5. Kết cấu của khóa luận
2.2.1 Sơ lược về quá trình điều tra
2.2.1.1 Quy mô mẫu:
Công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane:
) * 1 ( N e2 N n + = Trong đó: n: quy mô mẫu
N: kích thước của tổng thể, N = 612 500 (tổng lượng khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế năm 2010).
Chọn khoảng tin cậy là 90%, nên mức độ sai lệch e = 0,1, Ta có: n = 612 500 / ( 1 + 612 500 * 0.12) = 99,98
=> quy mô mẫu: 100 mẫu.
Trong quá trình điều tra, tôi đã phát ra 150 phiếu trong đó 95 phiếu bằng tiếng Anh và 55 phiếu bằng tiếng Pháp. Thu về 132 phiếu, trong đó có 121 phiếu hợp lệ.
2.2.1.1 Phương pháp chọn mẫu:
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện: Việc phỏng vấn trực tiếp khách được thực hiện tại các điểm du lịch: Đại Nội, lăng Tự Đức. Có thể do không có điều kiện gặp khách hay
khách không đủ thời gian để tôi phỏng vấn nên phiếu điều tra được gởi cho hướng dẫn viên nhờ phát hộ cho khách.
2.2.2 Thông tin về đối tượng điều tra.2.2.2.1 Về giới tính. 2.2.2.1 Về giới tính.
Biểu đồ 3: Giới tính của đối tượng điều tra
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Về giới tính: Trong 121 khách được phỏng vấn có 68 khách là nam giới, chiếm tỷ lệ 56.2% và 53 khách là nữ, chiếm tỷ lệ 43.8%. Ngày nay, khi xã hội càng hiện đại, nữ giới ít bị ràng buộc bởi gia đình, họ có nhiều thời gian rảnh để đi du lịch hơn.
2.2.2.2 Về độ tuổi.
Biểu đồ 4: Cơ cấu khách điều tra theo độ tuổi
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Về độ tuổi: Qua số liệu thống kê, ta thấy nhóm tuổi >55 chiếm tỷ lệ cao nhất 30.6% do đây là độ tuổi nghỉ hưu nên có nhiều thời gian rảnh rỗi chính vì vậy họ dành nhiều cho việc đi du lịch, tiếp đến là nhóm tuổi 21 – 30 chiếm tỷ lệ 18.9% họ là những người trẻ tuổi năng động, tự do muốn tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá những điều mới lạ nên có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn những đối tượng khác. Từ 46 - 55 chiếm tỷ lệ 24.8% đây là độ tuổi có thu nhập cao và ổn định. Nhóm tuổi 30 - 45 chiếm 14% và độ tuổi < 20 chiếm tỷ lệ 1.7% trong tổng số khách được điều tra. Như vậy có thể thấy khách đến Huế thường là những người có độ tuổi từ 21 tuổi trở lên.
2.2.2.3 Về nghề nghiệp.
Biểu đồ 5: Phân loại nghề nghiệp
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Về nghề nghiệp: trong 121 phiếu điều tra cho thấy khách là những người có nghề nghiệp khác như: kỹ sư, kiến trúc sư, ngân hàng, giáo viên,…chiếm tỷ lệ cao nhất (25.6%). Khách đã về hưu chiếm tỷ lệ thứ hai (20.7%), họ là những người có nhiều thời gian rảnh rỗi nhất để đi du lịch. Tiếp theo là công nhân (18%), những người làm công chức, viên chức chiếm 14.9%, Đối tượng là học sinh sinh viên chiếm 14%, khách là doanh nhân chiếm tỷ lệ 5%.
2.2.2.4 Về quốc tịch
Bảng 5: Quốc tịch của đối tượng điều tra STT Quốc tịch Tần suất Tỉ lệ % 01 Pháp 34 28.1 02 Anh 18 14.9 03 Nhật 16 13.2 04 Mỹ 11 9.1 05 Canada 9 7.4 06 Đức 7 5.8 07 Bỉ 5 4.1 08 Úc 5 4.1 09 Hà Lan 4 3.3 10 Ý 3 2.5 11 Thụy Điển 3 2.5 12 Hungari 2 1.7 13 Thụy Sĩ 2 1.7
14 Tây Ban Nha 1 0.8
15 Ailen 1 0.8
Tổng 121 100.0
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Về quốc tịch: Trong 121 khách được điều tra, có 34 khách Pháp chiếm tỷ lệ 28.1%; 18 khách Anh chiếm tỷ lệ 14.9%; 16 khách Nhật chiếm tỷ lệ 13.2% và 11 khách Mỹ chiếm tỷ lệ 9.1%, 9 khách Canada và 7 khách Đức lần lượt chiếm tỷ lệ 7.4%, 5.8%. Còn lại là khách thuộc các quốc tịch khác như Bỉ, Úc, Hà Lan, Ý,… chiếm 21.5%. Điều này cho thấy lượng khách đến Huế chủ yếu là khách Pháp, Anh, Nhật, Mỹ chiếm một tỷ lệ rất lớn.
2.2.2.5 Về trình độ
Biểu đồ 6: Trình độ của đối tượng điều tra.
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Về trình độ: Trình độ của khách ảnh hưởng rất nhiều đến mục đích đi du lịch của họ cũng như những dịch vụ mà họ sẽ sử dụng trong chuyến đi của mình. Theo điều tra, khách đến Huế hầu hết họ đi du lịch với mục đích thư giãn và tham quan nên phần lớn họ là những người có trình độ học vấn cao. Chiếm tỷ lệ cao nhất là khách có trình độ đại học 53.7%, tiếp đến là cao đẳng chiếm 25.6%. Trình độ sau đại học cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ 15.7%, THPT chiếm 4.1% và nhóm thuộc trình độ khác chỉ chiếm 0.8%.
2.2.3 Thông tin về chuyến đi của khách du lịch quốc tế.
2.2.3.1 Số lần đến Huế
Biểu đồ 7: Số lần đến Huế.
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Số lần đến Huế: Trong 121 khách được phỏng vấn thì số khách đến lần đầu chiếm 84.3%, khách đến lần thứ 2 chiếm 11.6% và chỉ có 4.1% trong tổng khách đến Huế lần thứ 3, không có khách du lịch nào đến trên 3 lần. Những khách đến Huế lần thứ 2 và 3 chủ yếu là những người lớn tuổi, trong 14 khách đến Huế 2 lần trở lên thì có 9 khách trên 55 tuổi chiếm 47.4%, họ là những người đã nghỉ hưu, phần lớn họ là nam giới chiếm 68.4%, chủ yếu là khách có quốc tịch Pháp và Nhật chiếm 63.2%. Điều này cho thấy ngành du lịch Huế chưa thực sự tạo dấu ấn sâu sắc để níu chân khách du lịch quay trở lại trong những lần sau. Ít có du khách nước ngoài đến Huế có ý định quay trở lại trong những lần sau. Tồn tại tình trạng này do việc khai thác, kinh doanh du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế còn nhiều bất cập. Các nhà quản lý du lịch và các công ty cung cấp dịch vụ du lịch cần đặt câu hỏi và đưa ra giải pháp làm thế nào để khắc phục tình trạng này.
2.2.3.2 Hình thức đi du lịch
Biểu đồ 8: Hình thức đi du lịch.
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Hình thức đi du lịch: Qua số liệu thống kê, trong 121 phiếu thu về hợp lệ có 79 phiếu đi du lịch theo hình thức cá nhân chiếm 65.3% nguyên nhân là do đa số họ là những người trẻ tuổi thích đi du lịch một cách tự do, không bị gò bó trong một chương trình du lịch, thích sự chủ động và là những người năng động, có thu nhập cao và ổn định, những người lớn tuổi thì mục đích đi du lịch của họ là nghỉ ngơi thư giãn chính vì vậy mà chủ yếu là họ đi theo hình thức cá nhân. Đi theo tour chỉ có 42 phiếu chiếm 34.7%.
Đi du lịch với hình thức cá nhân: đa số họ là nam giới 67.1%, thích được tự do thoải mái, chủ động hơn trong khi đi du lịch, họ là những người ở độ tuổi 21-<30 chiếm 38% và >55 chiếm 25.3%. Đi du lịch với hình thức tour: phần lớn họ là nữ chiếm 64.3%. ở độ tuổi trên 55 chiếm 40.5% và 46-<55 chiếm 31%.
2.2.3.3Mục đích đi du lịch
Biểu đồ 9: Mục đích đi du lịch.
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Mục đích đi du lịch: Dựa vào biểu đồ trên ta thấy, có 88 ý kiến đi du lịch với mục đích tham quan chiếm tỷ lệ cao nhất 56.4%, 57 ý kiến là nghỉ dưỡng xếp thứ 2 chiếm tỷ lệ 36.5%, mục đích khác như: khám phá, dạo phố vào ban đêm,… là 4.5%, đi du lịch với mục đích thăm thân và công vụ cùng chiếm tỷ lệ 1.3% do ở thành phố Huế nói riêng và nước ta nói chung chưa có đủ cơ sở vật chất điều kiện cần thiết nên loại hình du lịch MICES còn ít phát triển. Điều này cho thấy, hầu hết khách du lịch quốc tế đi với mục đích tham quan và nghỉ ngơi thư giãn, họ chủ yếu đến Huế nhằm tìm hiểu văn hóa về vùng đất, con người ở đây.
2.2.4 Phân tích đánh giá các chỉ tiêu về “Nhã nhạc Cung đình Huế”.
2.2.4.1 Kết qủa kiểm định One-Sample T Test các chỉ tiêu của “Nhã nhạc Cung đình Huế”.
Bảng 6: Kết quả kiểm định đánh giá của khách quốc tế về mức độ hấp dẫn các giá trị của Nhã nhạcvới giá trị kiểm định = 4
Tiêu chí Giá trị kiểm định = 4
Giá trị trung bình Mức ý nghĩa (Sig)
1. Giá trị lịch sử 4.62 .000
2. Giá trị văn hóa 4.64 .000
3. Giá trị tinh thần 4.16 .103
( Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Chú thích: Thang điểm likert từ 1- Rất không hấp dẫn đến 5 – Rất hấp dẫn Giả thiết về các giá trị của “Nhã nhạc Cung đình Huế”.
Ho: Khách quốc tế đánh giá các giá trị của Nhã nhạc ở mức hấp dẫn. H1: Khách quốc tế đánh giá các giá trị của Nhã nhạc khác mức hấp dẫn.
Qua bảng phân tích, giả thiết giá trị lịch sử, giá trị văn hóa có cùng kết quả kiểm định tương ứng là Sig =0.000 <0.05 nên bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận H1. Do đó, chúng ta chưa có đủ cơ sở để kết luận là khách quốc tế đánh giá các giá trị của Nhã nhạc ở mức hấp dẫn về các tiêu chí đánh giá như: giá trị lịch sử, giá trị văn hóa. Giả thiết giá trị tinh thần có kết quả kiểm định tương ứng là Sig=0.103 >0.05 nên chấp nhận giả thiết H0, nghĩa là khách quốc tế đánh giá giá trị tinh thần của Nhã nhạc ở mức hấp dẫn.
Bảng 7: Kết qủa kiểm định One-Sample T Test với giá trị kiểm định = 4 Tiêu chí Giá trị kiểm định = 4
Giá trị trung bình Mức ý nghĩa (Sig)
4. Áo dài, khăn đóng 4.70 .000
5. Màu sắc 4.51 .000
6. Hình thức bên ngoài của nhà hát 4.26 .018
7. Cách bài trí bên trong 4.66 .000
8. Hệ thống ánh sáng 4.43 .005
9. Kết cấu chương trình 4.23 .030
10. Cơ cấu của dàn nhạc 4.45 .000
11. Nội dung của bài nhạc 4.32 .016
12. Lời giới thiệu về “Nhã nhạc
Cung đình Huế” 4.23 .109
13. Khả năng trình diễn của các nhạc
công 4.35 .009
14. Không gian diễn xướng 4.81 .000
15. Chất lượng âm thanh 4.42 .001
( Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Chú thích: Thang điểm likert từ 1- Hoàn toàn không hài lòng đến 5 – Hoàn toàn hài lòng Qua bảng ta thấy, giá trị trung bình các đánh giá của khách về các tiêu chí đều nằm trong khoảng từ 4 đến 5, nghĩa là từ mức hài lòng đến hoàn toàn hài lòng. Sử dụng kiểm định One Sample T Test với giá trị kiểm định là test value = 4, khoảng tin cậy 95%.
Giả thiết H0: sig.> 0.05: điểm số trung bình khách quốc tế đánh giá các tiêu chí ở mức độ 4 (hài lòng)
Giả thiết H1: sig.< 0.05 điểm số trung bình khách quốc tế đánh giá các tiêu chí ở mức độ khác 4.
Kết quả thu được:
quốc tế thưởng thức “ Nhã nhạc Cung đình Huế” đánh giá ở mức độ hài lòng với các chỉ tiêu: hình thức bên ngoài của nhà hát, kết cấu chương trình, nội dung của bài nhạc,lời giới thiệu về “Nhã nhạc Cung đình Huế”, khả năng trình diễn của các nhạc công.
Các nhận định 4, 5, 7, 8, 10, 14, 15 có Sig <0.05 nên bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận H1. Do đó, chúng ta chưa có đủ cơ sở để kết luận là khách quốc tế hài lòng về các tiêu chí đánh giá như: áo dài, khăn đóng, màu sắc, cách bài trí bên trong, hệ thống ánh sáng, cơ cấu của dàn nhạc, không gian diễn xướng, chất lượng âm thanh.
Bảng 8: Kết quả kiểm định đánh giá của khách quốc tế về mức độ hấp dẫn các giá trị của Nhã nhạc với giá trị kiểm định = 5.
Tiêu chí Giá trị kiểm định = 5
Giá trị trung bình Mức ý nghĩa (Sig)
1. Giá trị lịch sử 4.62 .000
2. Giá trị văn hóa 4.64 .000
3. Giá trị tinh thần 4.16 .000
( Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Chú thích: Thang điểm likert từ 1- Rất không hấp dẫn đến 5 – Rất hấp dẫn Giả thiết về các giá trị của “Nhã nhạc Cung đình Huế”.
Ho: Khách quốc tế đánh giá các giá trị của Nhã nhạc ở mức rất hấp dẫn. H1: Khách quốc tế đánh giá các giá trị của Nhã nhạc khác mức rất hấp dẫn.
Qua bảng phân tích, giả thiết giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị tinh thần có cùng kết quả kiểm định tương ứng là Sig =0.000 <0,05 nên bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận H1. Do đó, chúng ta chưa có đủ cơ sở để kết luận là khách quốc tế đánh giá các giá trị của Nhã nhạc ở mức rất hấp dẫn về các tiêu chí đánh giá như: giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị tinh thần.
Qua kết quả phân tích các nhận định 1, 2 với giá trị kiểm định là 4 và 5 có Sig=0.000 nên bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận H1. Như vậy, mức độ đánh giá của du khách không nghiêng về hấp dẫn và cũng không nghiêng về rất hấp dẫn mà nó nằm ở giữa sự hấp dẫn và rất hấp dẫn đó là các tiêu chí: giá trị lịch sử , giá trị văn hóa.
Tiêu chí Giá trị kiểm định = 5
Giá trị trung bình Mức ý nghĩa (Sig)
4. Áo dài, khăn đóng 4.70 .001
5. Màu sắc 4.51 .000
6. Hình thức bên ngoài của nhà hát 4.26 .000
7. Cách bài trí bên trong 4.66 .001
8. Hệ thống ánh sáng 4.43 .000
9. Kết cấu chương trình 4.23 .000
10. Cơ cấu của dàn nhạc 4.45 .000
11. Nội dung của bài nhạc 4.32 .000
12. Lời giới thiệu về “Nhã nhạc
Cung đình Huế” 4.23 .000
13. Khả năng trình diễn của các nhạc
công 4.35 .000
14. Không gian diễn xướng 4.81 .012
15. Chất lượng âm thanh 4.42 .000
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Chú thích: Thang điểm likert từ 1- Hoàn toàn không hài lòng đến 5 – Hoàn toàn hài lòng Qua bảng ta thấy, giá trị trung bình các đánh giá của khách về các tiêu chí đều nằm trong khoảng từ 4 đến 5, nghĩa là từ mức hài lòng đến rất hài lòng. Sử dụng kiểm định One Sample T Test với giá trị kiểm định là test value = 5, khoảng tin cậy 95%.
Giả thiết H0: sig.> 0,05: điểm số trung bình khách quốc tế đánh giá các tiêu chí ở mức độ 5 (hoàn toàn hài lòng)
Giả thiết H1: sig.< 0,05 điểm số trung bình khách quốc tế đánh giá các tiêu chí ở mức độ khác 5.
Kết quả thu được:
Trong các tiêu chí chỉ có tiêu chí không gian diễn xướng có Sig >0.05 nên chấp nhận giả thiết H0, nghĩa là khách quốc tế thưởng thức “ Nhã nhạc Cung đình Huế” đánh giá ở mức độ rất hài lòng.
Các nhận định 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 15 có Sig.<0.05 nên bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận H1. Do đó, chúng ta chưa có đủ cơ sở để kết luận là khách quốc tế hoàn toàn hài
lòng về các tiêu chí đánh giá như: áo dài, khăn đóng, màu sắc, hình thức bên ngoài của nhà hát, cách bài trí bên trong, hệ thống ánh sáng, kết cấu chương trình, cơ cấu của dàn nhạc, nội dung của bài nhạc, lời giới thiệu về “Nhã nhạc Cung đình Huế”, khả năng trình diễn của các nhạc công, không gian diễn xướng, chất lượng âm thanh.
Trong số các tiêu chí được đưa ra kiểm định, tiêu chí được đánh giá cao nhất là không gian diễn xướng, với mức điểm trung bình là 4.81/5. Trong một chương trình biểu diễn nghệ thuật thì không gian diễn xướng là yếu tố quan trọng ban đầu quyết định đến sự hài lòng và thu hút của du khách, yếu tố thể hiện tính lịch sử, văn hóa và thẫm mĩ của chương trình biểu diễn nghệ thuật. Không gian diễn xướng trực tiếp tác động đến sự sự cảm nhận của du khách do vậy, không gian, vị trí càng hợp lí, hiểu quả thì chất lượng sản phẩm càng đẹp, thậm chí nó truyền thụ được các giá trị mà sản phẩm du lịch muốn hướng tới du khách.
Qua kết quả phân tích các nhận định 4, 5, 7,10, 15 có Sig = 0.000 với giá trị kiểm định là 4 và 5 nên bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận H1. Như vậy, mức độ đánh giá của du khách không nghiêng về hài lòng và cũng không nghiêng về hoàn toàn hài lòng mà nó nằm ở giữa sự hài lòng và hoàn toàn hài lòng đó là các tiêu chí: áo dài, khăn đóng, màu sắc, cách