5. Kết cấu của khóa luận
2.1.4.1 Biến động lượt vé khách quốc tế thưởng thức “Nhã nhạc Cung đình Huế” tạ
nhà hát Duyệt Thị Đường và Minh Khiêm Đường giai đoạn (2008-2010).
ĐVT: Lượt vé Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % Loại 100 000 đồng 1 010 807 577 - 203 - 20,10 - 230 - 28,50 Loại 50 000 đồng 13 884 9 514 8 588 - 4 370 - 31,46 - 926 - 9,73 Tổng 14 894 10 321 9 165 - 4 573 - 30,70 - 1 156 - 11,20 (Nguồn: Nhà hát NT TT Cung đình Huế) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng lượt biểu diễn của “Nhã nhạc Cung đình Huế” bao gồm hai loại vé đó là loại vé 100 nghìn đồng và loại vé 50 nghìn đồng. Tổng lượt vé của cả hai loại thay đổi theo chiều hướng giảm dần.
- Nếu như năm 2008, tổng lượt vé loại 100 nghìn đồng là 1 010 lượt thì sang năm 2009 là 807 lượt, giảm đi 203 lượt, tương ứng với tỷ lệ giảm 20,10%. Đến năm 2010, con số này chỉ còn 577 lượt, tức là đã giảm gần gấp đôi mức giảm so với năm 2008, với tỷ lệ giảm 28,50% so với năm 2009.
- Tổng lượt vé loại 50 nghìn đồng năm 2008 là 13 884 lượt thì sang năm 2009 là 9 514 lượt, giảm đi 4 370 lượt, tương ứng với tỷ lệ giảm 31,46%. Đến năm 2010 là 8 588 lượt, với tỷ lệ giảm 9,73%.
- Tổng lượt vé cả hai loại năm 2008 là 14 894 lượt thì sang năm 2009 là 10 321 lượt, giảm đi 4 573 lượt, tương ứng với tỷ lệ giảm 30,7%. Đến năm 2010 là 9 165 lượt, với tỷ lệ giảm 11,20%.
Có thể lý giải cho hiện tượng suy giảm như trên là do không phải khách du lịch nào cũng muốn thưởng thức Nhã nhạc mà còn phải tùy thuộc vào nhu cầu của họ, ngoài ra trong những năm vừa qua, nền kinh tế thế giới đang phải khắc phục tình trạng suy thoái khiến người dân thế giới phải thắt chặt chi tiêu. Thay vì họ tổ chức các chuyến du lịch ra nước ngoài thì nay họ chỉ đi du lịch trong nước hoặc ở những nơi gần hơn. Số ít những người có thu nhập cao đi du lịch ra nước ngoài thì chuyến đi của họ cũng rút ngắn bớt thời
gian để hạn chế chi phí. Lượng vé 100 000 đồng giảm mạnh so với 50 000 có thể là do chưa thực sự có sự khác biệt rõ rệt của các dịch vụ bổ sung giữa các mức vé, chính vì vậy không thu hút được khách du lịch mua loại vé 100 000 đồng.
- Tính thời vụ nguồn khách của nhà hát:
Khi nói đến hoạt động kinh doanh du lịch, chúng ta không thể không nhắc đến tính thời vụ. Đây là một quy luật khách quan nảy sinh ngoài ý muốn của con người. Chính những yếu tố tự nhiên (thời tiết, khí hậu) kể cả phong tục tập quán của mỗi vùng miền, quốc gia đã tạo nên biến động thời vụ. Bất cứ tổ chức kinh doanh du lịch nào cần hiểu rõ tính thời vụ tác động như thế nào đến đơn vị mình nhằm đưa ra phương án hoạt động cho phù hợp.
Công thức tính chỉ số thời vụ:
Ii = 100%
Trong đó: Ii là chỉ số thời vụ của từng tháng.
Yi là số khách bình quân của các tháng j cùng tên qua các năm
Yo là số khách bình quân trong dãy số của một tháng Với = 12 3 9165 10321 14894 x + +
Bảng 3: Biến động lượt vé khách quốc tế của nhà hát theo các tháng giai đoạn 2008 – 2010. ĐVT: Lượt vé Tháng Năm 2008 2009 2010 Ii 1 2053 723 1127 1301 1,36 2 1324 1181 491 998,67 1,05 3 2472 1919 2068 2153 2,25 4 1702 1198 1098 1332,67 1,40 5 700 636 293 543 0,57 6 199 170 106 158,33 0,17 7 794 556 567 639 0,67 8 1047 721 618 795,33 0,83 9 629 209 482 440 0,46 10 1171 551 534 752 0,78 11 2434 1583 1568 1861,67 1,95 12 369 874 213 485,33 0,51 Tổng cộng 14 894 10 321 9 165 11 460
(Nguồn: Nhà hát NT TT Cung đình Huế)
Biểu đồ 1: Biến động lượt vé của nhà hát theo các tháng, giai đoạn 2008 – 2010.
Qua biểu đồ trên ta thấy lượng vé bán ra của nhà hát qua các tháng trong ba năm có xu hướng biến động tương đối giống nhau. Nhìn chung, khách quốc tế đến với nhà hát đông nhất vào khoảng thời gian từ tháng 10 cho đến tháng 3 năm sau. Những tháng còn lại là mùa ít khách. Có thể lý giải cho hiện tượng này là do chịu ảnh hưởng của tính thời vụ trong kinh doanh du lịch. Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này chúng ta nên dựa vào biểu đồ thời vụ dưới đây.
Biểu đồ 2: Chỉ số thời vụ lượt vé của nhà hát giai đoạn 2008-2010.
Nhìn vào biểu đồ thời vụ, một lần nữa ta có thể khẳng định rằng: mùa cao điểm nhà hát đón khách quốc tế tập trung vào tháng 1, 2, 3, 4 và vào tháng 11. Những tháng này là những tháng có chỉ số thời vụ cao. Đáng chú ý là vào tháng 3, chỉ số thời vụ cao nhất (Ii =2,25). Từ tháng 5 đến tháng 10,12 là mùa thấp điểm của nhà hát.
Khách quốc tế đến với nhà hát chủ yếu là những người lớn tuổi, đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi, tham quan, tìm hiểu văn hóa. Vào các tháng 10, 11, 12 thời tiết ở một số quốc gia phương Tây rất lạnh giá. Đây là khoảng thời gian thích hợp để họ đi du lịch sang các nước có khí hậu ấm hơn như Việt Nam.
Sự quần chúng hóa trong du lịch: Là nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch, kết quả của sự quần chúng hóa trong du lịch là mở rộng sự tham gia của số đông khách. Họ thường đi du lịch vào mùa chính, vì các nguyên nhân sau:
+ Vào mùa chính giá tour cao, nhưng do đi du lịch theo đoàn nên được hưởng chính sách giảm giá.
+ Họ ít hiểu biết điều kiện nghỉ của từng tháng trong năm nên chọn thời tiết vào mùa đi du lịch chính để sự rủi ro về thời tiết là ít nhất.
+ Họ chọn thời gian đi nghỉ dưới tác động của tâm lý họ thích đi nghỉ cùng thời gian với các nhân vật danh tiếng đi nghỉ.
Sau khi đón Noel và năm mới tại đất nước mình, lượng khách quốc tế đến nhà hát đông nhất là từ tháng 1 đến tháng 4. Ngoài tết cổ truyền của dân tộc, trên phạm vi cả nước và Thừa Thiên Huế nói riêng thì đây là khoảng thời gian diễn ra rất nhiều lễ hội. Du khách quốc tế đến Huế không chỉ đơn thuần để được nghỉ ngơi mà còn muốn tìm hiểu khám phá những nét đẹp trong văn hóa Huế.
Từ tháng 5 đến tháng 10: lượng khách đến với nhà hát sụt giảm rõ rệt. Thời tiết ở Huế trở nên oi bức, nóng nực hơn vào tháng 5, 6, 7. Trong lúc đó, ở các quốc gia Châu Âu thời tiết rất đẹp, lý tưởng cho việc tổ chức các chuyến du lịch biển, dã ngoại trong vùng hay sang các nước lân cận.