cách nơi ở nửa vòng trái đất phục vụ cho chuyến du lịch của mình.
Trên thế giới, CNTT đã được ứng dụng trong ngành du lịch từ rất sớm. Người dân ở các nước tiên tiến có thể đặt mua qua mạng bất cứ một sản phẩm nào trong ngành du lịch từ vé máy bay, phòng nghỉ KS, thuê ô tô cho đến các tour du lịch thông qua các website của các KS, hãng hàng không, hãng du lịch. Hoặc họ có thể đặt mua trọn gói thông qua các hệ thông phấn phối toàn cầu.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Forrester (Mỹ) các dịch vụ du lịch như đặt vé máy bay, KS, thuê xe ôtô… sẽ chiếm khoảng 27 tỷ USD doanh số bán hàng trực tuyến trong năm nay; và dịch vụ du lịch sẽ là mặt hàng đứng thứ 4 được mua bán nhiều nhất trên mạng sau phần mềm – phần cứng máy tính, sách báo và đồ điện tử.
*****************************************************************************
*********************************************************************
Trên thế giới đã có rất nhiều website lớn như Expedia, Travelocity, Cheap Tickets, Orbitz và Priceline mỗi người một vẻ nhưng về cơ bản thì các dịch vụ cung cấp là như nhau.
Trước đây, các site chỉ tập trung vào một lĩnh vực nào đó như giá vé máy bay hay KS. Nhưng bây giờ họ cung cấp toàn bộ các sản phẩm du lịch: từ đặt tour đến phòng KS rồi đến những gói du lịch trọn vẹn. Sự cạnh tranh trên thị trường du lịch trực tuyến diễn ra rất gay gắt, mỗi hãng lữ hành đều đưa ra các tính năng mới trên website của mình để nâng cao tính cạnh tranh. Đại lý du lịch trực tuyến Orbitz có tính năng Deal Detector, cho phép khách du lịch có thể thay đổi loại vé họ muốn mua. tức là nếu giá vé vào thời điểm khách đặt trước cao hơn so với giá vé bán vào ngày mà họ đã chọn để đi, thì tính năng mới sẽ gửi một email đến họ và họ có thể thay đổi nếu vé bán ngày hôm đó vẫn còn. KHdùng dịch vụ này hoàn toàn được miễn phí nếu đăng ký vào site này.
Còn tính năng mới nhất của Expedia là nó mô tả phòng KSvà bất kỳ những thứ liên quan khác như bao gồm tiền phòng có cả bữa sáng, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị lên cho người sử dụng.
Các hãng hàng không khắp thế giới đang tăng cường ứng dụngTMĐT như là một công cụ hiệu quả để điều chỉnh chi phí. Họ hoặc là sẽ chấm dứt hoặc cho đóng cửa các trung tâm dịch vụ điện thoại KHcủa mình.
Ngành hàng không đã chấp nhận một thực tế là các sự kiện như11/9 hoặc SARS có thể tấn công các hãng bất kỳ lúc nào, cho nên cách tốt nhất là phải có sự chuẩn bị trước. Hầu hết các hãng hàng không đều nhanh chóng lựa chọn TMĐT để kiểm soát chi phí trong khi vẫn duy trì được các sản phẩm dịch vụ của mình.
Tiêu biểu trong xu hướng này có các hãng như Air France, CathayPacific, Qantas và Thai Airways. Hầu hết các hãng này đều đã giảm bớt hoạt động của các trung tâm hỗ trợ khách hàng. Southwest Airlines (Hoa Kỳ) còn quyết định đóng cửa 3 trong 9 trung tâm dịch vụ đặt vé máy bay và tập trung vào công cụ đặt vé qua Net.
Cho đến nay, tất cả các hãng hàng không đã duy trì được một website chính thức trong khi việc đặt vé và các dịch vụ hỗ trợ khách vẫn còn phải xử lý riêng rẽ. Nhưng
*****************************************************************************
*********************************************************************
khi thị trường bị hạ ở mức thấp nhất, thì các hãng nhận thấy TMĐT là một sự lựa chọn khôn ngoan để cắt giảm chi phí.
Hiện nay, 70% lượng booking ở Mỹ đã được thực hiện trực tuyến. Các hãng như Qantas và Thai Airways cũng đã thông báo về làn sóng đặt vé máy bay trực tuyến.
Còn đối với các KS, thì việc đặt phòng qua mạng đã là “chuyện thường ngày”. Hầu như tất cả các KS đều có những website riêng cho phép KH đặt chỗ vào bất cứ lúc nào.
2.4 Tình hình ứng dụng TMĐT trong ngành du lịch – KS Việt Nam
Tại Việt Nam ngành du lịch đang được ưu tiên phát triển và là một ngành mũi nhọn. Việc ứng dụng thương mại điện tử trong ngành du lịch cũng đã được chú trọng. Tổng cục du lịch đã có website giới thiệu về Việt Nam, cũng như là các thông tin cần thiết về các cảnh đẹp và các thủ tục cho khách du lịch tại các địa chỉ:
o www.vietnamtourism.gov.vn o www.dulichvn.org.vn
o www.vietnamtouristm-info.com
Trong các website này, KH có thể tìm thấy các thông tin giới thiệu chung về đất nước – con người Việt Nam; các danh lam thắng cảnh trên khắp đất nước. Đồng thời KH cũng có thể tìm thấy các địa chỉ về KS, nhà hàng cũng như các địa chỉ của các công ty du lịch lữ hành trên cả nước. Tất cả các website này được xây dựng trên 4 ngôn ngữ: Anh, Pháp, Việt, Hoa.
Ưu điểm của website này là những KS, nhà khách bình dân trong khu vực đều có thể sử dụng website này để quảng bá hoạt động kinh doanh du lịch của mình. Website đều có phần kết nối (link) giới thiệu tiềm năng tour, tuyến, KS, hệ thống danh lam thắng cảnh, phương thức di chuyển hiệu quả nhất...
Căn cứ vào thông tin được cung cấp từ những website này, khách du lịch có thể lựa chọn nhiều phương án du lịch, giá cả nghỉ ngơi, di chuyển...Không chỉ có Tổng cục du lịch mà Các công ty du lịch và các KS cũng đều đã tự mình hoặc thuê ngoài để xây dựng những website giới thiệu sản phẩm trên mạng.
Trong ngành KS, hầu hết các KS lớn từ 2 sao trở lên đều đã có riêng website cho mình. Cấu trúc của các website này không khác so với cấu trúc các website về KS trên thế giới. Chỉ có một khác biệt duy nhất và cũng là khác biệt lớn nhất là : các website KS
*****************************************************************************
*********************************************************************
tại Việt Nam không thể đặt phòng trực tiếp qua mạng và thanh toán trực tuyến. Các website KS tại Việt Nam chỉ dừng lại ở mức giới thiệu chứ chưa phải là các website TMĐT thật sự. Tại Việt Nam việc ứng dụng TMĐT trong lĩnh vực bán vé máy bay còn rất hạn chế. [9]
Hình thức đặt phòng phổ biến nhất trong cuộc khảo sát KS năm 2010 là thông qua các đại lý du lịch và các nhà điều hành tour, chiếm 45,4%. Đặt phòng trực tiếp với KS là sự lựa chọn tiếp theo với 29,0% tổng số yêu cầu đặt phòng, trong khi đó đặt phòng qua mạng Internet và các kênh đặt phòng khách lần lược là 10.1% và 15.5%. Phương thức đặt phòng qua mạng Internet ở Việt Nam vẫn còn kém xa tỷ lệ phổ biến của phương thức này ở các nước phổ biến.[10]
Biểu đồ 1. Các kênh đặt phòng năm 2010