Kết quả đánh giá sự hài lòng của công nhân viên đối với chính sách đào tạo, huấn luyện và cơ hội thăng tiến

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của công nhân viên đối với doanh nghiệp tại công ty cổ phần sợi trà lý thái bình (Trang 39 - 43)

huấn luyện và cơ hội thăng tiến

Một công ty muốn có một lực lượng lao động tốt ngoài việc tuyển dụng phải thường xuyên đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau để nâng cao khả năng chuyên môn nghiệp vụ. Rất nhiều nhân viên mong muốn được đào tạo để nâng cao trình độ hiểu biết của mình và đây cũng là một phần mong đợi của nhân viên trong quá trình làm việc tại công ty. Bên cạnh đó cơ hội thăng tiến cũng là một trong những nhu cầu của người lao động, họ làm việc cống hiến hết mình để phát triển nghề nghiệp và được đề bạt vào những vị trí cao hơn. Người lao động làm việc không chỉ để kiếm tiền mà còn để học hỏi, nâng cao trình độ và thăng tiến nghề nghiệp. Kỳ vọng vào sự thăng tiến và được thăng tiến sẽ giúp người lao động hứng thú với công việc và hài lòng với công việc nhiều hơn.

Để tiến hành nghiên cứu mức độ hài lòng của CNV đối với chính sách đào tạo, huấn luyện và cơ hội thăng tiến chúng tôi tiến hành phát bảng hỏi để nhân viên lựa chọn mức độ (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý) đối với 6 khía cạnh của chính sách đào tạo, huấn luyện và thăng tiến và 1khía cạnh đánh giá chung.

Qua kết quả điều tra CNV tại công ty cho thấy trong tổng số 140 CNV tham gia trả lời 18 CNV được tham gia đào tạo trong quá trình làm việc. Những người được đào tạo chủ yếu là các nhân viên ở phòng ban và bộ phận ban lãnh đạo Công ty. Theo Ông Nguyễn Văn Hoà - Phó tổng giám đốc Công ty cho biết “lực lượng lao động trong Công ty chủ yếu là lao động phổ thông đảm nhận những công việc đơn giản. Trước khi vào làm việc tại Công ty công nhân được đào tạo từ 1-2 tháng tuỳ theo mức độ phức tạp của công việc. Khi công nhân đã nắm được kỹ năng cơ bản để làm việc thì họ sẽ được phân công công việc và không cần đào tạo gì thêm trong quá trình làm việc. Còn đối với nhân viên ở các phòng ban cần được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn bởi họ là những người đưa ra định hướng chiến lược cho Công ty trong quá trình hoạt

động”. Điều này cho ta thấy không phải Công ty không quan tâm tới sự phát triển của CNV mà do yêu cầu không đòi hỏi kỹ năng nhiều nên bộ phận công nhân tại các phân xưởng không cần thiết phải đào tạo nhiều trong khi họ có khẳ năng đảm nhận công việc tốt. Còn đối với các nhân viên làm việc ở phòng ban Công ty luôn tạo điều kiện để nhân viên được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Qua kết quả điều tra cho thấy CNV đánh giá hai chỉ tiêu “có đầy đủ những kỹ

năng lao động cần thiết và nội dung đào tạo rất bổ ích cho công việc” với mức ĐTB lần

lượt là 3,81 và 4,39. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi để Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài vì những kỹ năng cần thiết để CNV thực hiện công việc và nội dung đào tạo bổ ích cho công việc là điều kiện căn bản nhất giúp CNV hoàn thành tốt công việc được giao. Bên cạnh đó CNV đánh giá chưa cao các chỉ tiêu

công việc có nhiều cơ hội thăng tiến, biết rõ các tiêu chuẩn thăng tiến và chính sách

thăng tiến được thực hiện công bằng” với mức ĐTB tương ứng là 2,52; 2,82 và 2,94.

Thực tế này là một hạn chế lớn của Công ty đòi hỏi trong dài hạn Công ty phải có cách thức giải quyết để tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến, cho toàn thể CNV trong Công ty biết rõ các tiêu chuẩn để được thăng tiến đồng thời phải thực hiện công bằng với tất cả mọi thành viên trong Công ty. Bởi khi làm việc tại một Công ty có ít cơ hội thăng tiến thì những nhân viên có tham vọng sẽ cảm thấy bị bó buộc và không có cơ hội để phát triển, thể hiện năng lực của mình từ đó làm giảm động lực làm việc trong mỗi CNV thậm chí còn gia tăng sự bất mãn trong mỗi CNV. Ngoài ra phải kể đến chỉ tiêu “Công ty coi

thành quả là cơ hội để thăng tiến” được CNV đánh giá ở mức điểm là 3,20. Chúng tôi

cũng sử dụng câu hỏi chung để có cái nhìn tổng thể hơn về khía cạnh này, CNV đánh giá ở mức điểm là 2,95. Từ những phân tích ở trên cho thấy chính sách đào tạo huấn luyện và cơ hội thăng tiến chưa thực sự làm hài lòng CNV trong Công ty .

Bảng 9: Kiểm định giá trị trung bình kết quả đánh giá của công nhân viên đối với chính sách đào tạo, huấn luyện và thăng tiến

TT Các tiêu chí N Giá trị trung bình Giá trị kiểm định Mức ý nghĩa (Sig.)

C2.1 Có đầy đủ những kỹ năng lao động cần thiết 140 3,79 4 0,000 C2.2 Nội dung đào tạo rất bổ ích cho công việc 18 4,39 4 0,004

C2.3 Công việc có nhiều cơ hội thăng tiến 140 2,51 3 0,000 C2.4 Công ty coi thành quả là cơ hội thăng tiến 140 3,16 3 0,002 C2.5 Biết rõ các tiêu chuẩn để thăng tiến 140 2,86 3 0,024 C2.6 Chính sách thăng tiến được thực hiện công bằng 140 2,89 3 0,018 C2.7 Đánh giá chung về chính sách đào tạo huấn

luyện, thăng tiến 140 2,95 3 0,264

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Chú thích:

Thang điểm Likert từ 1-5 :hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý Giả thiết kiểm định:

H0: µ= Giá trị kiểm định (Test value)

H1:µ ≠ Giá trị kiểm định (Test value)

Nếu: Sig. 0,05: Chấp nhận H0

Sig. < 0,05: Bác bỏ H0

Để khẳng định CNV có thực sự hài lòng hay thoả mãn về chính sách đào tạo huấn luyện và cơ hội thăng tiến của hay không, chúng tôi sử dụng kiểm định One_Sample_T_Test kết quả thu được thể hiện ở bảng 9.

Với mức ý nghĩa Sig. thu được của các chỉ tiêu C2.1, C2.2, C2.3, C2.4, C2.5, C2.6 đều nhỏ hơn 0,05, như vậy ta chưa có cơ sở để chấp nhận H0 hay khẳng định rằng CNV đánh giá “đồng ý” đối với chỉ tiêu C2.1 và C2.2. Thực tế cho thấy trong tổng số 140 CNV được phỏng vấn vẫn còn 2 CNV đánh giá không đồng ý và 41 CNV đánh giá bình thường đối với chỉ tiêu C2.1. Đối với chỉ tiêu C2.2 thì trong tổng số 140 CNV tham gia trả lời bảng hỏi có 18 CNV được đào tạo trong quá trình làm việc thì có 11 người đồng ý và 7 người hoàn toàn đồng ý, như vậy không có ai trong số họ phản đối với nhận định của chúng tôi đưa ra điều đó chứng tỏ CNV đánh giá rất đồng ý với nhận định của chúng tôi. Chúng ta cũng chưa thể có cơ sở để khẳng định rằng CNV đánh giá “bình thường” đối với tiêu chí C2.3, C2.4, C2.5 và C2.6. Trên thực tế điều tra cho ta thấy có 11 CNV hoàn toàn không đồng ý, 60 CNV không đồng ý và 56 ý kiến đánh giá bình thường, điều này cho thấy CNV chưa hài lòng đối với chỉ tiêu C2.3. Đối với chỉ tiêu “Công ty coi thành

quả là cơ hội để thăng tiến” có 14 CNV không đồng ý, 90 CNV đánh giá bình thường. Trong 140 CNV có 34 CNV chưa hề biết tới các tiêu chuẩn để thăng tiến trong Công ty, điều này cũng minh chứng cho ta thấy rằng CNV chưa hề hài lòng đối với chỉ tiêu này. Chỉ tiêu cuối cùng có mức ý nghĩa Sig. lớn hơn 0,05 như vậy ta có cở sở để khẳng định CNV đánh giá “bình thường” đối với chỉ tiêu này.

Để xem xét sự đánh giá của CNV có khác nhau về các tiêu thức hay không chúng tôi sử dụng kiểm định Independent_T_Test, One-Way ANOVA và K Independent Samples đối với các biến độc lập, kết quả thu được thể hiện ở bảng 10.

Xét theo giới tính ta thấy không có sự khác biệt nào trong cách thức đánh giá về các tiêu thức khi chia theo các nhóm CNV khác nhau, hay nhân tố giới tính không ảnh hưởng tới cách thức đánh giá của CNV về các tiêu thức. Các biến còn lại đều ảnh hưởng tới cách thức đánh giá của CNV đặc biệt khi phân chia CNV theo trình độ và bộ phận công tác có sự khác nhau nhiều nhất ở các chỉ tiêu. Kết quả điều tra thể hiên ỏ bảng phụ lục 2 phần V cho thấy CNV có trình độ CĐ - ĐH có mức độ hài lòng cao hơn nhóm CNV có trình độ TCCN và LĐPT ở các chỉ tiêu. Tương tự như vậy những người làm việc ở bộ phận phòng ban và ban lãnh đạo của Công ty có mức độ hài lòng cao hơn các CNV làm việc ở các phân xưởng. Nguyên nhân của vấn đề này là do công việc của CNV ở các phân xưởng mang tính chất rập khuôn không có tính sáng tạo cao nên cơ hội thăng tiến trong công việc họ đảm nhận sẽ ít hơn bộ phận làm việc ở các phòng ban. Đây là vấn đề còn tồn tại trong cách thức quản lý của doanh nghiệp, để nâng cao hơn nữa sự hài lòng của CNV đối với doanh nghiệp ban lãnh đạo cần đưa thêm nhiều chức vụ mới ở các phân xưởng để CNV có mục tiêu phấn đấu và đó cũng là cơ sở để CNV gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 10: Kết quả kiểm định sự khác nhau về cách thức đánh giá của công nhân viên đối với chính sách đào tạo, huấn luyện và cơ hội thăng tiến

TT Yếu tố đánh giá Biến độc lập

GT ĐT TG

CT BP BP

CT TN

thiết

C2.2 Nội dung đào tạo rất bổ ích cho công việc A(1) R(3) R(3) A(2) R(2) A(3) C2.3 Công việc có nhiều cơ hội thăng tiến A(1) R(2) R(2) R(2) R(3) R(3) C2.4 Công ty coi thành quả là cơ hội thăng tiến A(1) R(2) A(3) A(3) R(3) R(3) C2.5 Biết rõ các tiêu chuẩn để thăng tiến A(1) R(2) R(3) R(2) R(3) R(2) C2.6 Chính sách thăng tiến được thực hiện

công bằng A

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của công nhân viên đối với doanh nghiệp tại công ty cổ phần sợi trà lý thái bình (Trang 39 - 43)