ty cổ phần sợi Trà Lý - Thái Bình
Sự hài lòng đối với công việc là một trong những yếu tố cấu thành sự hài lòng đối với doanh nghiệp. Trong bất cứ tổ chức nào thì việc dùng đúng người, đúng việc là rất quan trọng. Nếu sử dụng nhân viên đúng vào vị trí thích hợp sẽ phát huy được năng lực của họ đồng thời tăng cường sự hài lòng của họ đối với công việc, tăng cường tính sáng tạo và khả năng cống hiến của người lao động. Để nhân viên có kết quả làm việc tốt, cảm thấy thoải mái khi thực hiện công việc của mình trước hết Nhà quản lý phải biết sắp xếp công việc đúng với chuyên ngành đào tạo, năng lực sở trường và phù hợp với sức khoẻ của nhân viên. Sau đó cung cấp những thông tin cần thiết để họ thực hiện công việc của mình, cung cấp đầy đủ trang thiết bị để họ thực hiện công việc đồng thời
thường xuyên đánh giá công việc một cách công bằng để giúp nhân viên có động lực làm việc.
Để tiến hành nghiên cứu sự hài lòng của CNV đối với công việc chúng tôi tiến hành điều tra CNV tại Công ty với 8 tiêu chí về các khía cạnh của công việc và 1 tiêu chí đánh giá chung. Các tiêu chí được sắp xếp mức độ từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý.
Từ kết quả điều tra cho thấy, CNV đánh giá cao về các khía cạnh của công việc với mức điểm trung bình (ĐTB) chạy từ 3,69 tới 4,00. Kết quả đánh giá trên phù hợp với thực tế tại Công ty khi phần lớn CNV có trình độ LĐPT họ đảm nhận những công việc không cần đòi hỏi nhiều về trình độ. Khi được phỏng vấn họ trả lời rằng “Công việc ở đây cũng không quá khó khăn cho nên chúng tôi có thể làm nó một cách dễ dàng”. Và họ cũng đồng ý cho rằng họ được đảm nhận công việc đúng với chuyên ngành đào tạo với mức ĐTB là 3,99. Điều này cũng phù hợp với thực tế tại Công ty, trước đây khi công nhân được tuyển vào Công ty họ sẽ được đưa đi đào tạo từ 1-2 tháng và khi đào tạo xong họ sẽ được đảm nhận công việc đúng với những gì họ được học và bây giờ khi nhu cầu sản xuất ngày càng cao công nhân được tuyển vào sẽ được đào tạo tại chỗ theo hình thức kèm cặp, chỉ bảo. Phải kể đến chỉ tiêu “sức khoẻ phù hợp với yêu
cầu của công việc” cũng được nhân viên đánh giá cao với ĐTB là 3,98. Để đạt được
điều đó Công ty có đầu tư phòng y tế để chăm sóc sức khoẻ vệ sinh phòng bệnh theo mùa cho CNV, sơ cứu vết thương khi có tai nan xảy ra và đặc biệt là khám sức khoẻ định kỳ cho CNV. Môi trường làm việc tại các phân xưởng là môi trường độc hại với rất nhiều tiếng ồn và bụi bẩn bởi vậy công nhân phải thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ. Nếu tình trạng sức khoẻ của công nhân không đủ để đảm nhận công việc Công ty sẽ luân chuyển nhân viên xuống bộ phận khác để đảm bảo an toàn cho công nhân.
Đối với mỗi công việc nhất định Công ty đều tiến hành phân tích công việc để lập bản mô tả công việc, giúp công tác tuyển dụng CNV được dễ dàng hơn. Điều đó cũng làm cho CNV hài lòng với chỉ tiêu “thông tin cần thiết để thực hiện công việc
được cung cấp rõ ràng, chi tiết và kịp thời” với mức ĐTB là 3,94.
Để công việc được tiến hành thuận lợi Công ty đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như máy vi tính, máy điện thoại, máy fax, máy photo, máy in cho các phòng ban và các
công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất tại các phân xưởng. Chính vì vậy CNV đánh giá cao yếu tố “trang thiết bị phục vụ công việc được trang bị đầy đủ” với mức ĐTB là 4,00. Theo ý kiến của CNV họ nhận thấy rằng “máy móc ở đây thường xuyên được bảo
dưỡng luân phiên nên máy móc cũng hoạt động tốt để phục vụ công việc” vấn đề này
cũng được CNV cho ở mức điểm là 3,78. Khi CNV được đảm nhận công việc đúng với năng lực sở trường và chuyên ngành của mình thì họ sẽ có điều kiện phát huy hết khả năng, họ sẽ hoàn thành công việc được tốt nhất. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho Công ty để phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng sợi và đay được thuận lợi. CNV đánh giá yếu tố “phát huy tốt năng lực cá nhân” với mức ĐTB là 3,88.
Một vấn đề nữa cũng thu hút rất nhiều sự quan tâm của CNV chính là cơ chế
đánh giá kết quả hoàn thành công việc. Trên thực tế tại Công ty, mỗi tháng công nhân
đều được giao định mức sản lượng, nếu trong tháng đó công nhân nào vượt mức sản lượng đặt ra, ứng với % vượt mức công nhân sẽ được thưởng và ngược lại công nhân sẽ bị phạt bằng cách trừ điểm, với mỗi điểm bị trừ công nhân sẽ bị phạt 2.000đ và được trừ trực tiếp vào tiền lương tháng đó. Đối với các nhân viên ở phòng ban hàng tháng sẽ có bảng chấm công ở các phòng ban để ghi rõ giờ làm, ngày vắng và lý do vắng mặt của tất cả các thành viên từ nhân viên cho tới trưởng phòng. Từ sự phân tích trên thì chỉ tiêu
“cơ chế đánh giá kết quả hoàn thành công việc thực hiện công bằng” được CNV đánh
giá cao với mức ĐTB là 3,92.
Để khẳng định CNV có thực sự hài lòng hay thoả mãn về công việc của mình hay không chúng tôi sử dụng kiểm định One_Sample_T_Test kết quả thu được thể hiện ở bảng 7.
Với mức ý nghĩa Sig. thu được ở các chỉ tiêu C1.2; C1.3; C1.4; C1.5 đều lớn hơn 0,05 vậy ta có cơ sở để chấp nhận giả thiết H0 hay khẳng định CNV đánh giá “đồng ý” với nhận định rằng “Công việc đúng với chuyên ngành đào tạo, sức khoẻ phù hợp với công việc, trang thiết bị để phục vụ công việc được trang bị đầy đủ và thông tin để là
việc được cung cấp rõ ràng”.
Bảng 7: Kiểm định giá trị trung bình kết quả đánh giá của công nhân viên đối với công việc
TT Các tiêu chí N Giá trị trung Giá trị kiểm Mức ý nghĩa
bình định (Sig.)
C1.1 Công việc phù hợp với năng lực 140 3,69 4 0,000 C1.2 Công việc đúng với chuyên ngành đào
tạo 140 3,99 4 0,812
C1.3 Công việc phù hợp với sức khỏe 140 3,98 4 0,319 C1.4
Thông tin cần thiết để thực hiện công việc được cung cấp một cách rõ ràng, chi tiết và kịp thời
140 3,96 4 0,158
C1.5 Được cung cấp đầy đủ trang thiết bị để
làm việc 140 4,00 4 1,000
C1.6 Thiết bị máy móc phục vụ công việc
hoạt động tốt 140 3,78 4 0,000
C1.7 Công việc cho phép phát huy tốt năng
lực cá nhân 140 3,88 4 0,006
C1.8 Cơ chế đánh giá kết quả hoàn thành
công việc công bằng 140 3,92 4 0,027
C1.9 Đánh giá chung về công việc 140 3,88 4 0,001
(Nguồn: Số liệu điều tra) Chú thích:
Thang điểm Likert từ 1 - 5 : hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý Giả thiết kiểm định:
H0: µ= Giá trị kiểm định (Test value)
H1: µ ≠ Giá trị kiểm định (Test value)
Nếu: Sig. ≥ 0,05: Chấp nhận H0
Sig. < 0,05: Bác bỏ H0
Các chỉ tiêu còn lại với mức ý nghĩa Sig. đều nhỏ hơn 0,05 như vậy ta chưa có cơ sở để chấp nhận H0 hay khẳng định rằng CNV đánh giá “đồng ý” với các chỉ tiêu chúng tôi đưa ra. Thực tế cho thấy rằng trong 140 CNV được điều tra có 4 CNV cho rằng công việc không phù hợp với năng lực sở trường của họ và 38 CNV đánh giá “bình thường”; 4 CNV phủ định rằng thiết bị máy móc phục vụ công việc hoạt động tốt và 27 CNV đánh giá “bình thường” đối với chỉ tiêu này, 4 CNV cho rằng công việc không thể phát huy tốt năng lực cá nhân và 16 CNV đánh giá “bình thường” ở khía cạnh này; đối với chỉ tiêu
“cơchế đánh giá kết quả hoàn thành công việc là công bằng” có 3 CNV đánh giá “không đồng ý” với nhận định này và 9 CNV đánh giá “bình thường”.
Để có cái nhìn khái quát về công việc chúng tôi sử dụng câu hỏi chung và cũng nhận được sự đánh giá của CNV ở mức ĐTB là 3,88. Với mức ý nghĩa Sig. thu được nhỏ hơn 0,05 như vậy ta cũng chưa có cơ sở để chấp nhận H0 hay khẳng định rằng CNV đã hài lòng đối với vấn đề này. Thực tế điều tra cho thấy: có 3 CNV đánh giá “không đồng ý” đối với chỉ tiêu này và 13 CNV đánh giá “bình thường”.
Để xem xét sự đánh giá của CNV có khác nhau về các tiêu thức hay không chúng tôi sử dụng kiểm định Independent_T_Test, One-Way ANOVA và K Independent Samples, kết quả thu được thể hiện ở bảng 8.
Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu “Thông tin cần thiết để thực hiện công việc
được cung cấp rõ ràng và kịp thời” có sự khác biệt về cách thức đánh giá khi chia theo
các biến là rõ nhất. Xét theo trình độ, ta thấy mức độ hài lòng của CNV sẽ giảm dần tương ứng với trình độ của CNV, điều đó có nghĩa là bộ phận CNV có trình độ CĐ-ĐH (4,38) có mức độ hài lòng cao nhất, đối tượng CNV có trình độ LĐPT đánh giá thấp nhất ở chỉ tiêu này với mức điểm khiêm tốn hơn là 3,93. Đây là thực trạng dễ nhận thấy ở công ty bởi những CNV có trình độ CĐ-ĐH là những người làm việc ở các phòng ban họ, quá trình làm việc của họ sẽ ảnh hưởng nhiều tới quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi vậy khi có bất kỳ sự thay đổi nào về công việc họ đảm nhận họ sẽ được cung cấp rất rõ ràng và kịp thời. Còn bộ phận CNV có trình độ thấp hơn như TCCN và LĐPT họ là những người làm việc ở các phân xưởng, công việc của họ có tình chất rập khuân nên rất ít khi có sự thay đổi về công việc có thể do nhân tố này dẫn đến sự đánh giá thấp đối với chỉ tiêu trên. Xét theo độ tuổi ta cũng nhận thấy được bộ phận CNV ó độ tuổi càng cao thì mức độ hài lòng của họ sẽ cao hơn những người có độ tuổi còn trẻ (Tham khảo bảng phụ lục 2 phần V), thực tế này cũng dễ nhận thấy bởi đối tượng CNV có độ tuổi cao là những người làm việc phòng ban và ban lãnh đạo công ty nên họ sẽ đánh giá cao hơn ở tiêu chí này. Tương tự xét theo thời gian công tác và bộ phận công tác ta thấy những bộ phận CNV có thời gian làm việc từ 3-5 năm và trên 5 năm họ là những người làm việc tại các phòng ban nên họ đánh giá cao ở chỉ tiêu này cũng là điều dễ nhận thấy. Còn khi xét theo thu nhập ta cũng thấy được rằng bộ phận CNV có thu
nhập càng cao tương ững họ cũng sẽ đánh giá cao hơn đối với tiêu chí này (bảng phụ lục 2 phần V).
Bảng 8: Kết quả kiểm định sự khác nhau về cách thức đánh giá của công nhân viên đối với công việc
TT Yếu tố đánh giá Biến độc lập
GT T Đ ĐT TG
CT
BP
CT TN
C1.1 Công việc phù hợp với năng lực sở trường A(1) R(3) R(3) A(2) R(3) R(3) C1.2 Công việc đảm nhận đúng với chuyên
ngành đào tạo A