R hiệu chỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng việc ứng dụng thương mại điện tử của các KS tại TP huế (Trang 59 - 74)

II Cơ sở thực tiễn

2R hiệu chỉnh

chỉnh

Sai số chuẩn Củaước lượng

Durbin - watson

1 0,614a 0,377 0,364 0,42730 1,955

a Biến độc lập: (Constant), giá trị chiến lược

(Nguồn : Xử lý dữ liệu điều tra)

Kết quả này cho thấy mô hình hồi quy đưa ra là phù hợp với mức ý nghĩa 0,05. Giá trị R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) phản ánh chính xác hơn sự phù hợp của mô hình đối với tổng thể, ta có giá trị R hiệu chỉnh bằng 0,364 (hay 36,4%) có nghĩa tồn tại mô

*****************************************************************************

*********************************************************************

hình hồi quy tuyến tính giữa 2 nhóm nhân tố: nhận thức giá trị chiến lược và việc ứng dụng TMĐT của các KS. Hệ số Durbin Watson = 1,955 nằm trong khoảng (dU, 4 – dU) chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Với độ chấp nhận Tolerance (độ chấp nhận của biến) nhỏ hơn hoặc bằng 1 và hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation fator – VIF) có giá trị nhỏ hơn 10, điều này cho thấy biến độc lập không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên khẳng định rằng mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng Đa cộng tuyến.

Cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng biến được thể hiện thông qua hệ số hồi quy riêng:

Bảng 20.Thống kê phân tích các hệ số hồi quy

Các biến Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Mức ý nghĩa Thống kê đa cộng tuyến B Sai

số Beta Tolerance VIF

(Constant) 2,01

2 0,422 4,774 0,000

Giá trị chiến lược 0,551 0,102 0,614 5,388 0,000 1,000 1,000

a Biến phụ thuộc: việc ứng dụng TMĐT

(Nguồn : Xử lý dữ liệu điều tra)

Kết quả phân tích các hệ số hồi quy trong mô hình cho thấy, mức ý nghĩa của biến thành phần nhận thức giá trị (Sig.=0,000) có Sig nhỏ hơn 0,05. Do đó, ta có thể nói rằng các biến độc lập này đều tác động đến việc ứng dụng TMĐT của các KS. Nhóm nhân tố này có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều đến Việc ứng dụng TMĐT của các KS do các hệ số hồi quy mang dấu dương. Theo hệ số chưa chuẩn hóa của biến độc lập trong mô hình có giá trị báo cáo là 0,551. Theo đó mô hình được biểu diễn lại dưới dạng phương trình hồi quy tuyến tính như sau:

Việc ứng dụng TMĐT = 2,012 + 0,551*giá trị chiến lược

Theo hệ số đã được chuẩn hóa của biến độc lập trong mô hình thì có giá trị là 0,614. Theo kết quả phân tích hồi quy đó ta có mô hình được biểu diễn lại dưới dạng phương trình hồi quy tuyến tính như sau:

*****************************************************************************

*********************************************************************

Việc ứng dụng TMĐT = 2,012 + 0,614*giá trị chiến lược

Ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình:

 βo = 2,012 : phản ánh việc ứng dụng TMĐT của các KS khi không chịu tác động của yếu tố nhận thức giá trị chiến lược.

 β1 = 0,551(Theo mô hình hệ số chưa chuẩn hóa) hay 0,614 (theo mô hình hệ số chuẩn hóa) : Hệ số Beta càng cao thể hiện mức độ ảnh hưởng đối với yếu tố ứng dụng TMĐT của các KS càng cao. Như vậy, dấu dương của hệ số beta cho thấy mối quan hệ này là cùng chiều. Điều đó có nghĩa là khi tăng nhận thức giá trị chiến lược lên một đơn vị thì ứng dụng TMDT tăng lên β1 đơn vị.

 Từ các kết quả phân tích được trình bày ở trên, rút ra kết luận sau: Giả thuyết H6 đã đặt ra ban đầu được chấp nhận. Điều này có nghĩa là khi yếu tố Nhận thức giá trị chiến lược của các KS càng tăng cao và được thỏa mãn nhiều hơn thì ứng dụng TMĐT của các KS đó càng tăng cao. Đây là một gợi ý cho các KS trong việc đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường việc ứng dụng TMĐT cho các KS.

Căn cứ vào kết quả kiểm định hệ số tương quan và hồi quy tuyến tính bội, đã chứng minh có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức giá trị chiến lược, và từ giá trị chiến lược ảnh hưởng trực tiếp đến việc ứng dụngTMĐT của các KS, (theo hệ số chuẩn hóa) chúng được mô tả theo mô hình dưới đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 5. Kết quả tương quan tuyến tính của các thành phần trong mô hình nghiên cứu

*****************************************************************************

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thuấn - K42 QTKD Tổng hợp Trang 61

ỨNG DỤNG TMĐT TMĐT NHẬN THỨC GIÁ TRỊ CHIẾN LƯỢC SẴN SÀNG CỦA TỔ CHỨC SỰ HỮU ÍCH 0,614 0,451 0,332

*********************************************************************

Qua hình trên cho ta thấy được tầm quan trọng của các thành phần phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy đã chuẩn hóa. Qua đó cũng thấy được 2 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp lên nhận thức giá trị chiến lược của các KS, thông qua đó 2 nhân tố này cũng ảnh hưởng gián tiếp lên việc ứng dụng TMĐT của các KS đó. Rõ ràng nhân tố giá trị chiến lược cũng đã ảnh hưởng trực tiếp lên việc ứng dụng TMĐT của các KS. Thành phần biến độc lập nào có giá trị tuyệt đối càng lớn thì càng ảnh hưởng đến thành phần biến phụ thuộc tương ứng đó càng nhiều.

Do đó trong hình trên cho thấy việc ứng dụng TMĐT của các KS chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thành phần nhận thức giá trị chiến lược với hệ số Beta là 0,614. Và lại một lần nữa khẳng định thành phần nhận thức sự sẵn sàng của tổ chức có ảnh hưởng nhiều hơn đến nhận thức giá trị chiến lược của các KS với hệ số Beta là 0,451, tiếp theo đó là thành phần nhận thức sự hữu ích của TMĐT với hệ số Beta là 0,332

Đây chính là một trong những căn cứ để đề tài xây dựng một số nhóm giải pháp nhằm tạo một thái độ tích cực trong việc ứng dụng TMĐT của các KS. Mức độ ưu tiên của các nhóm giải pháp cũng sẽ dựa vào thứ tự quan tâm từ cao đến thấp của các KS đối với từng yếu tố.

2.2.5 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT của các Khách sạn tại TP Huế

Việc ứng dụng TMĐT của các KS là một yếu tố phụ thuộc trực tiếp vào Nhận

thức giá trị chiến lược, thông qua đó phụ thuộc gián tiếp vào rất nhiều yếu tố khác. Cụ thể ngoài các yếu tố quan trọng mà chúng ta vừa phân tích ở trên như: Sự sẵn sàng của tổ chức, Sự hữu ích và Nhận thức giá trị chiến lược thì đối với các KS, việc ứng dụng TMĐT còn có thể phụ thuộc vào xếp hạng KS, giai đoạn ứng dụng, chức vụ làm việc của người trả lời phỏng vấn, hay thời gian làm việc của họ tại KS…Như vậy để biết được xếp hạng KS có ảnh hưởng như thế nào đến việc ứng dụng TMĐT của các KS? Những KS có giai đoạn ứng dụng cao có ứng dụng TMĐT cao hơn những KS có giai đoạn ứng dụng thấp hay không? …..Để làm rõ điều này chúng ta sử dụng kiểm định về

sự khác biệt (phương pháp phương sai một yếu tố One Way Anova) giữa các đặc điểm của các KS được phỏng vấn (gồm: nhóm xếp hạng Ks, nhóm giai đoạn ứng *****************************************************************************

*********************************************************************

dụng và nhóm thời gian làm việc của người trả lời phỏng vấn) với các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT.

Mặt khác để biết được mức độ đồng ý của các Ks đối với các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT chúng ta sử dụng kiểm định giá trị trung bình của tổng thể.

2.2.5.1 Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố “Sự sẵn sàng của tổ chức” đến việc ứng dụng TMĐT của các Khách sạn tại TP Huế

Sự sẵn sàng của tổ chức là mức độ sẵn có của doanh nghiệp về nguồn lực phần cứng, nguồn lực phần mềm, nguồn lực tài chính cho việc ứng dụng Thương mại điện tử (Andrew Gemino, Nancy Mackay, Blaize Horner Reich).

Trong nghiên cứu này sự sẵn sàng của tổ chức bao gồm: TMĐT phù hợp với nhu cầu kinh doanh, KS có nguồn lực tài chính, có nguồn lực công nghệ, có nhân lực có trình độ CNTT và KS chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng ứng dụng TMĐT.

Như đã nói trên, để biết được xếp hạng KS có ảnh hưởng như thế nào đến sự sẵn sàng của tổ chức ? Những KS có giai đoạn ứng dụng cao có sự sẵn sàng cao hơn những KS có giai đoạn ứng dụng thấp hay không? Thời gian làm việc của người trả lời phỏng vấn của các KS có đánh giá khác nhau về sự sẵn sàng của tổ chức mình hay không? …..Để làm rõ điều này chúng ta sử dụng kiểm định về sự khác biệt giữa các nhóm

được phân tổ đối với yếu tố Sự sẵn sàng của tổ chức.

Bảng 21. Kết quả kiểm định One- way Anova so sánh sự khác biệt của yếu tố Sự sẵn sàng của tổ chức theo đặc điểm các KS được phỏng vấn

Yếu tố đánh giá Mức ý nghĩa

Xếp hạng KS Giai đoạn ứng dụng Thời gian làm việc

Sự sẵn sàng của tổ chức Ns (A) Ns (K) Ns (A)

(Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra) Chú thích:

(A) : Kiểm định Anova

(K): Kiểm định Kruskal – wallis

* : P < 0,05: Có sự khác biệt về mức độ đánh giá giữa các nhóm được phân tổ Ns (Non – significant): Không có sự khác biệt về mức độ đánh giá giữa các

nhóm được phân tổ

***************************************************************************** (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*********************************************************************

Qua bảng kết quả trên có thể thấy rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong việc đánh giá giữa các nhóm đặc điểm các KS được phỏng vấn với yếu tố Sự sẵn sàng của tổ chức. Điều này có nghĩa là xếp hạng KS lớn hay nhỏ, giai đoạn ứng dụng cao hay thấp, thời gian làm việc của người trả lời phỏng vấn lâu năm hay ít năm đều không có sự khác biệt trong đánh giá về Sự sẵn sàng của tổ chức. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì “Sự sẵn sàng của tổ chức” là một trong những điều kiện cần thiết để ứng dụng TMĐT của các KS. Nhận thức được điều đó nên trước khi ứng dụng TMĐT – tất cả các KS đều phải có bước chuẩn bị sẵn sàng này.

Bảng 22. Kết quả thống kê mô tả mức độ đồng ý của các KS theo nhóm yếu tố Sự sẵn sàng của tổ chức

Yếu tố Mức độ đồng ý (Tỷ lệ %) GTTB

1 2 3 4 5

TMĐT phù hợp với nhu cầu kinh doanh 0 0 6 56 38 4,32

KS có nguồn lực tài chính 0 6 16 58 20 3,92

KS có nguồn lực công nghệ 2 4 16 46 22 3,82

KS có nguồn nhân lực có trình độ CNTT 0 2 14 60 24 4,06

KS chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng ứng dụng

TMĐT 4 4 18 32 22 3,84

(Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra) Chú thích : Thang đo Likert: Từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý

Nhìn vào kết quả có thể thấy rằng các KS khác nhau sẽ có đánh giá khác nhau về sự sẵn sàng của tổ chức mình. Với các tiêu chí “TMĐT phù hợp với nhu cầu kinh doanh của KS” có 94% Ks được phỏng vấn trả lời đồng ý và hoàn toàn đồng ý, “Khách sạn có nguồn nhân lực có trình độ CNTT choTMĐT” có 84% Ks được phỏng vấn trả lời đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Cả hai tiêu chí này đều có giá trị trung bình lớn (lần lượt là 4,06 và 4,32) có thể thấy được rằng phần lớn các KS đồng ý với hai tiêu chí trên. Rõ ràng TMĐT ngày càng trở nên cần thiết cho việc kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp và đặc biệt nó càng cần thiết hơn với các KS kinh doanh du lịch, dịch vụ. Đối với các tiêu chí còn lại vẫn có tồn tại một số KS trả lời hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý. Điều này được giải thích do một số KS còn e ngại về vấn đề chi phí, tài chính, tuy nhiên con số này vẫn rất ít trong tổng số KS được phỏng vấn.

Bảng 23. Kết quả kiểm định One-Sample Testvề yếu tố Sự sẵn sàng của tổ chức *****************************************************************************

*********************************************************************

Yếu tố GTTB GTKĐ Mức ý nghĩa

Sig.

Sự sẵn sàng của tổ chức 3,99 4 0,927

(Nguồn: Xử lí dữ liệu điều tra) Chú thích: Thang đo Likert: Từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý

Qua bảng trên cũng có thể thấy rằng, sự sẵn sàng của tổ chức có giá trị sig. = 0,927 > 0,05 như vậy có thể kết luận là với độ tin cậy 95%, nên chưa có cơ sở để bác bỏ H0 với ý nghĩa thống kê, có nghĩa là mức độ đồng ý của các KS về yếu tố Sự sẵn sàng của tổ chức này là bằng 4.

2.2.5.2 Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố “Sự hữu ích của TMĐT” đến việc ứng dụng TMĐT của các Khách sạn tại TP Huế

Sự hữu ích của TMĐT là mức độ mà một người nhận thức rằng sử dụng công nghệ mới sẽ nâng cao kết quả thực hiện của họ. (Davis, 1989, 1993)

Theo đó, để biết được xếp hạng KS có ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức sự hữu ích TMĐT có thể mang lại cho phía khách hàng ? Những KS có giai đoạn ứng dụng cao có nhận thức về sự hữu ích cao hơn những KS có giai đoạn ứng dụng thấp hay không? Thời gian làm việc của người trả lời phỏng vấn của các KS có đánh giá khác nhau về sự hữu ích của TMĐT mang lại cho phía khách hàng mình hay không?….. Kết quả dưới đây sẽ thể hiện điều đó:

Bảng 24. Kết quảkiểm định One- way Anova so sánh sự khác biệt của yếu tố Sự hữu ích của TMĐT theo đặc điểm các KS được phỏng vấn

Yếu tố đánh giá Mức ý nghĩa

Xếp hạng Giai đoạn Thời gian *****************************************************************************

*********************************************************************

Yếu tố đánh giá Mức ý nghĩa

KS ứng dụng làm việc

Sự hữu ích Ns (A) *(A) Ns (A) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra) Chú thích:

(A): Kiểm định Anova

(K): Kiểm định Kruskal – wallis

* : P < 0,05: Có sự khác biệt về mức độ đánh giá giữa các nhóm được phân tổ Ns (Non – significant): Không có sự khác biệt về mức độ đánh giá giữa các

nhóm được phân tổ

Qua kết quả phân tích thể hiện ở bảng trên ta thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong việc đánh giá giữa yếu tố Sự hữu ích theo các đặc điểm phân theo xếp hạng KS và thời gian làm việc. Sự khác biệt trong cách đánh giá thể hiện ở nhóm đặc điểm phân theo giai đoạn ứng dụng (Với giá trị sig. = 0,007 <0,005) (xem phụ lục)

Để thấy rõ hơn về sự khác biệt giữa những giai đoạn ứng dụng nào, ta tiến hành phân tích sâu ANOVA. Trừ một số trường hợp nhỏ là không ứng dụng hay những KS này sẽ xếp vào giai đoạn thấp nhất (giai đoạn 1) nên sẽ không được đưa vào phân tích ở đây. Còn lại các KS đều có ứng dụng TMĐT, đều đã xây dựng website riêng của mình, tuy nhiên giai đoạn ứng dụng của các KS này là khác nhau. Do đó, đề tài nghiên cứu đã sử dụng giai đoạn ứng dụng cơ bản – (giai đoạn 2) để so sánh với các giai đoạn ứng dụng còn lại.

Kết quả phân tích cho thấy chỉ có sự khác biệt về mức độ đồng ý nhận thức sự hữu ích giữa nhóm KS có website cơ bản – giới thiệu với nhóm KS đã có website tích

hợp (với sig. = 0,004 < 0,05). Điều này cũng dễ hiểu phần lớn các KS đã ứng dụng TMĐT, đã nhận thức được sự hữu ích, tiện lợi cho khách hàng của mình trong việc ứng dụng này. Tuy nhiên có thể do một số lý do nào đó mà không thể cho phép thanh toán trực tuyến, hay đặt phòng trực tuyến, do đó sẽ có sự chênh lệch trong đánh giá về mức độ đồng ý này.

Mặt khác, không có sự khác biệt về mức độ đồng ý nhận thức sự hữu ích giữa

nhóm KS có website tương tác với nhóm KS có website tích hợp. Khi tìm hiểu các website của các KS nếu các KS đó đã có liên kết với các website khác, thì phần lớn đều cho phép đặt phòng trực tuyến hay thanh toán trực tuyến. Do đó giữa hai nhóm này không có sự khác biệt trong đánh giá về mức độ đồng ý của họ.

Kết quả cũng cho thấy rằng vẫn không có sự khác biệt trong đánh giá về mức

*****************************************************************************

*********************************************************************

độ đồng ý của tiêu chí này với các nhóm phân theo xếp hạng KS và thời gian làm việc.

Bảng 25. Kết quả thống kê mô tả mức độ đồng ý của các KS theo nhóm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng việc ứng dụng thương mại điện tử của các KS tại TP huế (Trang 59 - 74)