Cơ sở vật chất và lực lượng lao động phục vụ cho hoạt động tạo nguồn, mua

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tạo nguồn và mua hàng sản phẩm tươi sống của công ty TNHH co opmart huế (Trang 63)

mua hàng sản phẩm tươi sống

Kho hàng là nơi cất giữ, bảo quản hàng hoá phục vụ nhu cầu cần thiết. Có nhiều loại kho hàng khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ riêng. Vì vậy, công ty TNHH Co-opmart đã xây dựng hệ thống kho phục vụ cho việc dự trữ sản phẩm tươi sống gồm 2 kho chính: kho đông và kho mát.

Bảng 2.9: Hệ thống kho hàng dự trữ sản phẩm tươi sống của công ty TNHH Co-opmart Huế

Loại kho Số lượng kho Diện tích

Đông 1 40m2

Mát 1 60m2

(Nguồn: Phòng kế toán- công ty TNHH Co-opmart Huế) Nhiệm vụ chính của hệ thống kho hàng này là dự trữ hàng tươi sống để cung ứng cho khách hàng. Các loại sản phẩm tươi sống được đưa vào trong kho hàng khi công ty thu mua về và được xuất kho để bán cho người tiêu dùng.

Tuỳ thuộc vào những mặt hàng tươi sống mà công ty chứa sản phẩm trong kho hàng thích hợp.

- Kho đông: nhiệt độ của loại kho này từ -10oC đến -40oC. Công ty có 1 kho đông với diện tích 40m2 được dùng để dự trữ các loại thuỷ hải sản và các thực phẩm đông lạnh khác. Đặc điểm của các loại thực phẩm này rất dễ hỏng nếu không được bảo quản tốt. Mỗi loại thuỷ hải sản khác nhau cũng cần một nhiệt độ khác nhau như tôm, cá, thịt thì cần nhiệt độ từ -10oC đến -18oC, các loại hải sản khác cần nhiệt độ từ -20oC đến -22oC…Do vậy, kho đông sẽ được chia thành các khu vực dự trữ các loại thực phẩm khác nhau.

hơn các loại thuỷ hải sản nên cần diện tích kho lớn hơn. Kho mát này cũng được chia thành nhiều khu vực khác nhau để bảo quản rau củ. Khu vực bảo quản trái cây cần nhiệt độ từ +5oC đến +10oC, bảo quản các loại củ cần nhiệt độ +3oC đến +8oC, bảo quản rau xanh nhiệt độ từ +2oC đến +12oC…

Công ty TNHH Co-opmart Huế bố trí kho hàng phục vụ cho việc dự trữ các loại thực phẩm tươi sống rất phù hợp đảm bảo nguồn hàng có chất lượng tốt nhất phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng.

b. Phương tiện vận tải phục vụ hoạt động mua hàng

Phương tiện vận tải đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá về công ty đúng số lượng, chất lượng và thời gian đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Việc lựa chọn phương tiện vận tải với số lượng và hình thức phù hợp cũng góp phần tạo nên sự thành công cho hoạt động tạo nguồn và mua hàng.

Công ty TNHH Co-opmart Huế sử dụng chủ yếu là xe tải phục vụ cho việc chuyên chở sản phẩm tươi sống từ nơi thu mua về kho hàng của công ty. Vì thực phẩm tươi sống cũng chỉ là một trong những mặt hàng kinh doanh của công ty nên trong năm 2010 công ty chỉ đầu tư 1 xe tải phục vụ cho hoạt động chuyên chở loại thực phẩm này. Tuy nhiên năm 2011, do nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm này của người dân có xu hướng tăng lên nên công ty đã đầu tư thêm 1 xe tải. Việc tăng thêm phương tiện chuyên chở giúp cho việc thu mua diễn ra nhanh chóng hơn đồng thời khối lượng thực phẩm tươi sống thu mua cũng được tăng lên. Các phương tiện vận chuyển này được giao nhiệm vụ chuyên chở hàng hoá từ những nơi cung cấp nguồn hàng và giao hàng tận nơi cho công ty. Điều quan trọng đối với các phương tiện vận chuyển này là phải đảm bảo được nhiệt độ để duy trì độ tươi cho sản phẩm. Các xe tải vận chuyển các loại hải sản được đảm bảo kín, không rò rỉ, phát tán ra môi trường, không để rơi vãi, chảy nước bẩn xuống đường hoặc để thoát mùi hôi ra bên ngoài.

Phương tiện vận chuyển phục vụ cho công tác thu mua sản phẩm tươi sống được công ty TNHH Co-opmart Huế đầu tư rất tốt. Các tiêu chuẩn về phương tiện vận tải

cũng được đảm bảo để phục vụ tốt cho việc chuyên chở tạo nguồn hàng chất lượng tốt nhất cho công ty. Tuy nhiên, số lượng xe tải của công ty còn ít, trong thời gian tới công ty nên đầu tư thêm phương tiện để đáp ứng tốt hơn việc thu mua hàng hoá ở những nguồn hàng xa.

c. Lực lượng lao động phục vụ công tác tạo nguồn và mua hàng

Lực lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động tạo nguồn và mua hàng. Lực lượng này có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn hàng, kiểm tra chất lượng, tổ chức thu mua…đây là những công việc then chốt trong việc tạo nguồn hàng tốt cho công ty. Qua bảng 2.10 ta có thể thấy lực lượng lao động mà công ty Co-opmart Huế đầu tư phục vụ cho hoạt động tạo nguồn và thu mua sản phẩm tươi sống của mình.

Năm 2010, tổng lao động phục vụ cho hoạt động tạo nguồn và mua hàng là 24 người. Đến năm 2011 số lượng này tăng thêm 2 người. Nguyên nhân tăng lên này có thể do nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên nên lực lượng lao động phục vụ việc tạo nguồn hàng cũng tăng để đảm bảo được nguồn hàng tốt cho công ty. Lực lượng lao động này được phân theo 2 tiêu chí:

- Phân theo nhiệm vụ:

Năm 2010, trong tổng lao động phục vụ cho hoạt động tạo nguồn và mua hàng có 2 bảo vệ (chiếm 8,33%), 1 lái xe (chiếm 4,17%) và 21 nhân viên (chiếm 87,5%) bao gồm nhân viên giao nhận, quản lý kho hàng. Nhân viên giao nhận có nhiệm vụ nhận hàng và bốc xếp hàng hoá vào trong kho hàng của công ty. Quản lý kho hàng đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra số lượng hàng hoá nhập vào và lượng hàng xuất ra để bán cho người tiêu dùng. Tuy nhiên lực lượng lao động này có sự biến động trong năm 2011, nhân viên chiếm 84,62%, lái xe 7,69% và bảo vệ chiếm 7,69% Số lượng nhân viên tăng thêm 1 người tương ứng tăng 4,76% và số lượng lái xe cũng tăng gấp đôi do số xe tải của công ty được đầu tư thêm. Lượng bảo vệ phục vụ cho công tác này qua 2 năm vẫn không đổi. Trong năm 2011 do nhu cầu của người tiêu dùng tăng nên công ty cũng cần

hàng và lái xe được công ty tăng thêm là hoàn toàn hợp lý. Việc công ty tăng số lượng nhân viên và lái xe mục đích là thu mua khối lượng hàng hoá lớn hơn, đảm bảo nguồn hàng được cung ứng đúng thời gian phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng.

Bảng 2.10: Lực lượng lao động phục vụ cho công tác tạo nguồn và mua hàng sản phẩm tươi sống của công ty TNHH Co-opmart Huế qua 2 năm 2010-2011

ĐVT: Người

(Nguồn: Phòng Nhân sự - công ty TNHH Co-opmart Huế)

- Phân theo trình độ:

Số lượng lao động có trình độ đại học phục vụ cho công tác này qua 2 năm 2010- 2011 không thay đổi vẫn là 1 người, chiếm 4,17% năm 2010 và 3,85% trong năm 2011. Lao động trình độ trung cấp và phổ thông cũng có biến đổi nhưng không nhiều. Trình độ trung cấp năm 2011 là 3 người chiếm 12,5% tăng thêm 1 người tức tăng 33,33% so

Chỉ tiêu 2010 2011 2011/2010

Số

lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu

Người % Người % Người % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng lao động 24 100 26 100 2 108,33 I. Phân theo nhiệm vụ - Nhân viên 21 87,50 22 84,62 1 104,76 - Lái xe 1 4,17 2 7,69 1 200,00 - Bảo vệ 2 8,33 2 7,69 0 100,00

II. Phân theo trình độ

- Đại học 1 4,17 1 3,85 0 100,00

- Trung cấp 3 12,50 4 15,38 1 133,33

với 2010. Trình độ phổ thông năm 2010 là 21 người chiếm 83,33% đến năm 2011 còn 20 người chiếm 80,77% giảm xuống 1 người tương ứng giảm 5%. Lực lượng lao động có trình độ đại học đảm nhận nhiệm vụ quản lý kho hàng, kiểm tra hàng hoá xuất và nhập kho và chỉ đạo hoạt động tạo nguồn hàng cho công ty. Những lao động còn lại làm công việc giao nhận và bốc xếp hàng hoá.

Lực lượng lao động phục vụ cho hoạt động tạo nguồn và thu mua sản phẩm tươi sống được công ty phân bổ khá hợp lý. Tuỳ thuộc vào trình độ của mỗi người mà đảm nhận những công việc phù hợp nhằm tạo nên sự hiệu quả cho hoạt động tạo nguồn hàng của công ty.

2.2.4.2 Hoạt động tạo nguồn và thu mua của công ty TNHH Co-opmart Huế

a. Thông tin về các nguồn cung ứng sản phẩm tươi sống cho công ty Công ty muốn có nguồn hàng đảm bảo về chất lượng, số lượng cũng như thời gian để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng thì phải có được thông tin đầy đủ về các nhà cung ứng để đánh giá, lựa chọn tìm nơi cung ứng tốt nhất cho công ty.

Nguồn cung ứng ở Huế

Huế là nơi có nguồn sản phẩm tươi sống chất lượng tốt. Những nơi cung cấp nguồn hàng chủ yếu như xã Quảng Thành cung cấp rau củ, đầm phá Tam Giang cung cấp các loại thuỷ hải sản…

Quảng Thành trở thành một vựa rau lớn cung cấp cho Huế và các huyện, thị lân cận…Trung bình mỗi ngày, người trồng rau Quảng Thành sản xuất khoảng 5 tấn rau an toàn. Diện tích rau xanh của toàn xã khoảng hơn 60 ha; trong đó tập trung nhiều nhất tại làng Thành Trung (chiếm khoảng 40% diện tích), tiếp đó là các xã Tây Thành, Thanh Hà, Phú Lương (3 làng này chiếm cũng khoảng 40% diện tích), số còn lại được trồng ở các làng Phú Ngạn, Thủy Điền, An Thành, Kim Đôi.... Các loại rau chủ lực được trồng là xà lách, cải, rau thơm, ngò, hành, diếp cá…Màu non xanh của các loại rau gần như phủ quanh năm đồng đất của Quảng Thành. Mỗi diện tích rau xanh như vậy “quay” mỗi

năm đến 10 vụ, sản lượng rau cả xã chừng 3.000 tấn/năm. Tất cả người dân trồng rau ở xã Quảng Thành đều thực hiện nghiêm túc kỹ thuật trồng rau sạch (không sử dụng hóa chất độc hại) nên rau Quảng Thành luôn xanh ngon và sạch.

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế) có diện tích khoảng 23 nghìn ha, trải dài qua 5 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc, có nguồn động, thực vật được đánh giá là phong phú và lớn nhất ở khu vực Đông - Nam Á, với 230 loài cá, tôm (trong đó có 30 loại tôm, cá có giá trị kinh tế), chiếm 1/3 sản lượng khai thác hằng năm của địa phương. Ở đây còn có 63 loài động vật đáy, 43 loài rong, 70 loại chim, 15 loại cò biển, 171 loài phù du thực vật, 37 loại phù du động vật...Với những thuận lợi về tự nhiên nên đầm phá Tam Giang là nơi cung cấp một lượng lớn các loại thuỷ hải sản cho các chợ, siêu thị…

Nguồn cung ứng ở Đà Lạt

Công ty tìm nguồn cung ứng các loại thuỷ hải sản chủ yếu là ở địa phương. Các loại rau củ quả công ty không chỉ thu mua ở địa phương mà còn tìm những nguồn hàng từ những nơi khác để làm phong phú thêm cho hàng hoá của mình.

Ở khu vực miền Trung, công ty mở rộng tìm kiếm nguồn hàng của mình đến Đà Lạt. Diện tích gieo trồng rau các loại toàn tỉnh Lâm Đồng khoảng 27,315 ha, trong đó riêng Đà Lạt có 7,150 ha. Diện tích trồng rau ngày càng được mở rộng hình thành những vùng chuyên canh, sản xuất rau hàng hóa có quy mô lớn, chất lượng cao ở T.P. Đà Lạt, huyện Đức Trọng, huyện Đơn Dương và hiện nay đang mở rộng ở huyện Lạc Dương. Trung bình mỗi năm, sản lượng rau sạch Đà Lạt cung cấp ra thị trường khoảng 1,3 triệu tấn. Nghề trồng rau ở Đà Lạt đã có từ lâu và phát triển mạnh trong những năm cuối của thập kỷ 30. Rau Đà Lạt ngon, bổ, mang hương vị đặc thù của rau ôn đới. Những loại rau cao cấp hiện nay như bó xôi (spinach), xà lách, khoai tây hồng, lơ xanh, trắng, cải bắp xú.. đã đi vào các bữa ăn thông thường không chỉ của người dân Đà Lạt mà còn cư dân của thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây Nam Bộ, các tỉnh miền Trung và cả các nước lân cận....Thành phố Đà Lạt là nguồn cung ứng 80% rau cho cả

nước. Rau quả ở Đà Lạt có chất lượng cao, không những cung cấp cho các tỉnh trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Nguồn hàng khác

Ngoài Huế và Đà lạt thì những nơi khác như Hà Nội, Phan Thiết, Tp Hồ Chí Minh…cũng là những nơi có thể cung cấp nguồn hàng tốt cho công ty TNHH Co- opmart Huế.

Toàn bộ diện tích đất trồng rau của Hà Nội cũng mới chỉ đạt 12.000ha, tương đương với gần 30.000ha rau được gieo trồng trong cả năm. Với sản lượng đạt gần 600.000 tấn rau các loại/năm, Vùng trồng rau an toàn xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì là một trong những vùng trồng rau an toàn được các cán bộ chuyên môn hướng dẫn cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, ghi nhật ký sản xuất, chăm bón rau cụ thể. Do quy trình sản xuất rau chặt chẽ, cây rau đạt chất lượng cao nên mỗi ngày, người trồng rau Yên Mỹ cung cấp cho thị trường xấp xỉ 20 tấn rau sạch các loại. Mức giá bán các loại cà chua, dưa chuột, cải xanh, cải ngọt, bắp cải, su hào…ở mức 1.000-3.000 đồng/kg…

Một số nguồn cung cấp các loại trái cây đặc sản cho công ty: tại Tiền Giang, xoài cát Hoà Lộc được trồng nhiều ở huyện Cái Bè với khoảng hơn một ngàn ha, sản lượng hàng năm khoảng 15.000 tấn, tập trung ở 13 xã gồm Hoà Hưng, An Hữu, An Thái Trung, Tân Hưng, Tân Thanh, Mỹ Lương, An Thái Đông, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông, Thiện Trí, Hòa Khánh, Hậu Thành và Đông Hoà Hiệp; ở xã Bình Hòa Phước trên 200 hécta đất vườn hoàn toàn trồng độc có giống cây chôm chôm. Năng suất trung bình đạt tới 10 tấn/ha…

Thông tin về nguồn cung ứng các sản phẩm tươi sống trong cả nước được công ty TNHH Co-opmart Huế tìm hiểu rất kỹ. Khi những thông tin đã được thu thập đầu đủ, công ty bắt đầu phân tích, đánh giá để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhằm tạo được nguồn hàng tốt nhất cho công ty.

Mục đích của công tác này là tìm kiếm được những nhà cung ứng có đủ khả năng cung cấp cho công ty nguồn hàng với chất lượng và giá cả hợp lý. Việc lựa chọn nhà cung ứng phù hợp là vấn đề then chốt tạo nên nguồn hàng tốt cho công ty. Mỗi doanh nghiệp nói chung cũng như công ty TNHH Co-opmart Huế nói riêng đều có những tiêu chuẩn nhất định để lựa chọn nhà cung ứng.

Chất lượng sản phẩm:

Yêu cầu đầu tiên mà công ty đặt ra để lựa chọn nhà cung ứng là chất lượng sản phẩm mua vào. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu, do vậy muốn thực phẩm tươi sống của mình được người dân lựa chọn thì công ty phải tìm kiếm những nguồn cung ứng đảm bảo chất lượng. Đối với những loại rau củ được gieo trồng ở Huế được công ty lựa chọn đầu tiên do người dân ở đây không dùng các loại hoá chất độc hại cho cây trồng. Mặc khác, các khu vực trồng các loại rau củ này gần với công ty hơn những vùng khác nên công ty dễ dàng kiểm tra trực tiếp được chất lượng hàng hoá. Đối với những loại thuỷ hải sản, công ty thu mua trực tiếp từ những ngư dân đánh bắt trên đầm phá Tam Giang nên đảm bảo được độ tươi ngon của sản phẩm. Công ty cũng lựa chọn những nhà cung cấp ở Đà Lạt do nguồn hàng ở đây cũng được đảm bảo về chất lượng và chủng loại sản phẩm cũng phong phú hơn. Ngoài ra, công ty cũng có thu mua hàng tươi sống ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên sản lượng thu mua không nhiều do vị trí địa lý quá xa công ty nên việc đảm bảo

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tạo nguồn và mua hàng sản phẩm tươi sống của công ty TNHH co opmart huế (Trang 63)