Sơ lược công tác bảo tồn và hợp tác quốc tế trong công tác bảo tồn và phát huy

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch quốc tế của di sản văn hóa phi vật thể “nhã nhạc cung đình huế (Trang 45 - 46)

5. Kết cấu của khóa luận

2.1.1.4 Sơ lược công tác bảo tồn và hợp tác quốc tế trong công tác bảo tồn và phát huy

giá trị của Di sản Văn hóa phi vật thể “Nhã nhạc Cung đình Huế”.

- Từ năm 1993-1995, sau khi di sản kiến trúc Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, một dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế đã được đệ trình Chính phủ Việt Nam.

- Ngày 12/2/1996, Chính phủ Việt Nam đã có Quyết định số 105/TTg phê duyệt Dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế 1996 – 2010, trong đó mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cung đình Huế là một trong ba mục tiêu chính của Dự án và được chỉ rõ: Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống cung đình bao gồm: nhạc cung đình, múa cung đình, tuồng cung đình, lễ hội cung đình.

- Ngày 20/1/1998, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ra Nghị quyết số 06- NQ/TV về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế, trong đó khẳng định bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cung đình Huế là một trong ba mục tiêu chính của công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Cố đô Huế.

- Ngày 18/6/1999, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định số 1264/QĐ-UB về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung tâm bảo tồn Di Tích Cố đô Huế; trong đó khẳng định bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, nghệ thuật truyền thống văn hóa cung đình Huế…để không ngừng nâng cao khả năng hưởng thụ văn hóa của nhân dân và phục vụ cho sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh nhà.

Đồng thời cho phép thành lập Nhà hát truyền thống Cung đình Huế để bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cung đình Huế.

- Ngày 30/7/2001, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ra nghị quyết số 04-NQ-TU về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế trong thời kỳ 2001- 2005 theo Quyết định 105/TTg của thủ tướng Chính phủ, trong đó mục tiêu bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể cung đình Huế cần tiếp tục đẩy mạnh và phát huy giá trị.

- Ngày 9/4/2002, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn số 231 VH-UB về việc lập hồ sơ Âm nhạc Cung đình Việt Nam-Nhã nhạc đề nghị UNESCO công nhận là kiệt tác Di sản Văn hóa Phi vật thể và truyền khẩu của Nhân loại (đợt 2) để tạo điều kiện phục hồi nền âm nhạc truyền thống Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị mai một.

- Ngày 24/7/2002, Chính phủ Việt Nam đã có công văn số 4089/VPCP-VX về việc lập hồ sơ Âm nhạc Cung đình Việt Nam: Nhã nhạc là loại hình âm nhạc truyền thống tiêu biểu của Việt Nam để đề nghị UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản Văn hóa Phi vật thể và truyền khẩu của Nhân loại đợt 2, năm 2003.

- Tháng 3/1994, UNESCO phối hợp với Bộ Văn hóa Thông tin và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức hội nghị quốc tế về Bảo vệ và gìn giữ phục hồi văn hóa phi vật thể vùng Huế. Sau Hội nghị Bộ Văn hóa Thông tin và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có các nội dung cụ thể để bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể cung đình Huế. Hội nghị đã đề xuất mở lớp Nhã nhạc bậc đại học tại trường Đại học Nghệ thuật Huế.

- Dự án đào tạo Nhã nhạc đầu tiên ở Việt Nam đã được xây dựng và được Bộ giáo dục đào tạo chấp nhận. Chính phủ Nhật Bản thông qua Japan Foundation Asia Center đã tài trợ cho khóa học này, cùng với kinh phí đào tạo của Việt Nam, lớp chính thức khai giảng vào tháng 9/1996.

- Tiếp theo là dự án đào tạo diễn viên ca múa cung đình Huế bậc Cao đẳng với 28 diễn viên đã được Bộ giáo dục đào tạo chấp nhận. Sau khi tốt nghiệp đội ngũ diễn viên này đã về công tác tại Nhà hát Nghệ thuật Cung đình thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.

- Từ năm 1997-2002, Japan Foundation Asia Center đã tài trợ để tổ chức các buổi tọa đàm về Nhã nhạc với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà quản lý và đào tạo. Trong đó có đoàn giáo sư Nhật Bản, Pháp, Philipin, Việt Nam bao gồm: Giáo sư Tiến sĩ Yamaguchi Osama (Đại học Osaka), Giáo sư Tiến sĩ Shiraishi Masaya (Đại học Waseda), Giáo sư Tiến sĩ Kumada Naoko (Đại học Kobe), Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê (Đại học Sorbonne), Giáo sư Tiến sĩ Jose Maceda (Đại học tổng hợp Philipin), Giáo sư Tiến sĩ Tô Ngọc Thanh (Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam).

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch quốc tế của di sản văn hóa phi vật thể “nhã nhạc cung đình huế (Trang 45 - 46)