Tình hình tiêu thụ và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế (Trang 36 - 47)

3. Theo tính chất công việc

2.1.4.5Tình hình tiêu thụ và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế

Tình hình tiêu thụ

Hàng năm, sản lượng tiêu thụ của Công ty Bia Huế không ngừng tăng nhanh. Để có được kết quả này, Công ty TNHH Bia Huế đã thực hiện rất nhiều chính sách xúc tiến bán nhằm kích thích tiêu thụ, phát triển thị trường mới đồng thời duy trì và bảo vệ thị trường truyền thống. Mức tăng sản lượng của Công ty TNHH Bia Huế trong năm 2008 và 2009 là trên 20% và dự báo sẽ ổn định cùng mức tăng trưởng cho đến năm 2011. Sản lượng năm 2010 đạt 1.785.459,51 HL tăng 13,63% so với cùng kỳ năm 2009.

Dưới đây là kết quả về sản lượng tiêu thụ của Công ty tính theo sản phẩm trong 3 năm 2008-2010.

Bảng 6: Sản lượng tiêu thụ của Công ty Bia Huế

ĐVT: HL (hectolit: 1HL=100lít)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009

+/- % +/- % 1. Huda chai 45cl 1055464.36 1356934.53 1353706.46 301470.17 28.56 -3228.07 -0.24 2. Huda chai 33,5cl 21885.32 20904.41 24900.16 -980.91 -4.48 3995.75 19.11 3. Festival chai 33cl 53917.18 92193.15 178355.81 38275.97 70.99 86162.66 93.46 4. Huda lon 33 cl 99369.97 97139.85 204587.99 -2230.12 -2.24 107448.14 110.61 5. Hue beer 33 cl 2067.88 1739.12 1630.74 -328.76 -15.9 -108.38 -6.23 6. Bia tươi 169.14 160.5 385.64 -8.64 -5.11 225.14 140.27 7. Bia Hơi 6291.2 2089.6 1 -4201.6 -66.79 -2088.6 -99.95 8.Carlsberg chai 33cl 619 167.72 -0.87 -451.28 -72.9 -168.59 -100.5 9. Calsberg lon 33cl 105.9 105.9 0 0 0 -105.9 -100 10. Huda extra 0 0 21283.4 0 21283.4 11. Eva 0 0 609.18 0 609.18 Tổng cộng 1239889.95 1571336.88 1785459.51 331446.93 26.73 214122.63 13.63 (Nguồn: Phòng sales CTBH)

Qua bảng trên có thể thấy rằng, sản lượng của Bia Huda chiếm chủ yếu, bởi vì đây là sản phẩm chính của Công ty. Bia Huda ra đời gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bia Huế, tồn tại nhiều năm trên thị trường và được người tiêu dùng đón nhận như một thức uống quen thuộc. Từ năm 2008, công ty không đóng chai bia Huda loại 500ml mà chỉ đóng chai loại 450ml. Tuy nhiên xu hướng tiêu dùng bia chai Huda đang có xu hướng giảm đáng kể, ngược lại thì bia lon Huda lại tăng lên 10.61% so với năm trước. Carlberg đã xâm nhập vào thị trường nước ta kể từ năm 2007 nhưng đến nay sản lượng tiêu thụ chưa cao và có xu hướng giảm tụt trong năm 2010 vì thương hiệu này đối với người tiêu dùng vẫn còn xa lạ.

Sản lượng bia hơi đang giảm mạnh do nhu cầu thay đổi, thay vào đó là lượng tiêu thụ đối với sản phẩm bia tươi tăng đột biến trong năm 2010 với 40.27% so với những năm trước. Bên cạnh đó chai Huda 335ml đang thay thế dần sản phẩm này. Sản phẩm Hue beer đang có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2009 là 6.23% do sản phẩm này chưa được triển khai tiêu thụ mạnh trên thị trường. Sản phẩm tăng chủ yếu trong năm 2010 là bia Festival chai với tốc độ tăng là 93.49 % - tương ứng tăng 86162.66 HL. Ngoài ra, hai sản phẩm mới của Công ty là Huda extra và eva đang được tung ra thị trường, thí điểm tại thị trường miền bắc nên sản lượng tiêu thụ chưa cao, tuy nhiên được đánh giá rất khả quan.

Nhìn chung, sản lượng tiêu thụ của tất cả các sản phẩm của Công ty đều có sự biến đổi mạnh theo hướng tích cực. Điều này chứng tỏ rằng trong những năm vừa qua, Công ty Bia Huế sản xuất kinh doanh rất có hiệu quả. Các sản phẩm của công ty không ngừng được nâng cao chất lượng, đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc. Đặc biệt là Công ty đã áp dụng một cách có hiệu quả các chính sách truyền thông Marketing, làm cho người tiêu dùng ngày càng biết đến sản phẩm của công ty hơn.

Biểu đồ 2: Sản lượng bán hàng của Công ty Bia Huế 2006-2010

Với tình hình tăng trưởng sản lượng tiêu thụ như hiện nay thì đây là điều đáng mừng nhưng cũng là điều đáng quan tâm. Bởi vì năng lực sản xuất của máy móc thiết bị có hạn. Mặt khác, sản phẩm của công ty có tính thời vụ, do đó, công ty phải tăng lượng tồn kho trong mùa thấp điểm để dự trữ cho mua cao điểm. Điều này làm tăng chi phí tồn kho, chi phí bảo quản, Bia dự trữ lâu ngày có thể ảnh hưởng đến chất lượng. Tuy nhiên việc đưa nhà máy Bia Phú Bài vào sử dụng, Công ty Bia Huế đã góp phần giải quyết những vấn đề trên.

Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty qua từng khu vực địa lý khác nhau

Thị trường trong nước: Hiện nay công ty đang có hệ thống phân phối ở 23 tỉnh thành trên cả nước. Sản lượng tiêu thụ tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bắc miền Trung như: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An…Các thị trường khác như miền Bắc, miền Nam, Tây Nguyên đều đang phát triển tốt và có rất nhiều tín hiệu khả quan. Các sản phẩm của Công ty Bia Huế chiếm khoảng 80% thị phần bia các tỉnh Bắc miền Trung. Mặc dù ở các tỉnh khác, thị phần của Công ty đang ở mức thấp, nhưng đã tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây.

Thị trường xuất khẩu: đến nay, các sản phẩm của Công ty Bia Huế là Hue Beer và Huda Beer đã có mặt trên nhiều châu lục như: từ châu Á (chủ yếu ở các thị trường như Malaysia, Indonesia, Lào, Nhật Bản) sang châu Âu (Pháp, Bồ Đào Nha) đến Australia, Hoa Kỳ, Canada….

Bảng 7: Sản lượng tiêu thụ của Công ty Bia Huế năm 2008-2010 qua từng thị trường, so sánh thực tế/ kế hoạch 2010 ĐVT: HL(Hectolit) Thị trường Thực tế Kế hoạch 2009/2008 2010/2009 TT/ KH 2010 2008 2009 2010 2010 HL % HL % HL % Hà Nội 331.06 270.6 266.6 498.57 -60.46 -18.26 -4 -1.48 -231.97 -46.53 Nam Định 316.41 275.47 201.96 398.75 -40.94 -12.94 -73.51 -26.69 -196.79 -49.35 Nghệ An 14691.18 81095.23 117056.83 147506.5 66404.05 452 35961.6 44.34 -30449.66 -20.64 Hà Tĩnh 149781 202600.97 198362.97 252906.9 52819.97 35.26 -4238 -2.09 -54543.97 -21.57 Quảng Bình 184282.46 236268.61 231085.94 271943.6 51986.15 28.21 -5182.67 -2.19 -40857.64 -15.02 Quảng Trị 225457.71 248452.75 331535.33 302434.3 22995.04 10.2 83082.58 33.44 29101.02 9.62

Thừa Thiên Huế 584014.33 701598.62 831751.36 779386.7 117584.29 20.13 130152.74 18.55 52364.63 6.72

Đà Nẵng 22126.6 17227.89 19103.09 24923.42 -4898.71 -22.14 1875.2 10.88 -5820.33 -23.35 Quảng Nam 2940.8 2132.12 3128.17 2990.5 -808.68 -27.5 996.05 46.72 137.67 4.6 Gia Lai 1398.18 2115.13 3387.87 3490.32 716.95 51.28 1272.74 60.17 -102.45 -2.94 Đăk Lắc 1646.09 2893.79 4572.97 4487.99 1247.7 75.8 1679.18 58.03 84.98 1.89 Đắc Nông 351.11 169.94 0 298.93 -181.17 -51.6 -169.94 -100 -298.93 -100 Lâm Đồng 528.49 1084.58 2281.69 1994.23 556.09 105.22 1197.11 110.38 287.46 14.41 Bình Định 180 150.84 267.74 398.73 -29.16 -16.2 116.9 77.5 -130.99 -32.85 Phú Yên 210.78 210.78 457.9 398.95 0 0 247.12 117.24 58.95 14.78 Khánh Hoà 2014.76 1610.81 2040.5 1994.25 -403.95 -20.05 429.69 26.68 46.25 2.32 TP. Hồ Chí Minh 5623.35 4069.71 4373.27 4985.98 -1553.64 -27.63 303.56 7.46 -612.71 -12.29 Bình Phước 64.6 170.37 56.28 299.04 105.77 163.73 -114.09 -66.97 -242.76 -81.18 Quảng Ngãi 241.32 486.7 695.34 498.63 245.38 101.68 208.64 42.87 196.71 39.45

Xuất khẩu nội địa 79.18 48940.64 20356.84 20337.84 48861.46 61709.35 -28583.8 -58.41 19 0.09

Xuất khẩu Quốc tế 24286.8 19431.6 13466.11 26929.04 -4855.2 -19.99 -5965.49 -30.7 -13462.93 -49.99

Tổng cộng 1239890 1571344.08 1785459.51 1850000 331454.1 26.73 214115.43 13.63 -64540.49 -3.49

Sản lượng tiêu thụ ở các thị trường liên tục tăng trưởng qua các năm. Với thị phần chiếm 7% thị trường bia cả nước, Công ty TNHH Bia Huế đứng vị trí thứ 4 trong số những hãng bia hàng đầu Việt Nam. Trong những năm gần đây, công ty không ngừng đẩy mạnh các hoạt động Marketing nhằm phát triển thị trường, gia tăng thị phần. Sau đây là kết quả tiêu thụ ở từng thị trường trong năm 2008- 2010 của công ty:

Qua bảng trên ta có thể thấy, thị trường tiêu thụ chính của Công ty TNHH Bia Huế là các tỉnh từ Nghệ An đến Đà Nẵng. Đặc biệt là Thừa Thiên Huế, chiếm 46.58% tổng sản lượng tiêu thụ trong năm. So với năm 2009, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh ở khu vực thị trường trọng điểm là các tỉnh Bắc miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế). Năm 2010, Nghệ An là thị trường có tỷ lệ mức tiêu thụ tăng mạnh, tăng 44.34% so với năm 2009, tương ứng tăng 35961.60 Hectolit. Xuất khẩu Quốc tế giảm 30.7%. Với tình hình kinh tế khủng hoảng nên xuất khẩu Quốc tế cũng đang có xu hướng đi xuống. Tuy nhiên, ở các thị trường phía nam lại có dấu hiệu tích cực như Đà Nẵng (10.88%), Quảng Nam (46.72%), Gia Lai (60.17%), Đăklắc (58.03%), Bình Định (17.50%), Khánh Hoà (26.67%), TP. HCM (7.46%)… Sự biến động về sản lượng tiêu thụ ở mỗi khu vực do những nguyên nhân khác nhau. Trong đó do đặc điểm về tính chất mùa vụ của sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành kế hoạch tiêu thụ đề ra. Để thấy rõ điều này, ta xem xét tình hình tiêu thụ thực tế của Công ty TNHH Bia Huế ở từng tháng trong năm 2010.

Biểu đồ 3: Tình hình tiêu thụ của Công ty TNHH Bia Huế năm 2009- 2010 qua từng tháng

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy, sản phẩm của công ty có tính mùa vụ rất cao, sản lượng tiêu thụ mạnh vào các tháng mùa hè và những tháng cuối năm (thời điểm Tết Nguyên Đán). Trong quý đầu sản lượng giảm sút mạnh, do ảnh hưởng của đợt thời tiết rét kéo dài, đến quý 2 thì tăng trưởng ổn định là tình hình chung tại khu vực thị trường chính, đặc biệt là khu vực Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An. Hệ thống đại lý tại các thị trường của công ty đang hoạt động khá tốt, đầu tư thị trường của đại lý ngày càng cao, lợi nhuận đại lý tăng do bình ổn giá trên thị trường.

Khu vực thị trường chính tăng trưởng rất tốt trong quý 3. Đặc biệt tháng 8/2008 khu vực Hà Tĩnh (tăng 82%) và Nghệ An (90%) đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Thị trường Huế và Quảng Trị đạt mức tăng trưởng rất tốt (Huế tăng 4%, Quảng trị tăng 47%). Thị trường Quảng Bình vẫn tăng trưởng sản lượng khá, (mức tăng trưởng là 25%), tuy nhiên trên thị trường đối thủ chính là bia Sài Gòn tăng cường lợi nhuận tối đa cho hệ thống cấp 2 trong những tháng đầu hè, làm thị trường cạnh tranh trở nên gay gắt hơn vào mùa hè.

Trong quý 4, thời tiết xấu với mưa lớn và lũ lụt hoành hành dữ dội tại thị trường chính của công ty làm giảm sản lượng đáng kể. Do đặc thù của thị trường, Hà Tĩnh và Nghệ An người tiêu dùng chủ yếu chuyển sang uống rượu nhiều hơn. Giảm sức mua mạnh trong tháng do rất nhiều nguyên nhân: thời tiết ảnh hưởng mạnh đến việc kinh doanh, lạm phát kinh tế ảnh hưởng đến đầu tư… là những nguyên nhân làm người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn.

Với những sự tác động như trên, nên trong năm qua, sản lượng tiêu thụ ở hầu hết các thị trường đều không đạt được mức kế hoạch đề ra. Vì vậy những chính sách truyền thông đang được đẩy mạnh.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Tình hình tài sản và nguồn vốn là một trong những nhân tố quan trọng giúp đánh giá sự phát triển và tiềm năng của Công ty.

Bảng 8: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Bia Huế giai đoạn 2008-2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %

I. Tài sản 692.104 910.937 1.009.581 218.834 31.62 98.644 10.83

1. Tài sản ngắn hạn 214.404 426.374 457.27 211.97 98.86 30.896 7.25

- Tiền và các khoản tương đương tiền 44.658 278.582 224.6 233.924 523.81 -53.982 -19.38

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 5000 95 5000 - 90 1.8

- Phải thu ngắn hạn 28.937 46.845 15.499 17.908 61.89 -31.346 -66.91

- Hàng tồn kho 125.777 86.774 117.002 -39.003 -31.01 30.288 34.9

- Tài sản ngắn hạn khác 14.995 9.173 5.169 -5.822 -38.83 -4.004 -43.65

2. Tài sản dài hạn 477.699 484.563 552.31 6.864 1.44 67.747 13.98

- Tài sản cố định 469.313 478449 594.331 9.136 1.95 115.882 0.02

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 510 510 510 0 0 0 0

- Tài sản dài hạn khác 7.876 5.605 2.469 -2.271 -28.83 -3.136 -55.95 II. Nợ và vốn 692.104 910.937 1.009.581 218.834 31.62 98.643 10.83 1. Tổng nợ phải trả 110.755 337.681 423.718 226.926 204.89 86.037 25.48 - Tổng nợ ngắn hạn 105.321 302.528 367.791 197.207 187.24 65.263 21.57 - Tổng nợ dài hạn 5.433 35.152 55.926 29.719 547.01 20.774 59.1 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 581.349 573.257 585.863 -8.092 -1.39 12.606 2.2

Qua bảng số trên, nhìn chung, tổng tài sản và nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm về giá trị tuyệt đối, tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2010 có hơi chậm lại so với năm 2009 nhưng xu hướng tăng là tích cực. Cụ thể, tổng nguồn vốn của công ty từ 692.104 triệu đồng vào năm 2008 tăng lên 910.937 triệu đồng năm 2009 (tương ứng tăng 31,62%) và 1.009.581 triệu đồng năm 2010 (tức tăng 10,83%). Đây là kết quả của một loạt các chính sách và bước đi quan trọng đúng hướng với mục tiêu xây dựng và mở rộng của Công ty Bia Huế.

- Về tài sản

Chiếm tỷ lệ lớn nhất là khoản vốn bằng tiền, trong năm 2008 tổng vốn bằng tiền của Công ty là 214.404 triệu đồng, qua năm 2009 đã đạt 910.937 triệu đồng (tức tăng 98,86%) và đến năm 2010 thì mức lượng vốn bằng tiền tăng thêm 7,25% so với năm 2009. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền năm 2009 tăng lên 52,38% so với năm trước và năm 2010 lại giảm xuống 53.982 triệu đồng (tức giảm 19,38%) do Công ty nguyên nhân phải kể đến là Công ty đã tăng mức đầu tư tài chính ngắn hạn một cách bất ngờ trong năm 2010 là từ 5000 triệu đồng năm 2009 lên 95000 triệu đồng. Các khoản phải thu có xu hường tăng trong năm 2009 tăng 17.908 triệu đồng so với 2008 và giảm trong năm 2010 từ 46.845 triệu đồng xuống 15.499 triệu đồng. Ngoài ra, hàng tồn kho năm 2010 tăng so với năm trước là 34,84% điều này lại là dấu hiệu tốt đối với công vì vấn đề vật giá và điều kiện sản xuất trong năm tới đang gặp khó khăn, Vì thế có thể giúp Công ty đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng vào các mùa cao điểm. Nhìn về phần tài sản dài hạn của công ty ta thấy có dấu hiệu tăng lên nhưng không đáng kể, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1,44% sang 2010 thì tăng thêm 13,98%. Chủ yếu vẫn do tài sản cố định tăng lên với mức tăng là 67.747 triệu đồng so với 2009 do đầu tư cho dây chuyền công nghệ ở Phú Bài, còn lượng đầu tư dài hạn thì không tăng bởi trong tình hình nền kinh tế nhạy cảm như thế này, cần phải hạn chế đầu tư.

- Về nguồn vốn:

Nợ phải trả: Năm 2009 tăng lên một lượng đáng kể là 226.926 triệu đồng so với năm 2008, đến năm 2010 tổng nợ phải trả tăng lên nhưng không lớn, tăng 25,48% so với 2009 tức là tăng thêm 86.037 triệu đồng so với 2008.

Bảng 9. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2008-2010

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %

1. Tổng doanh thu 1289.7 1665.606 2035.949 375.906 29.15 370.343 22.23

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 530.447 691.281 679.5 160.834 30.32 -11.781 -1.7

3. Doanh thu thuần 759.253 974.325 1356.449 215.072 28.33 382.124 39.22

4. Giá vốn hàng bán 416.329 543.027 716.143 126.698 30.43 173.116 31.88

5. Lợi nhuận gộp 342.924 431.298 640.305 88.374 25.77 209.007 48.46

- Doanh thu từ hoạt động TC 9.132 11.21 26.518 2.078 22.76 15.308 136.56

- Chi phí hoạt động TC 5.079 4.862 11.947 -0.217 -4.27 7.085 145.72 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động PR của công ty TNHH bia huế (Trang 36 - 47)