- Về quản lý quá trình cung ứng dịch vụ vận tải cũng tương tự như trên, gặp nhiều
4.2.1. Xu hướng phát triển của dịch vụ kho, vận tại Việt Nam
Việt nam đang tiến những bước mạnh mẽ trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO mở ra cơ hội lớn cho các DN Việt nam nói chung và các DN kinh doanh dịch vụ kho, vận Việt nam nói riêng. Toàn cầu hóa làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và kéo theo nhiều nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ hỗ trợ.Việc gia nhập tổ chức WTO mang lại cho Việt Nam nhiều lợi thế trong việc phát triển ngành logistics nói chung và dịch vụ kho, vận tải nói riêng.
Hoạt động vận tải bằng đường biển ở Việt Nam đang ngày càng phát triển. Những năm gần đây, hơn 90% lượng hàng xuất khẩu được vận chuyển bằng đường biển. Mỗi năm 154
triệu tấn hàng hóa, 233 lượt hành khách và trên 62 nghìn lượt tàu thuyền. Với việc gia nhập WTO dự báo lượng hàng hóa XNK còn lớn hơn với dự tính năm 2010 khoảng 200 triệu tấn và năm 2020 trên 400 triệu tấn nhiều việc này mở ra cơ hội cho ngành dịch vụ vận tải biển.
Hệ thống cảng biển và giao thông đường bộ ngày càng được đầu tư, nâng cấp hiện đại hơn. Vinalines đã ký thỏa thuận liên doanh với Tập đoàn SSA Marine (Hoa Kỳ) đầu tư xây dựng bến 2, 3, 4 cảng Cái Lân (Quảng Ninh) với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD. Vinalines cũng đang chuẩn bị thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong - Khánh Hòa, có khả năng tiếp nhận tàu container trọng tải lớn và cảng nước sâu Lạch Huyện (Hải Phòng) có khả năng tiếp nhận tàu 60.000 - 80.000 tấn có tính đến hướng hợp tác và huy động vốn quốc tế. Đầu tháng 1/2007, Credit Suisse (Thụy Sỹ) thỏa thuận cho Vinalines vay 1 tỷ USD để đầu tư phát triển đội tàu, xây dựng cảng. Hệ thống giao thông đường bộ cũng được nâng cấp hiện đại hơn, một số dự án đã được bàn giao trong năm 2008 như cầu Rạch Miễu, quốc lộ 1 (tuyến tránh thị xã Đồng Hới, Hà Tĩnh), quốc lộ 3 (tuyến tránh thành phố Thái Nguyên). Bên cạnh đó trong năm 2009 có 39 đề án phát triển hệ thống giao thông đường bộ đã được trình thủ tướng phê duyệt trong đó có đề án quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam đến năm 2020. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho hoạt động vận tải ở nước ta hiện nay.
Nhà nước đầu tư xây dựng các trung tâm kho vận lớn, trung tâm kho vận tại khu công nghiệp Sóng Thần I – Bình Dương với quy mô 10.000 m2 trị giá gần 6 triệu USD đã đi vào hoạt động, dự án kho vận tại Bắc Ninh với quy mô 55 ha trị giá 70 triệu USD cũng đang chuẩn bị thực hiện. Những điều kiện này nhằm thu hút nhiều hơn đầu tư nước ngoài và phát triển giao thương quốc tế, thúc đẩy hoạt động XNK.
Trước đây, trong quan hệ thương mại quốc tế, phần lớn các nhà xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB (người bán chỉ cần giao hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng theo qui định là hết trách nhiệm), còn nhập khẩu theo điều kiện CIF, CIP (người bán quyết định người vận chuyển). Như vậy quyền định đoạt về vận tải đều thuộc về DN nước ngoài, dĩ nhiên họ sẽ chỉ định một công ty nước họ để thực hiện và các công ty kinh doanh dịch vụ kho, vận của Việt Nam sẽ là người ngoài cuộc. Còn hiện nay các DN XNK của Việt Nam đang chuyển dần sang hình thức mua FOB và bán CIF. Trong
tương lai xu hướng này sẽ ngày càng phổ biến và đây là cơ hội lớn cho những DN kinh doanh dịch vụ kho, vận tại Việt Nam.