- Phương pháp thu thập thông tin:
2.2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo kết cấu mặt hàng
Dưới đây là biểu bảng sản phẩm của Công ty cổ phần An Phú Thừa Thiên Huế. Các mặt hàng với chất lượng và thành phần khác nhau, mặt hàng của Công ty đa dạng và phong phú, phục vụ rất tốt cho các Công trình trọng điểm của tình nhà và các tỉnh lân cận.
Bảng 5: Các mặt hàng kinh doanh của Công ty:
Tên mặt hàng Loại ĐVT Tên mặt hàng Loại ĐVT
I. Xi măng 2. Dầu Diesel Lít
1. Xi măng Kim Đỉnh PCB30 Tấn 3. Dầu Hỏa Lít
2. Xi măng Kim Đỉnh PCB40 Tấn 4. Dầu nhờn các loại Lít
3. Xi măng Sông Gianh PCB30 Tấn III. Sắt thép
4. Xi măng Sông Gianh PCB40 Tấn 1. Sắt Hòa Phát Cây
5. Xi măng Nghi Sơn PCB40 Tấn 2. Sắt Việt Úc Cây
6. Xi măng Long Thọ PCB30 Tấn 3. Sắt Thái Nguyên Cây
7. Xi măng Phúc Sơn PCB40 Tấn 4. Sắt Pomina Cây
8. Xi măng Bút Sơn PCB30 Tấn 5. Sắt ống các loại Kg
9. Xi măng Hoàng Mai PCB40 Tấn 6. Thép buộc Cây
II. Xăng dầu 7. Xà gồ Cây
1. Xăng 92 Lít 8. Tôn Tấm
( Nguồn phòng kinh doanh)
Các mặt hàng Công ty kinh doanh chủ yếu là Xi măng và các loại sắt thép được cung ứng từ các nhà máy sản xuất sắt thép có uy tín, chất lượng tốt và được người tiêu dùng ưa chuộng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và khí hậu địa phương. Hàng năm doanh thu từ các mặt hàng này chiếm 85% tổng doanh thu của Công ty từ hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra Công ty còn kinh doanh các mặt hàng khác như Xăng dầu, xà gồ, tôn… các mặt hàng này được nhập từ trong nước, và các mặt hàng vật tư nông nghiệp khác… Quá quá trình hoạt động Công ty đã khẳng định được chất lượng, uy tín và tên tuổi trên thị trường cũng như trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Vì giới hạn nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu tình hình tiêu thụ của các mặt hàng VLXD nên các mặt hàng khác không đưa vào kết quả và nội dung nghiên cứu.
Công ty cổ phần An Phú Tổng đại lý Nhà bán buôn Cửa hàng bán lẻ Người tiêu dùng
Cơ cấu các mặt hàng VLXD chủ yếu là sắt thép, xi măng…. Công ty luôn chú trọng đến khâu nhập sản phẩm từ trong nước và nước ngoài với các thương hiệu uy tín, chất lượng. Nhằm tạo hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng, được khách hàng tin tưởng và sử dụng nên có kết quả kinh doanh khá tốt.
Bảng 6. Doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng
(ĐVT: Triệu đồng) Sản phẩm 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 GT % GT % GT % +/- % +/- % Khác 101.013 49,89 106.259 50,04 108.325 48,60 5.246 5,19 2.066 1,94 Xi măng các loại 30.647 15,14 33.593 15,82 36.183 16,23 2.946 9,61 2.590 7,71 Sắt thép các loại 70.830 34,98 72.511 34,14 78.388 35,17 1.681 2,37 5.877 8,10 Tổng 202.490 100 212.363 100 222.896 100 9.873 4,88 10.533 4,96
( Nguồn: Phòng kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy mặt hàng sắt thép chiếm vai trò quan trọng trong doanh thu theo mặt hàng của Công ty.
Trong năm 2010 mặt hàng sắt thép các loại công ty cung cấp ra thị trường tăng 2,37% so với năm 2009 tương đương tăng 1.681 triệu đồng. Riêng mặt hàng xi măng các loại tăng mạnh hơn đến 9,61% so với năm 2009, tương đương 2.946 triệu đồng. Các sản phẩm khác cũng tăng 5,19% tương đương 5.246 triệu đồng.
Năm 2011 so với năm 2010, các sản phẩm công ty cung cấp tiếp tục tăng, tuy nhiên, mức tăng của từng loại lại có sự thay đổi đáng kể so với trước đó. Cụ thể, mặt hàng sắt thép các loại có mức tăng cao nhất, tới 8,10% tương đương tăng 5.877 triệu đồng so với năm 2010. Mặt hàng xi măng sắt thép cũng có mức tăng tương tự với 7,71% tương đương 2.590 triệu đồng. Trong năm 2011 so với năm 2010, các loại mặt hàng khác ngoài VLXD có mức tăng ít chỉ có 1,9% tương đương 2.066 triệu đồng. Như vậy, qua ba năm, cơ cấu các sản phẩm của công ty vẫn không có nhiều thay đổi. Mặt hàng VLXD vẫn là mặt hàng chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản
phẩm của công ty. Đồng thời, dù đây là thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng công tu vẫn đảm bảo mưc tăng giá trị sản phẩm cung cấp ra thị trường tăng hàng năm. Đây có thể là một dấu hiệu tốt, cần duy trì. Tuy nhiên, công ty cần chú ý để đảm bảo vẫn duy trì mức tăng trưởng bình quân nhưng giữ mức chi phí thấp để tăng lợi nhuận
Bảng 7. Doanh thu theo thị trường ( ĐVT: Triệu đồng) Thị trường 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 GT % GT % GT % +/- % +/- % T.P Huế 98.462,512 48,63 101.372,451 47,74 107.421,162 48,19 2.909,94 2,96 6.048,71 5,97 Ven TP. Huế 75.374,274 37,22 78.274,483 36,86 80.466,232 36,10 2.900,21 3,85 2.191,75 2,80 Ngoại tỉnh 28.653,214 14,15 32.716,066 15,40 35.008,606 15,71 4.062,85 14,18 2.292,54 7,00 Tổng 202.490 100 212.363 100 222.896 100 9.873 4,88 10.533 4,96
Biểu đồ 6: Biến động doanh thu theo thị trường của Công ty (ĐVT: triệu đồng)
( Nguồn phòng kinh doanh)
Nhìn vào bảng thống kê ta thấy doanh số bán của vùng trung tâm thành phố Huế vẫn lớn hơn vùng ven thành phố hẻo lánh và ngoại tỉnh. Điều này thể hiện ở số liệu qua từng năm trên đó là: Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 2.909,94 (tr đ) tương đương với mức tăng về tỷ lệ là 2,96% và đến năm 2010 so với năm 2010 tăng 6.048,72 (tr đ) tương ứng với 5,97%. Điều này cho thấy rằng trong giai đoạn từ năm 2009- 2011 thì doanh thu của Công ty có sự tăng mạnh, từ tăng 2,96% lên 5.97%. Điều này được giải thích vì các chính sách của nhà nước kích thích cầu và phát triển vùng trung tâm thành phố. Và việc xây dựng các chung cư, khách sạn, nhà nghỉ, Công ty … tăng nhanh.
Đối với vùng ven thành phố Huế thì nó luôn tăng mạnh về các năm và các giai đoạn. Cụ thể là: Năm 2010 doanh thu tăng 2.900,21 ( tr đ) tương ứng với 3,85% so với năm 2009, năm 2011 doanh thu tăng 2.191,75 (tr đ) tương ứng với 2,80% so với năm 2010. Mặc dù đây là mức tăng không cao nhưng nó luôn tăng dều qua các năm. Nguyên nhân của việc gia tăng doanh thu này là do đời sống của người dân ở các vùng ven TP. Huế được tăng dần và nhu cầu xây dựng nhà của họ cũng tăng. Mặc dù đây là con số không lớn nhưng nó đáng ghi nhận và khích lệ tinh thần của nhân viên và đội ngũ cán bộ của Công ty vì đây là một thị trường không được là thị trường mục tiêu.
Còn đối với thị trường ngoại tỉnh: Mức doanh thu của nó cũng có sự tăng đều qua các năm. Cụ thể là năm 2010 tăng 14,18% so với năm 2009, năm 2011 tăng 7% so với
năm 2010. Đây là thị trường có sự khó khăn trong vận chuyển hàng hóa và sự tin tưởng của khách hàng đối với Công ty chưa được đảm bảo nên doanh thu của Công ty đạt được như vậy đã là khá tốt.
Như vậy nhìn chung thì doanh thu tiêu thụ theo thị trường tiêu thụ theo thị trường thì thị trường ở vùng T.P Huế mang lại cho Công ty nhiều lợi nhuận nhất, là thị trường mục tiêu chính của Công ty. Công ty nên có các chiến lược kinh doanh hợp lý cho vùng thị trường mục tiêu này, nhằm nâng cao uy tín của Công ty trong tâm trí khách hàng mục tiêu, và nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trong thị trường mục tiêu này.
2.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo các quý trong năm
Bảng 8: Doanh thu tiêu thụ của Công thu theo quý.
(ĐVT: Triệu đồng) Stt Các quý 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 GT % GT % GT % +/- % +/- % 1 Quý 1 44.398 21,93 47.467 22,35 49.529 22,22 3.069 6,91 2.062 4,34 2 Quý 2 49.893 24,64 53.467 25,18 55.396 24,85 3.574 7,16 1.929 3,61 3 Quý 3 60.938 30,10 63.345 29,83 67.782 30,41 2.047 3,95 4.437 7,00 4 Quý 4 47.216 23,32 48.084 22,64 50.189 22,52 868 1,83 2.105 4,38 5 Cả năm 202.490 100 212.363 100 222.896 100 9.873 4,88 10.533 4,96
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Nhìn chung, doanh thu hoạt động kinh doanh của Công ty có xu hướng tăng qua từng năm. Cụ thể năm 2010 sản lượng tiêu thụ tăng 9.873(tr.đ) so với năm 2009 tương đương với mức tăng 4,88%, sản lượng tiêu thụ trong 4 quý lần lượt tăng so với năm 2009, với mức tăng trong 3 quý đầu năm lần lượt là quý I tăng 3.069(tr.đ), quý II tăng 3.574(tr.đ), quý III tăng 2.047(tr.đ) và tăng nhẹ trong quý IV với mức tăng sản lượng là 868(tr.đ).
Trong năm 2011, tuy tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự cố gắng của Công ty cùng với những chính sách trong hoạt động mở rộng thị trường, Công ty không những đã duy trì được sản lượng tiêu thụ trong năm 2010 mà còn gia tăng sản lượng tiêu thụ qua đó gia tăng doanh thu tiêu thụ cho Công ty, cụ thể doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong năm 2011 tăng 10.533 (tr.đ) so với năm 2010 tương đương với mức tăng 4.96%. Trong đó mức tăng doanh thu tiêu thụ của Công ty trong từng quý lần lượt
là 2.062 (tr.đ) trong quý I, 1.929 (tr.đ) ở quý II, 4.437 (tr.đ) trong quý III và mức tăng trong quý IV là 2.105(tr.đ).