Vài nét về hoạt động thu hút khách du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch quốc tế của di sản văn hóa phi vật thể “nhã nhạc cung đình huế (Trang 28)

5. Kết cấu của khóa luận

1.2.1 Vài nét về hoạt động thu hút khách du lịch

1.2.1.1 Hoạt động thu hút khách du lịch của Việt Nam.

Theo “Lễ bình chọn các hoạt động tiêu biểu của Du lịch Việt Nam năm 2010 do Báo Du lịch tổ chức dưới sự ủy nhiệm của Tổng cục Du lịch”. Du lịch Việt Nam đã đón vị khách quốc tế thứ 5 triệu vào cuối năm 2010. Đây được coi là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của ngành du lịch trong giai đoạn 2005-2010. Đồng thời khẳng định sức hấp dẫn, vị thế của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới. Đây là sự kiện quan trọng trong năm 2010 của Du lịch Việt Nam (DLVN), đồng thời đánh dấu cột mốc lần đầu tiên DLVN đạt kỷ lục tăng trưởng về lượng khách quốc tế. Năm 2010 lần đầu tiên DLVN đạt kỷ lục tăng trưởng về lượng khách quốc tế với trên 1,2 triệu lượt so với năm 2009 - là năm có lượng khách quốc tế đến cao nhất trong lịch sử 50 năm hình thành và phát triển của Ngành. Tính trong năm 2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam hàng tháng đều cao so với những năm trước, đạt trung bình gần 420.000 lượt khách/tháng. Chỉ riêng trong quý I/2010, khách quốc tế đến Việt Nam tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2009. Chào đón vị khách quốc tế thứ 5 triệu, DLVN đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra cho cả

năm 2010 (mục tiêu đón 4,2 triệu lượt khách quốc tế), lượng khách du lịch nội địa đạt trên 28 triệu lượt; thu nhập từ du lịch dự kiến đạt khoảng 96 nghìn tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2009, ước tính đóng góp 4,5 % cho tổng GDP đất nước – đây cũng sẽ là tiền đề để DLVN có những bước phát triển mới, hướng tới mục tiêu đón 5,3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2011.

- Các hoạt động cụ thể thu hút khách du lịch:

Chương trình kích cầu du lịch năm 2010 với tên gọi “Việt Nam- điểm đến của bạn” với 7 nội dung đó là:

+ Phát động chiến dịch bán hàng giảm giá vào mùa thấp điểm "Impressive Viet Nam Grand Sale 2010" nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

+ Phát động chiến dịch xúc tiến tại chỗ đối với khách du lịch đã đến Việt Nam với khẩu hiệu “Việt Nam thân thiện chào đón bạn”.

+ Phát động chiến dịch hướng về cội nguồn giành cho Việt kiều.

+ Đẩy mạnh chương trình du lịch nội địa nhân dịp các sự kiện lớn của dân tộc và ngành du lịch

+ Đẩy mạnh các hoạt động xây dựng, phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ.

+ Đẩy mạnh chiến dịch bình chọn cho Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới, với thông điệp “mỗi du khách một phiếu bầu cho Vịnh Hạ Long”.

Chiến dịch quảng bá xúc tiến Du lịch tại Trung Quốc, Thái Bình Dương, Tây Âu và Đông Nam Á.

Chiến dịch quảng bá ở các thị trường tiềm năng này đã đánh dấu dấu bước trưởng thành vượt bậc về chất của công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam. Các chiến dịch quảng bá, xúc tiến của du lịch Việt Nam đã đi vào đúng trọng điểm cần xúc tiến, đạt hiệu quả thu hút khách. Nếu như trước đây việc xúc tiến chỉ tập trung với quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu thì năm 2010 đã tăng về quy mô, chất lượng.

“Tour Du lịch quốc tế leo núi cắm cờ Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi” trên đỉnh Fansipan năm 2010.

Chương trình Tour du lịch quốc tế leo núi cắm cờ “Thăng Long – Hà Nội 1000 năm tuổi” trên đỉnh Fansipan năm 2010 do Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức với quy mô Quốc gia, nhằm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2010. Hưởng ứng chương trình Hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 – 2010

Hội thảo quốc gia: “Phát triển Du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế” và Hội thảo quốc tế: “Du lịch - Động lực quan trọng phát triển kinh tế xã hội”.

Hội thảo “Phát triển Du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế” do Bộ VHTTDL, TCDL phối hợp với Báo Nhân Dân tổ chức vào ngày 29/6/2010. Hội thảo có 40 tham luận trình bày, nhằm xác định mục tiêu, đánh giá bất cập, đề xuất những giải pháp để Du lịch Việt Nam phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Khai trương Kênh truyền hình Du lịch.

Được xây dựng nhằm tuyên truyền, quảng bá về Du lịch Việt Nam. Nội dung kênh tập trung giới thiệu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Du lịch, tô đậm hình ảnh điểm đến Việt Nam an toàn, thân thiện và hấp dẫn, cung cấp thông tin và quảng bá sản phẩm du lịch. Việc mở kênh truyền hình Du lịch sẽ là bước đột phá không chỉ có ý nghĩa đối với ngành Du lịch mà rộng ra là tuyên truyền đối nội và đối ngoại về hình ảnh đất nước, về con người và văn hóa dân tộc Việt Nam – Mục tiêu và Động lực của sự phát triển. Thời lượng phát sóng của kênh truyền hình Du lịch là 18/24 tiếng liên tục tại kênh Du lịch trên hệ thống Truyền hình cáp thuộc Đài truyền hình Việt Nam, được phủ sóng toàn quốc và tiến tới phủ sóng trên phạm vi quốc tế.

Hội chợ triển lãm Quốc tế Du lịch (ITE) TP. Hồ Chí Minh 2010.

Hội chợ triển lãm quốc tế Du lịch (ITE) TP. HCM năm 2010 là sự kiện thương mại du lịch lớn nhất Việt Nam, Lào và Campuchia được tổ chức từ ngày 30.9 đến 2.10.2010 tại TP.HCM. Hội chợ đã thu hút 236 đơn vị tham gia triển lãm đến từ 16 quốc gia trên thế giới và khu vực. Qua đây các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực du lịch

Theo chương trình kích cầu du lịch năm 2010 “Thừa Thiên Huế - điểm đến của bạn”. Thừa Thiên Huế với thế mạnh về các tài nguyên du lịch, điểm đến du lịch văn hóa độc đáo, có giá trị cao, phân bố tập trung, nằm xen kẽ hoặc không xa các danh lam thắng cảnh đẹp đã tạo cho du lịch Thừa Thiên Huế khả năng thuận lợi để phát triển nhiểu loại hình, sản phẩm du lịch chất lượng cao. Bên cạnh đó, với vị trí địa lý khá thuận lợi là nằm trong vùng có mật độ các di sản văn hóa thế giới tập trung của quốc gia: Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An( Quảng Nam) và Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình). Cùng với hệ thống giao thông thuận lợi cả đường bộ, đường hàng không và đường biển, trong tương lai Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng sẽ là nơi thu hút và trung chuyển khách du lịch lớn của miền Trung và cả nước.

- Mục tiêu cụ thể:

Tăng trưởng lượng khách, kéo dài thời gian lưu trú của khách đến Thừa Thiên Huế; phấn đấu năm 2010 đạt chỉ tiêu đón và phục vụ 1,7 triệu lượt khách, trong đó có 800.000 khách quốc tế, kéo dài thời gian lưu trú bình quân của khách tại Thừa Thiên Huế lên 2,2 ngày.

- Góp phần xây dựng thương hiệu “Du lịch Thừa Thiên Huế - điểm đến không thể thiếu trong hành trình du lịch Việt Nam”.

- Thu hút được sự quan tâm hưởng ứng và làm tăng nhận thức của các cấp các ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về tầm quan trọng của việc phát triển du lịch.

- Các hoạt động cụ thể:

Chiến dịch bán hàng giảm giá

+ Tổ chức Hội chợ bán hàng giảm giá: Giảm 10 – 30% giá các mặt hàng.

+ Công bố chương trình giảm giá, khuyến mại tại các siêu thị, cửa hàng mua sắm, các điểm du lịch: Giảm 10-30% giá một số mặt hàng, các hình thức khuyến mại.

+ Công bố chương trình giảm giá tại các khách sạn, nhà hàng, các đơn vị vận chuyển khách du lịch: Giảm 10 – 30% giá các dịch vụ, các hình thức khuyến mại.

Tổ chức các đoàn Famtrip, Presstrip

+ Hưởng ứng chương trình của Bộ

+ Chủ động tổ chức đoàn Famtrip: Sự tham gia có hiệu quả của khoảng 50 hãng lữ hành quốc tế và báo giới.

Hưởng ứng các sự kiện lớn trong và ngoài tỉnh

+ Công bố các chương trình giảm giá hàng hoá, dịch vụ cho khách du lịch + Bình ổn giá trong dịp Festival Huế 2010

+ Triển khai kỷ niệm 50 năm thành lập ngành

Xây dựng, phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

+ Tổ chức tốt các Lễ hội Tam Giang, Thuận An, Lăng Cô. + Xây dựng và hoàn thiện tour DL biển-Đầm phá.

Các chiến dịch về môi trường

+ Xây dựng và chấn chỉnh hệ thống các nhà vệ sinh tại các điểm tham quan, trên tuyến du lịch.

+ Làm sạch môi trường cảnh quan thiên nhiên. + Làm sạch môi trường Văn hoá xã hội.

Tuyên truyền quảng bá

+ Truyền thông thông tin.

+ Thi sáng tác LOGO Du lịch TT Huế. + Sản xuất quà lưu niệm tặng du khách.

Có ít nhất 25 hoạt động văn hóa diễn ra ở Thừa Thiên – Huế trong năm 2010 gắn liền với hoạt động du lịch. Trong đó, những lễ hội trong Festival Huế diễn ra vào tháng 6 – 2010 như: lễ hội thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn, lễ hội tái hiện hành trình mỡ cõi, lễ tế Nam Giao, chương trình Huyền thoại sông Hương, lễ hội Hương xưa làng cổ tại làng Phước Tích, chương trình Chợ quê ngày hội tại cầu ngói Thanh Toàn, chương trình Đêm hoàng Cung,…

Ngoài ra còn có các lễ hội, sinh hoạt văn hóa đặc sắc khác, gồm: Hội vật làng Thủ Lễ và hội cầu ngư tại Lăng Cô (19-2), lễ hội đền Huyền Trân (22-2), Hội vật làng Sình (23- 2), lễ tế Xã Tắc (12-4), lễ hội điện Huệ Nam (15,16-4 và 17,18,19-8), lễ hội Tam Giang (1,2-5), lễ hội đền Trần Nhân Tông (16-12) và lễ hội Quang Trung (22-12)…

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ “NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ”.

2.1 Tổng quan về di sản Văn hóa Phi vật thể “Nhã nhạc Cung đình Huế”.

2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và con đường trở thành Di sản văn hóa Phi vật thể của “Nhã nhạc Cung đình Huế”.

2.1.1.1 Giới thiệu về “Nhã nhạc Cung đình Huế”.

Mang ý nghĩa “âm nhạc tao nhã”, Nhã nhạc đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ thường niên, bao gồm các lễ kỷ niệm và những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt như: lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp chính thức. Trong các thể loại âm nhạc phong phú đã từng được phát triển ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc mang tầm quốc gia.

Mặc dầu, nguồn gốc của Nhã Nhạc có từ thế kỷ thứ 13, nhưng nó chỉ đạt đến độ mức điêu luyện tại cung đình Huế dưới triều Nguyễn (1802 - 1945). Các vị vua đã dành sự ưu đãi khi ban cho Nhã nhạc một địa vị đặc biệt là âm nhạc chính thức của cung đình, bằng cách đó đã chính thức hóa nó như là biểu tượng về quyền uy và sự trường thọ của triều đại mình. Nhã nhạc đã trở thành một phần thiết yếu của quá trình nghi lễ và mỗi năm nó được trình diễn trong toàn bộ thời gian của gần 100 buổi lễ khác nhau. Có thể chia các cuộc tế lễ ra làm 2 loại: loại thường kỳ và bất thường kỳ.

+ Loại lễ tế thường kỳ: gồm có lễ Đại Triều ở điện Thái Hòa (mỗi tháng 2 lần), lễ Thường Triều ở điện Cần Chánh (mỗi tháng 1 lần), lễ tế trời đất ở Đàn Nam Giao, lễ tế thần lúa và thần đất ở Đàn Xã Tắc, lễ vua ra cày ruộng ở Tịch Điền, lễ mừng sinh nhật Vua, Hoàng Hậu,…

+ Loại lễ bất thường kỳ: gồm lễ Đăng Quang, lễ tang của Vua vừa quá cố, của Hoàng Thái Hậu, lễ đón tiếp các sứ thần ngoại quốc,…

Ngoài ra nó còn phục vụ như là một phương tiện cho việc truyền đạt những ý tưởng mang tính triết lý và những khía cạnh về vũ trụ của người Việt Nam. Trong ý nghĩa bao quát nhất của nó, thuật ngữ Nhã Nhạc không chỉ chứa đựng hệ thống âm nhạc cung đình dựa trên thang ngũ âm, mà còn bao hàm cả sự trình diễn thực tế, nó được

đặc trưng bởi sự đa dạng của các loại nhạc cụ, và chỉ được biểu diễn vào những dịp nào đó, với các ca công và vũ công riêng. Trống đóng vai trò quan chủ đạo trong các dàn nhạc cung đình vốn bao gồm một số lượng lớn các nhạc công và mỗi người trong số họ yêu cầu phải có sự tập trung cao để theo được mạch tất cả giai đoạn lễ nghi kéo dài.

Ý nghĩa của thuật ngữ Nhã nhạc có khác nhau qua từng thời kỳ, nhưng nhìn chung nó vẫn giữ nguyên là loại âm nhạc chính thống của triều đình, đối lập với âm nhạc dân gian. Ngoài ra, Nhã nhạc còn mang một nghĩa hẹp, khi thì chỉ một tổ chức âm nhạc cung đình nhà Lê (thự nhã nhạc), khi thì chỉ một loại dàn nhạc trong cung đình triều Nguyễn. Nhưng những nghĩa hẹp này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và biến mất. Ngày nay, trong bối cảnh giao lưu quốc tế, Nhã nhạc được hiểu theo ý nghĩa nguyên thuỷ của nó, tức là nhạc chính thống mang tính lễ nghi, được sử dụng trong các triều đình quân chủ Việt Nam cũng như tại các nước đồng văn.

Tháng 11 năm 2003, Nhã nhạc Việt Nam chính thức được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc - Gọi tắt là UNESCO, công nhận là “Kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại”. Đây là di sản văn hoá phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được thế giới công nhận tính đến thời điểm hiện tại. Nhã nhạc hiện nay chỉ tồn tại dưới hai tổ chức dàn nhạc, đó là: Đại nhạc và Tiểu nhạc.

- Đại Nhạc:

Là dàn nhạc hết sức quan trọng trong hệ thống nhạc lễ cung đình Huế. Nó là dàn nhạc diễn tấu với những trình thức quan trọng nhất trong các buổi lễ, thường được dùng trong các lễ tế như: Tế Nam giao, tế miếu, Đại triều …Đây là dàn nhạc có âm lượng lớn. Nhạc cụ chủ yếu vẫn là dàn trống và kèn. Cấu tạo của dàn Đại nhạc:- 2 bộ gõ và bộ hơi, gồm 4 chủng loại, với trên 40 nhạc cụ. Tuy nhiên, so với các dàn Đại nhạc được mô tả trong các dữ liệu thì dàn Đại nhạc hiện nay có biên chế gọn nhẹ hơn.

Cấu trúc nhạc cụ dàn Đại nhạc gồm: Bộ gõ:

- Trống đại : 01 cái

- Trống chiến : 01 hoặc nhiều hơn phụ thuộc vào số lượng kèn - Bồng : 01 cái

- Não bạt ( xập xoã) : 01 cái - Mỏ sừng trâu : 01 cái - Trống cơm : 01 cái Bộ hơi: - Kèn bầu (kèn đại) - Kèn lỡ ( kèn trung).

Bộ dây: - Đàn nhị (nhạc cụ phụ, chỉ dùng duy nhất khi tấu bài nam bình).

Các bài bản của đại nhạc gồm: Tam luân cửu chuyển (ba hồi chín chuyển), Đăng đàn cung, đăng đàn đơn, đăng đàn kép, đăng đàn chạy, xàng xê, nam bằng, nam ai, cung ai, cung bằng, man, mã vũ, tẩu mã, bài kèn thoét, thái bình cổ nhạc, bài kèn bóp, phú lục, bài bông, nam trĩ, kèn chiến, phần hoá, phát, hiệp, khai trường.

- Tiểu nhạc:

So với Đại nhạc, thì các bài bản âm nhạc của hệ thống Tiểu nhạc tương đối ổn định hơn. Bài bản âm nhạc mang màu sắc trang nhã, vui tươi, thường được dùng trong các buổi yến tiệc của triều đình, trong các lễ đại khánh, dịp tết nguyên đán. Chất liệu dễ đi vào lòng người, không quá trang nghiêm hoặc quá sầu bi như các bài bản của đại nhạc, về âm lượng nó không quá lớn như đại nhạc. Nhiều bài bản tiểu nhạc còn có lời ca.

Cấu trúc nhạc cụ dàn tiểu nhạc: Bộ gõ:

- Trống bản. - Phách tiền. - Não bạt. - Tam âm la.

- Mõ sừng trâu. - Trống chiến (sử dụng hạn chế) Bộ hơi: - Sáo.

Bộ dây:

- Đàn tam - Đàn nhị

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch quốc tế của di sản văn hóa phi vật thể “nhã nhạc cung đình huế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w