Tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị của

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch quốc tế của di sản văn hóa phi vật thể “nhã nhạc cung đình huế (Trang 96 - 97)

5. Kết cấu của khóa luận

3.3.4 Tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị của

Phục hồi môi trường diễn xướng nguyên thủy của Nhã nhạc: phục hồi các lễ hội để tái tạo môi trường diễn xướng cho Nhã nhạc như lễ Tế Giao (tế trời); lễ Truyền lô (xướng tên các Tiến sĩ)… Tiến hành trùng tu nhà hát cổ ở Huế, phục hồi và xây dựng các chương trình biểu diễn phục vụ nhu cầu của du khách.

Muốn hấp dẫn khách phải có không gian, vị trí thưởng thức “Nhã nhạc Cung đình Huế” phù hợp tức là chúng ta phải biết cách tạo hiệu ứng, cách trang trí ấn tượng, bắt mắt, tuân thủ các giá trị văn hóa thẩm mỹ. Không gian, vị trí càng hợp lí, hiểu quả thì chất lượng sản phẩm càng đẹp, thậm chí nó truyền thụ được các giá trị mà sản phẩm du lịch muốn hướng tới khách. Phải tái hiện cho được những mô hình và khung cảnh diễn xướng thật hoàn chỉnh để có thể phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất nhằm nâng cao khả năng thu hút khách, để thật sự gây nên một ấn tượng tốt đẹp làm cho khách ra đi mà còn lưu luyến ngày trở lại.

3.3.4 Tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị của “Nhã nhạc Cung đình Huế”. Huế”.

- Tiến hành công tác sưu tầm thêm các bài Nhã nhạc có thể còn lưu truyền và lưu giữ trong dân gian. Gặp gỡ, trao đổi với những nghệ nhân và những người hiểu biết, những nhân chứn lịch sử nhằm thiết lập cơ sở cụ thể, xác thực, vững chắc về những vấn đề liên quan đến Nhã nhạc. Tiến hành thu băng, chụp hình, quay phim những diễn xuất giai điệu, ca từ mà các nghệ nhân trình bày kèm với các ảnh, động tác và lí lịch cá nhân của họ. Khai thác những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo quý giá còn nơi họ một cách khẩn trương, vì những nghệ nhân hiện còn đều đã lớn tuổi, như ông La Cháu, ông Lữ Hữu Thi, ông Trần Kích, ông Nguyễn Mạnh Cẩm,…

- Tiến hành điều tra các giá trị văn hóa liên quan đến Nhã nhạc, bao gồm các thể loại, môi trường trình diễn, quá trình biểu diễn và những vấn đề liên quan khác. Xây dựng danh mục về các công trình cần bảo tồn, tiến độ và kế hoạch công việc cần làm cho từng năm. Lập kế hoạch sưu tầm các tư liệu sách vở, phim ảnh, băng từ,…đặc biệt chú trọng đến những đĩa nhạc (như đĩa Việt Nam 1, do hội đồng Âm nhạc Thế giới thực hiện năm 1960, dưới sự bảo trợ của UNESCO). Nhân bản tư liệu để cất giữ, đề phòng sự xuống cấp, sự hỏng hóc do điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Huế gây ra. Thực tế cho thấy hiện nay, các tài liệu này đang phân tán nhiểu nơi: ở các kho lưu trữ, các thư viện, các tử sách tư nhân trong và ngoài nước. Do vậy, phải có kế hoạch hợp tác nhằm tìm kiếm để bổ sung cả về tư liệu sách báo, y phục, nhạc cụ, kinh nghiệm,…

- Nghiên cứu các địa điểm có thể tổ chức Nhã nhạc mà vẫn giữ được ý nghĩa của “Nhã nhạc Cung đình Huế” nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách thưởng thức Nhã nhạc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch quốc tế của di sản văn hóa phi vật thể “nhã nhạc cung đình huế (Trang 96 - 97)