4. Phương pháp nghiên cứu
2.2.5. Phân tích nhân tố khẳng địn h CFA
Các thang đo các khái niệm được đánh giá sơ bộ thông qua phân tích nhân tố khám phá và hệ số tin cậy Cronbach’s alpha. Tiếp tục tiến hành nghiên cứu để đánh giá lại các thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Phân tích CFA trong phân tích cấu trúc tuyến tính - SEM có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp truyền thống (phương pháp hệ số tương quan, phân tích nhân tố khám phá). Nguyên nhân là CFA cho phép ta kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo lường như mối quan hệ giữa một khái niệm nghiên cứu và các khái niệm khác mà không bị chệch do sai số đo lường. Hơn nữa, ta có thể kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo
mà không cần dùng nhiều nghiên cứu như trong phương pháp truyền thống MTMM (Steenkamp & Van Trijp 1991)
Sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường được chỉ ra bởi/hoặc giá trị xác suất thống kê Chi-Square lớn hơn 0,08, các chỉ số GFI, TLI hoặc CFI có giá trị lớn hơn 0,9 và chỉ số RMSEA dưới 0,08 (Browne và Cudek, 1992). Trong nghiên cứu thực tế CMIN/df < 5 (với mẫu n ≥ 200); hay CMIN/df < 3 (khi cỡ mẫu n ≤ 200) thì mô hình được xem là phù hợp tốt (Kettinger và Lee, 1995).
(Nguồn: Kết quả phân tích CFA trong AMOS)
• Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Bảng 18: Các chỉ số thể hiện độ phù hợp của mô hình nghiên cứu
Chỉ số Giá trị các chỉ số
của mô hình
Giá trị tham chiếu của mô hình tốt Chi-square/df 1,337 < 3 TLI 0,927 > 0,9 GFI 0,864 > 0,9 CFI 0,939 > 0,9 RMSEA 0,053 < 0,08
(Nguồn: Kết quả phân tích CFA trong AMOS)
Từ Bảng 18 cho thấy các chỉ số đo độ phù hợp mô hình đều đạt yêu cầu: Chi- square/df = 1,337 (< 3), TLI = 0.927 (>0,9), CFI=0.939 (>0,9) và RMSEA = 0,053 (<0,08), chỉ số GFI = 0,864 xấp xỉ bằng 0,9 nên có thể kết luận mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
• Giá trị hội tụ
Từ Bảng 19 cho thấy các trọng số chuẩn hóa của thang đo dao động từ 0,516 đến 0,869. Như vậy, các hệ số này đều cao (lớn hơn 0,5) và đều có ý nghĩa thống kê (P-value = 0,000) nên các khái niệm đạt được giá trị hội tụ.
Bảng 19: Các trọng số chuẩn hóa của thang đo Khái niệm và các chỉ bảo Trọng số nhân tố C13-TEAM1 0,869 C16-TEAM2 0,685 C14-TEAM3 0,740 C15-TEAM4 0,686 C12-DIRECT1 0,558 C11-DIRECT2 0,617 C8-DIRECT3 0,589 C10-DIRECT4 0,804 C9-DIRECT5 0,516 C17-FAIR1 0,704 C18-FAIR2 0,728 C20-FAIR3 0,615 C19-FAIR4 0,555 C2-COM1 0,807 C1-COM1 0,699 C3-COM1 0,721 C4-TRAIN1 0,823 C5-TRAIN2 0,802 C6-TRAIN3 0,628
• Tính đơn nguyên
Mô hình đo lường này phù hợp với dữ liệu thị trường và không có trường hợp các sai số của các biến quan sát có tương quan với nhau, do đó tập biến quan sát đạt được tính đơn nguyên (Steenkamp & Van Trijp, 1991) (trích dẫn từ Nguyễn Khánh Duy, 2009, trang 21).
• Giá trị phân biệt
Từ Bảng 20 cho thấy hệ số tương quan giữa các cặp khái niệm nghiên cứu giao động từ 0,314 đến 0,671 đều nhỏ hơn 0,9 (Nguyễn Khánh Duy); các giá trị (1- r)/SE đều lớn hơn 1,96. Bên cạnh đó, các giá trị P-value đều nhỏ hơn 0,05 nên hệ số tương quan của từng cặp khái niệm khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Do đó, các khái niệm này đạt được giá trị phân biệt.
Bảng 20: Mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu
Mối quan hệ Ước lượng
r SE=SQRT((1-r
2)/(n-2)) CR=(1-r)/SE valueP-
DINH HUONG <--> NHOM 0,671 0,068256682 4,820040947 0,00 CONG BANG <--> NHOM 0,486 0,08045443 6,388709759 0,00 NHOM <--> GIAO TIEP 0,452 0,082116907 6,673412565 0,00 DAO TAO <--> NHOM 0,562 0,076144154 5,752247237 0,00 DINH HUONG <--> CONG BANG 0,486 0,08045443 6,388709759 0,00 DINH HUONG <--> GIAO TIEP 0,473 0,081108371 6,497479798 0,00 DINH HUONG <--> DAO TAO 0,652 0,069799713 4,985693819 0,00 CONG BANG <--> GIAO TIEP 0,314 0,08740147 7,848838245 0,00 CONG BANG <--> DAO TAO 0,33 0,086900489 7,70996816 0,00 DAO TAO <--> GIAO TIEP 0,483 0,080607387 6,413804229 0,00 (Nguồn: Kết quả phân tích CFA trong AMOS)
• Đánh giá độ tin cậy của các thang đo
Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua ba chỉ số: độ tin cậy tổng hợp CR (composite reliability), tổng phương sai trích AVE (variance extracted), và hệ số Cronbach’s alpha.
Giá trị CR và AVE được tính trên cơ sở trọng số nhân tố ước lượng trong mô hình CFA của các thang đo thông qua phần mềm Excel. Hệ số Cronbach’s alpha được tính từ phần mềm SPSS 15.0. Kết quả thể hiện trên Bảng 21.
Bảng 21: Kết quả Cronbach’s alpha, độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích của các biến số nghiên cứu
Khái niệm và các chỉ bảo
Làm việc
nhóm
Anh/chị thích làm việc với mọi người trong bộ phận của anh/chị. Làm việc nhóm được khuyến khích và thực hiện trong công ty. Nhân viên trong bộ phận của anh/chị sẵn sàng hợp tác với nhau. Khi cần sự hỗ trợ, anh/chị luôn nhận được sự hợp tác của các phòng ban, bộ phận trong công ty.
α= 0,830 ; CR = 0,83; AVE = 0,56
Phần thường và đinh hướng
kế hoạch
tương lai
Anh/chị hoàn toàn ủng hộ các mục tiêu của công ty.
Anh/chị được chia sẻ thông tin về các mục tiêu của công ty. Tiền thưởng nhận được tương xứng với kết quả đóng góp của anh/chị vào công ty.
Công ty có chiến lược phát triển trong tương lai rõ ràng.
Anh/chị hiểu rõ về các khoản tiền thưởng và phúc lợi trong công ty. α= 0,742; CR = 0,810; AVE = 0,50 Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị
Không có sự thiên vị trong các chính sách thăng tiến. Chính sách khen thưởng trong công ty là công bằng.
Cấp quản lý của anh/chị luôn luôn nhất quán khi thực thi các chính sách liên quan đến nhân viên.
Tiền lương anh/chị nhận được tương xứng với mức độ đóng góp của anh/chị.
α= 0,739; CR = 0,746 ; AVE = 0,43
Giao tiếp trong tổ chức
Anh/chị có đủ thông tin để thực hiện công việc.
Những thay đổi về chính sách liên quan đến nhân viên trong công ty đều được thông báo rõ ràng.
Anh/chị nhận được sự hướng dẫn của cấp trên khi gặp khó khăn trong việc giải quyết công việc.
α= 0,772; CR = 0,678; AVE = 0,52
Đào tạo và phát triển
Anh/chị được tham gia các chương trình đào tạo theo yêu cầu của công việc.
Anh/chị được huấn luyện các kỹ năng công việc cần thiết để thực hiện tốt công việc.
Anh/chị có nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp trong công ty.
α= 0,788; CR = 0,687; AVE = 0,43
Bảng kết quả trên cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy tổng hợp (CR > 0,5) và hệ số Cronbach’s alpha (α > 0,6). Về phương sai trích, các thang đo “Làm việc nhóm”, “Phần thưởng và định hướng kế hoạch tương lai”, “Giao tiếp trong tổ chức” có phương sai trích đạt yêu cầu (AVE ≥ 0,5). Hai thang đo “Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị” và “Đào tạo và phát triển” có phương sai trích gần 0,5 nên cũng được chấp nhận.