Công ty TNHH Co-opmart Huế sử dụng mô hình trực tuyến chức năng cho bộ máy quản lý của mình. Đây là một trong 3 loại hình cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp. Trong mô hình này, nhân viên được chia vào các tổ phù hợp với khả năng trình độ làm việc của mình và được trực tiếp quản lý bởi các tổ trưởng. Các tổ này hoạt động dưới sự lãnh đạo đồng thời của cấp trên trực tuyến và bộ phận chức năng. Thường xuyên có sự hợp tác giữa các bộ phận để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu của công ty đồng thời tạo ra sự thống nhất trong quản lý của công ty.
- Giám đốc: là người đứng đầu ở công ty và là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty và có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc: là người được giám đốc ủy quyền để thực hiện một số công việc của công ty. Phó giám đốc phải chịu trách nhiệm về những việc được giao và những lĩnh vực mà mình phụ trách.
- Nhân viên chất lượng: Nhiệm vụ quan trọng nhất là phải kiểm tra chất lượng cũng như nắm được tình hình thực tế của hàng hóa trong công ty để đảm bảo có được nguồn hàng hóa tốt nhất phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Nếu xảy ra tình trạng hàng hóa bị hư hỏng, kém chất lượng thì phải thông báo ngay cho bộ phận quản lý hàng hóa để tìm ra biện pháp khắc phục.
- Hàng thực phẩm: bộ phận này bao gồm hai loại sản phẩm chính là : thực phẩm tươi sống, chế biến & nấu chín và thực phẩm công nghệ & đông lạnh. Phó giám đốc trực tiếp điều hành và quản lý các tổ trưởng, tổ phó của mỗi tổ thực phẩm.
+ Tổ trưởng và tổ phó tổ thực phẩm tươi sống, chế biến & nấu chín: là những người chịu trách nhiệm quản lý các mặt hàng như rau, củ, quả, cá, thịt, hải sản…
+ Tổ trưởng và tổ phó tổ thực phẩm công nghệ & đông lạnh: có trách nhiệm quản lý các mặt hàng đã được chế biến và đóng gói sẵn như bánh kẹo, bột ngọt, sữa, nước ngọt…
- Hàng phi thực phẩm: bộ phận này được chia thành 3 tổ và cũng được quản lý bởi các tổ trưởng và tổ phó.
+ Tổ trưởng và tổ phó tổ sản phẩm mềm: tổ này chịu trách nhiệm quản lý các sản phẩm may mặc như áo quần, giày dép…
+ Tổ trưởng tổ sản phẩm cứng: chịu trách nhiệm về các loại sản phẩm như xoong nồi, ấm chén, các đồ dùng trong gia đình…
+ Tổ trưởng và tổ phó tổ hóa mỹ phẩm và sản phẩm vệ sinh: tổ này chịu trách nhiệm về các mặt hàng như bột giặt, nước xả, dầu gội, sữa tắm, xà bông, nước rửa chén…
- Quầy bánh mỳ: đứng đầu là tổ trưởng, tổ này chịu trách nhiệm sản xuất và tiêu thụ các loại bánh mỳ và các loại bánh khác.
- Bộ phận hỗ trợ bán:
+ Tổ trưởng và tổ phó tổ thu ngân và dịch vụ khách hàng: lập hóa đơn thành toán cho khách hàng, tổng kết báo cáo cho bộ phận quản lý sau mỗi ca làm việc. Bên cạnh đó tiếp nhận, giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng đồng thời cung cấp những thông tin mà khách hàng cần.
+ Nhóm trưởng tổ quảng cáo khuyến mãi và thiếu nhi: chịu trách nhiệm về các chương trình khuyến mãi giảm giá của siêu thị đặc biệt là trong các dịp lễ tế, lập kế hoạch cho các hoạt động PR và tổ chức các chương trình dành cho thiếu nhi.
+ Tổ trưởng và tổ phó tổ bảo vệ: tổ này có nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho công ty. Ngoài ra còn trông giữ xe, tài sản khác của khách hàng và thực hiện các công tác phòng cháy chữa cháy trong công ty.
- Bộ phận quản trị: bộ phận này chịu trách nhiệm điều hành và định hướng các hoạt động của công ty.
+ Kế toán: nhiệm vụ của kế toán là thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phân tích thông tin, số liệu kế toán, cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
+ Bảo trì: có trách nhiệm sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị máy móc… phục vụ cho các hoạt động của công ty.
+ Giám sát kho hàng: chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát tình hình hàng hóa cũng như số lượng của mỗi loại hàng hóa ở trong kho và hàng hóa trưng bày trên quầy hàng. Quản lý hàng hóa xuất kho và nhập kho.
+ Vi tính: thực hiện việc lưu trữ, nhập và xuất dữ liệu cho các báo cáo khi cần thiết.
+ Tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm quản lý sổ sách và các kế hoạch của công ty.
+ Khu cho thuê và hợp tác: bộ phận chịu trách nhiệm về việc cho thuê mặt bằng và hợp tác với các đối tác để phát triển công ty.
Giám đốc Phó giám đốc NV chất lượng Phó giám đốc TT&TP Tổ thực phấm thực phẩm tươi sống, chế biến & nấu chín Quầy bánh mỳ Bộ phận hỗ trợ bán Bộ phận quản trị Hàng phi thực phẩm Hàng thực phẩm TT&TP Tổ thực phẩm công nghệ & đông lạnh TT&TP Tổ sản phẩm mềm TT Tổ sản phẩm cứng TT&TP Tổ hóa mỹ phẩm & sản phẩm vệ sinh TT&TP Tổ thu ngân và dịch vụ khách hàng NT Nhóm quảng cáo khuyến mãi & thiếu nhi TT & TP Tổ bảo vệ
Kế toán Khu cho thuê, hợp tác
NV TK & PK NV NV NV NV NV
a TK & PK TK & PK TK & PK
NT Bảo trì NT Vi tính Tổ chức hành Chú thích: TT: Tổ trưởng TK: Thủ kho TP: Tổ phó PK: Phụ kho NT: Nhóm trưởng NV: Nhân viên
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Co-opmart Huế qua 2 năm 2010-2011
2.1.5.1 Đánh giá về tình hình sử dụng tài sản của công ty TNHH Co-opmart Huế qua 2 năm 2010-2011
Qua 2 năm 2010-2011, tình hình tài sản của công ty có nhiều biến động. Tổng tài sản của công ty năm 2010 là 31,106 tỷ đồng, đến năm 2011 là 31,460 tỷ đồng, tăng 355 triệu đồng so với năm 2010, tương đương với 1,142%.
Tài sản ngắn hạn tăng từ 16,847 tỷ đồng lên 21,209 tỷ đồng, tương ứng với 25, 892%. Trong đó các khoản tiền và tương đương tiền tăng 556 triệu đồng tức là tăng 63,685%. Đây là một tỷ lệ tương đối cao. Tuy nhiên chỉ có tiền tăng lên còn các khoản tương đương tiền hầu như không có. Các khoản mục phải thu ngắn hạn tăng mạnh từ 1,988 tỷ đồng lên 4,313 tỷ đồng, tương ứng với 116,952%. Trong các khoản thu ngắn hạn này, khoản phải thu của khách hàng tăng không nhiều, nhưng khoản trả trước cho người bán tăng lên rất nhiều do đó làm cho các khoản phải thu ngắn hạn tăng nhanh. Cụ thể khoản phải trả trước cho người bán năm 2011 tăng 445,79% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ công ty đã phải chi một khoản tiền khá lớn để trả trước cho người bán những hàng hóa của siêu công ty. Năm 2011, hàng tồn kho của công ty tăng 1,693 tỷ đồng tương ứng với 12,703%. Việc hàng tồn kho tăng lên là một tín hiệu không tốt đối với công ty. Điều này chứng tỏ hàng hóa của công ty nhập về nhiều nhưng không tiêu thụ được có thể do nhiều lý do như hàng hóa chất lượng chưa tốt hoặc công tác bán hàng còn yếu kém…Do đó muốn giảm lượng tồn kho hàng hóa thì cần kiểm tra chặt chẽ chất lượng hàng hóa cũng như nâng cao công tác bán hàng của công ty.
Trong khi tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên thì tài sản dài hạn giảm xuống qua 2 năm 2010-2011. Cụ thể là năm 2010 tài sản dài hạn là 14,258 tỷ đồng nhưng đến năm 2011 chỉ còn 10,252 tỷ đồng tương ứng với giảm 28,096%. Tài sản dài hạn giảm xuống nhưng tài sản cố định lại tăng lên 1,439 tỷ đồng. Điều này được giải thích là do tài sản dài hạn khác giảm xuống quá mạnh. Năm 2010 tài sản dài hạn khác là 9,988 tỷ
đồng nhưng đến năm 2011 thì giảm xuống chỉ còn 4,542 tỷ đồng. Ta có thể thấy rằng tài sản dài hạn khách giảm xuống 54,525% trong khi đó tài sản cố định chỉ tăng lên 33,716%, do đó làm cho tổng tài sản dài hạn giảm xuống so với năm 2010. Tài sản cố định hữu hình giảm 33,45% nhưng tổng tài sản cố định lại tăng lên là do công ty đã phải bỏ ra một khoản khá lớn cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Chi phí này tăng lên rất nhanh trong năm 2011 cụ thể là tăng 1,259 tỷ đồng tương ứng với 78,198% so với năm 2010.
Bảng 2.1: Tình hình tài sản của công ty TNHH Co-opmart Huế qua 2 năm 2010-2011
Đvt : Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán công ty TNHH Co-opmart Huế)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh
2011/2010
GT GT +/- %
TỔNG TÀI SẢN 31.106 31.461 355 101,142
A. Tài sản lưu động, ngắn hạn 16.847 21.209 4.362 125,892
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 873 1.430 557 163,685
II. Phải thu ngắn hạn 1.988 4.313 2.325 216,952
III. Hàng tồn kho 13.328 15.021 1.693 112,703
IV. Tài sản ngắn hạn khác 658 446 -212 67,725
B. Tài sản cố định, dài hạn 14.258 10.252 -4.006 71,902
I. Tài sản cố định 4.271 5.710 1.439 133.716
2.1.5.2 Đánh giá tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty TNHH Co-opmart Huế qua 2 năm 2010-2011
Qua bảng ta thấy, tổng nguồn vốn của công ty năm 2011 là 31,460 tỷ đồng tăng 335 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với 1,142% do vốn chủ sở hữu tăng lên và nợ phải trả giảm xuống. Đây là dấu hiệu tốt đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Cụ thể là nợ phải trả năm 2010 là 20,960 tỷ đồng nhưng đến năm 2011 thì giảm xuống chỉ còn 20,756 tỷ đồng tương đương giảm 204 triệu đồng tức giảm 0,973%. Trong đó, khoản nợ ngắn hạn cũng giảm tương ứng với mức giảm của nợ phải trả do khoản nợ dài hạn của công ty không đổi qua 2 năm 2010-2011. Việc suy giảm của nợ phải trả chủ yếu là do sự giảm xuống của nợ ngắn hạn đã chứng tỏ được khả năng về tài chính của công ty ngày càng mạnh. Việc giảm xuống của nợ ngắn hạn chủ yếu là do công ty đã chi trả được các khoản vay và nợ ngắn hạn, ngoài ra còn có các khoản phải trả và phải nộp ngắn hạn khác của công ty. Trong 2 năm này doanh thu của công ty tăng lên nhờ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ nên có thể chi trả cho các khoản nợ của công ty.
Vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng lên qua 2 năm 2010-2011, nguồn vốn này tăng từ 10,145 tỷ đồng trong năm 2010 lên 10,705 tỷ đồng trong năm 2011, tức là đã tăng 560 triệu đồng tương ứng với 5,519%. Việc tăng lên này chủ yếu là do sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối còn nguồn kinh phí và các quỹ khác thì công ty không có. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng từ 145,279 triệu đồng lên 705,25 triệu đồng trong năm 2011 tương ứng tăng 559,792 triệu đồng tức 385,447%. Điều này cho thấy rằng công ty có đủ khả năng về tài chính cho hoạt động kinh doanh của mình. Việc tăng lên của vốn chủ sở hữu chứng tỏ công ty có khả năng đầu tư thêm các thiết bị máy móc, đào tạo nhân viên, đầu tư thêm hàng hóa…phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của mình.
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh của công ty TNHH Co-opmart Huế qua 2 năm 2010-2011
Đvt: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty TNHH Co-opmart Huế)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh
GT GT +/- % NGUỒN VỐN 31.106 31.461 355 111,142 A. Nợ phải trả 20.960 20.756 -204 99,027 I. Nợ ngắn hạn 20.745 20.541 -204 99,014 II. Nợ dài hạn 214 214 0 100,000 B. Vốn chủ sở hữu 10.145 10.705 560 105,519 I. Nguồn vốn chủ sở hữu 10.000 10.000 0 100,000
2 2.5.1
2.1.5.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Co-opmart Huế qua 2 năm 2010-2011
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phản ánh được tình trạng lãi lỗ của công ty. Việc đánh giá kết quả này giúp cho công ty định hướng tốt hơn cho sự phát triển trong tương lai.
Trong năm 2011 thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên 9,324 tỷ đồng tương ứng với 7,934%. Trong khi đó các khoản giảm trừ doanh thu không có nên doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng tương ứng. Việc doanh thu bán hàng tăng lên có thể là do hàng hóa của công ty đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng hay có những dịch vụ thỏa mãn tốt hơn cho khách hàng. Điều này rất khả quan đối với hoạt động của công ty, nếu duy trì được những điều đó thì hoạt động kinh doanh của công ty sẽ rất phát triển.
Giá vốn hàng bán cũng có những biến động tăng theo doanh thu. Năm 2010, giá vốn hàng bán là 92,8 tỷ đồng nhưng đến năm 2011 là 100,239 tỷ đồng tăng 7,439 tỷ đồng tương ứng với 8,016%. Qua đó ta thấy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhanh hơn so với tốc độc tăng của doanh thu, điều này rất đáng lo ngại đối với công ty. Co- opmart Huế nên tìm ra nguyên nhân của vấn đề này là biện pháp khắc phục một cách hiệu quả nhất để không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Việc giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn so với doanh thu đã làm cho lợi nhuận gộp tăng chậm lại. Cụ thể là lợi nhuận gộp năm 2011 chỉ tăng 1,885 tỷ đồng tương ứng với 7,626% so với năm 2010.
Doanh thu từ hoạt động tài chính cũng có xu hướng tăng lên trong năm 2011. Tuy nhiên mức tăng cao hơn so với doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu này chỉ tăng 2,347 tỷ đồng tức tăng 13,881% so với năm 2010. Công ty cũng đã bỏ ra chi phí lớn hơn cho hoạt động bán hàng trong năm 2011. Việc bỏ thêm chi phí cho
hoạt động bán hàng cũng là việc làm hợp lý, điều này sẽ nâng cao hiệu quả của công tác bán hàng nhằm mục đích giảm bớt lượng hàng tồn kho còn khá nhiều của công ty. Chi phí bán hàng đã tăng thêm 964 triệu đồng tương ứng 3,848%. Việc bán được hàng và thu được doanh thu là mục đích chủ yếu của công ty, do vậy việc chi phí bán hàng tăng thêm này cũng là điều hiển nhiên. Không chỉ có chi phí bán hàng mà chi phí cho việc quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên. Khoản chi phí này tăng thêm 865 triệu đồng tương ứng 264,331%. Việc tăng thêm chi phí để quản lý doanh nghiệp để củng cố lại cơ cấu tổ chức cũng như đào tạo nhân viên cũng là một điều nên làm nhưng chi phí này tăng quá cao.
Tuy nhiên, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty lại là con số âm vì chi phí bỏ ra cho hoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp cũng như hoạt động tài chính lớn hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp thu được. Mặc dù những chi phí bỏ ra cho những hoạt động đó là cần thiết nhưng công ty cũng nên tính toán hợp lý để có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng trong năm 2011 lợi nhuận thuần vẫn còn âm nhưng đã tăng thêm 88 triệu đồng tức tăng 5,869%. Mặc dù,