MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐÔNG PR CỦA CÔNG TY TNHH BIA HUẾ

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế (Trang 84 - 89)

- Nguồn thông tin KH biết đến các nhãn hiệu của CT Bia Huế

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐÔNG PR CỦA CÔNG TY TNHH BIA HUẾ

HOẠT ĐÔNG PR CỦA CÔNG TY TNHH BIA HUẾ

3.1 Căn cứ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động PR

3.1.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động PR tại Công ty TNHH Bia Huế qua ma trận SWOT Công ty TNHH Bia Huế qua ma trận SWOT

Để hoạch định những chiến lược PR sao cho thật hiệu quả, kích thích tiêu thụ, gia tăng sự trung thành của khách hàng đồng thời đối phó với những chiến lược cạnh tranh của đối thủ, hoạt động PR của doanh nghiệp cần phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức. Ma trận SWOT cho hoạt động PR của Công ty TNHH Bia Huế như sau:

Bảng 42: Ma trận SWOT của hoạt động PR tại Công ty TNHH Bia Huế

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

- Công ty Bia Huế đã có bộ phận PR chuyên biệt để thực hiện các chiến lược duy trì và phát triển thương hiệu

- Các hoạt động PR thực hiện khá rộng rãi và thiết thực nên tranh thủ được nhiều ủng hộ của người dân miền Trung.

- Mối quan hệ của Công ty với báo giới luôn ổn định và mỗi ngày được phát triển lên tầm cao hơn.

- Nhiều ý tưởng sáng tạo trong PR được thực hiện vào thực tế và mang lại hiệu quả cao.

- Nguồn ngân sách dành cho PR còn rất hạn chế.

- Bộ phận PR còn thiếu các nhân viên ở vị trí quan trọng như: chuyên viên PR, Kiểm soát viên PR....để có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

- Đội ngũ nhân viên PR chưa được đào tạo một cách bài bản nên tính chuyên nghiệp trong công việc chưa cao.

Cơ hội (O) Thách thức (T)

- Người tiêu dùng miền Trung có tính bảo thủ, rất trung thành với các nhãn hiệu gây ấn tượng tốt với họ.

- Xu hướng người tiêu dùng quan tâm, chú ý đến các công ty có hoạt động vì cộng đồng nhiều hơn.

- Chính phủ đang khuyến khích chính sách phát triển doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội.

- Bia Sài Gòn (Sabeco), Bia Hà Nội (Habeco) đang mất dần thị phần ở khu vực Bắc miền Trung.

- Thị trường khu vực Bắc miền Trung chưa khai thác hết tiềm năng.

- Cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên khốc liệt, các đối thủ tìm mọi cách tung ra những tin đồn thất thiệt gây bất lợi cho CT Bia Huế.

- Các hoạt động tiếp cận thị trường theo các phương pháp truyền thống ít mang lại hiệu quả, đòi hỏi PR luôn tìm hướng đi mới mẻ hơn, phương thức triển khai mới hơn.

- Tâm lý sử dụng, yêu cầu của người tiêu dùng đối với nhà sản xuất kinh doanh khắt khe hơn => PR vất vả hơn trong việc xây dựng thiện cảm trong tiềm thức của người tiêu dùng khi lựa chọn 1 sản phẩm. Từ việc phân tích ma trận SWOT, Công ty có thể kết hợp để lưa chọn chiến lược PR của mình:

- Phối hợp S-O: mở rộng thị trường, phát huy điểm mạnh về tính sáng tạo trong PR để chiếm được cảm tình, ủng hộ của đông đảo người tiêu dùng.

- Phối hợp O-W: tranh thủ chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội của Chính Phủ để có thể xây dựng thương hiệu Công ty Bia Huế vì cộng đồng phát triển... thể hiện qua các huân chương, bằng khen.

- Phối hợp S-T: phát huy lợi thế quan hệ báo giới, sự ủng hộ của người tiêu dùng để nâng cao vị thế cạnh tranh, giữ vững ưu thế trên thị trường truyền thống, duy trì lòng trung thành của người tiêu dùng.

- Phối hợp W-T: tăng cường lực lượng PR, khắc phục những yếu điểm, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ nhân viên PR. Trên cơ sở đó xây dựng những chiến lược PR dài hạn để xâm nhập thị trường mới, và phòng ngừa, đối phó với những chiến lược xâm nhập của đối thủ cạnh tranh.

3.1.2 Mục tiêu hoạt động PR của Công ty TNHH Bia Huế trong thời gian tới

Mục tiêu của hoạt động PR luôn gắn liền với mục tiêu phát triển của Công ty. Các mục tiêu của hoạt động PR là nhằm hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh và chiến lược kinh doanh của Công ty Bia Huế như:

- Thiết lập, củng cố và phát triển thương hiệu công ty

- Quyết tâm xây dựng Công ty trở thành một doanh nghiệp vững mạnh trong ngành sản xuất và kinh doanh Rượu – Bia – Nước giải khát ở Việt Nam và cả trên thế giới.

- Tối đa hoá sự thoả mãn của khách hàng.

- Xúc tiến bán hàng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ và mở rộng thị trường. Như vậy, kế hoạch PR của Công ty cần đạt những mục tiêu cụ thể như sau:

Phát triển thị trường:

- Các chiến lược PR của Công ty cần phải rất linh hoạt, phù hợp và kịp thời trong từng giai đoạn để ngăn chặn đối thủ cạnh tranh, nhằm bảo vệ thị trường truyền thống như Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh và phát triển thị trường tiềm năng như Nghệ An, Đà Nẵng, các tỉnh Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tăng sản lượng và thị phần tại các thị trường then chốt và thị trường tiềm năng. Bên cạnh đó tăng cường sự nhận biết Công ty.

Xây dựng thương hiệu:

Song song với mục tiêu xây dựng thương hiệu của các sản phẩm trên từng thị trường thì PR luôn hướng đến quảng bá hình ảnh của Công ty rộng rãi hơn, tạo niềm tin và ấn tượng tốt với người tiêu dùng khắp cả nước. Góp phần gia tăng lòng trung thành của người tiêu dùng tại thị trường truyền thống và sự nhận biết các nhãn hiệu của Công ty.

Phát triển đội ngũ nhân viên PR mạnh mẽ và chuyên nghiệp:

- Xây dựng tiêu chí rõ ràng cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong bộ phận PR nhằm tạo ra các giá trị và liên kết các giá trị trong tổ chức.

- Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá và mô tả công việc qua các hội thảo , đợt tập huấn cho cán bộ công nhân viên

- Gia tăng tiết kiệm và quản lý chi phí hiệu quả. - Tập trung và hướng về khách hàng, người tiêu dùng.

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động PR

Mục đích cuối cùng của hoạt động PR cũng như Marketing là xây dựng thương hiệu, nâng cao sự nhận thức của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của Công ty, tạo nên sự yêu thích sản phẩm của người tiêu dùng. Từ đó góp phần gia tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.

Việc xây dựng thương hiệu cho Công ty không phải là công việc trong ngày một ngày hai làm được, mà đó là cả một quá trình phấn đấu của không ngừng của toàn bộ cán bộ nhân viên trong Công ty.

3.2.1 Giải pháp chung

Trong quá trình xây dựng các chương trình PR, Công ty cần chú ý đến ba yếu tố, đó là tốc độ tăng trưởng của thị trường, mức độ hấp dẫn của thị trường và mục tiêu, nguồn lực của doanh nghiệp. Sau khi định hướng và lựa chọn thị trường mục tiêu, Công ty cần thiết kế những chương trình PR phù hợp với từng thị trường dựa trên thế mạnh và nguồn lực của mình. Để làm được điều này cần có một nguồn tài chính vững mạnh và đội ngũ nhân viên bộ phận PR có chuyên môn nghiệp vụ cao. Do đó, công ty cần nâng cao chất lượng trong công tác tuyển dụng, đồng thời thường xuyên đào tạo, nâng cao năng lực cho nhân viên, tạo môi trường làm việc năng động, sao cho có thể kích thích khả năng sáng tạo và yêu thích công việc. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng là một giải pháp hữu hiệu trong vấn đề này.

Mở rộng thị trường, gia tăng thị phần trong thời gian tới, các hoạt động PR của Công ty TNHH Bia Huế trước hết phải nhắm đến mục tiêu là củng cố thị trường truyền thống, duy trì và nâng cao mức độ trung thành của người tiêu dùng. Bênh cạnh đó là phát triển các thị trường mục tiêu, thị trường mới.

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công ty cần đầu tư phát triển các hoạt động PR mạnh mẽ hơn. Việc xác định ngân sách PR chiếm phần quan trọng trong việc thành công hay thất bại của một quá trình thực hiện truyền thông đến người tiêu dùng về hình ảnh của Công ty. Do đó, Công ty cần chú trọng đầu tư vào khâu này hơn nữa.

Để Bia Huế luôn là luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng và để duy trì lòng trung thành của khách hàng, ngoài việc đầu tư cho hoạt động truyền thông, công ty TNHH Bia Huế cần duy trì chất lượng sản phẩm ổn định, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, người tiêu dùng miền Trung là rất bảo thủ, ngại thay đổi và rất quan tâm đến giá cả. Do đó, việc tăng giá (do giá NVL tăng cao) cần phải cân nhắc, tránh tăng giá đột ngột, đồng thời việc tăng giá phải đảm bảo tính cạnh tranh.

3.2.2 Giải pháp cụ thể

Qua quá trình phân tích hoạt động PR tại Công ty TNHH Bia Huế, và những ý kiến, đánh giá của khách hàng trong nghiên cứu, tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các hoạt động PR của Công ty như sau:

- Để mang thương hiệu của công ty đến với người tiêu dùng một cách gần gũi và ý nghĩa, công ty phải đầu tư hơn nữa cho hoạt động PR. Bên cạnh việc cân đối ngân sách dành cho hoạt động PR một cách hợp lý thì Công ty cần tăng cường nhân sự cho bộ phận PR .

- Đẩy mạnh các hoạt động tài trợ tại các thị trường trọng yếu, nhằm củng cố hình ảnh thương hiệu công ty trong tâm trí khách hàng. Tại các thị trường tiềm năng đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các nhãn hiệu bia khác thì công ty có thể thông qua các chính sách hỗ trợ cho các điểm bán, tổ chức các sự kiện như: tham gia vào các hội chợ, xây dựng quầy giới thiệu sản phẩm,...để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng đến thương hiệu công ty, tăng khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện đưa nhãn hiệu của Công ty thâm nhập các thị trường mới.

- Tăng cường các hoạt động PR hướng đến các đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty như: tham gia tài trợ các game show lớn hay phát triển các lĩnh vực thể thao mang thương hiệu Công ty. Biện pháp này có thể giúp công ty quảng bá thương hiệu của mình một cách hiệu quả, có tầm vĩ mô.

- Tổ chức các cuộc thi như: Tìm hiểu về công ty Bia Huế, các cuộc tranh tài về tửu lượng “Vua bia”, “Vua mở nắp bia”,...lòng ghép trong hoạt động “Lễ hội bia” để thu hút đông đảo người tham gia, tạo điều kiện tốt cho quá trình quảng bá tại các thị

trường tiềm năng. Bên cạnh đó, công ty mở rộng thực hiện lễ hội này tại các thị trường khác.

- Xây dựng và phát triển mối quan hệ với các báo, đài. Cần phối hợp với các báo, đài, chính quyền địa phương và các hội từ thiện để thực hiện các hoạt động tài trợ, tổ chức sự kiện một cách hiệu quả hơn. Qua đó, công tác truyền thông về các hoạt động này được sâu rộng hơn, thu hút lượng người tham gia, hưởng ứng đông đảo hơn.

- Ngoài thực hiện các chương trình truyền thông với cộng đồng, Công ty cần chú trọng đến hoạt động PR nội bộ bằng các chính sách quan hệ với nhân viên trong nội bộ Công ty. Sức mạnh được xây dựng từ nội lực sẽ góp phần quan trọng trong sự phiệp phát triển của Công ty. Để gắn kết các thành viên trong công ty, tạo niềm vui trong công việc cũng như tạo dựng môi trường làm việc kích thích sáng tạo, Công ty cần có chính sách lương bổng thích hợp, quan tâm đến đời sống của CBCNV, bên cạnh đó, xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng là một biện pháp tích cực. Ngoài chế độ lương thưởng, công ty cần tổ chức những buổi giao lưu, gặp gỡ hay tổ chức những cuộc thi “sáng kiến hay”, tổ chức những cuộc tranh tài về thể thao giữa các bộ phận. Điều này sẽ xây dựng đời sống tinh thần cho nhân viên thêm phong phú.

Công ty nên xuất bản tập san về nội bộ công ty, hay xây dựng bản tin nội bộ để cập nhật những thông tin trong công ty đến từng nhân viên, giúp nhân viên biết và hiểu rõ doanh nghiệp mình hơn. Từ đó họ sẽ thêm gắn bó, trung thành với công ty. Ổn định về nhân sự sẽ tạo nền tảng cho công ty phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w