Kết quả đánh giá sự hài lòng của công nhân viên đối với môi trường và không khí làm việc

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của công nhân viên đối với doanh nghiệp tại công ty cổ phần sợi trà lý thái bình (Trang 49 - 53)

không khí làm việc

Người lao động sẽ phát huy hết khả năng của mình, chung sức cùng thực hiện nhiệm vụ đặt ra khi họ đạt được những yếu tố kể trên, ngoài ra một môi trường làm việc tốt cũng tác động tương đối lớn tới vấn đề này. Vì vậy doanh nghiệp phải đảm bảo cơ sở vật chất như phòng làm việc, bàn ghế, điện thoại, máy vi tính.... Song song đó lãnh đạo phải tạo ra bầu không khí thoải mái, thân thiết để nhân viên có cảm giác thân thiện hoà đồng với tập thể.

Để tiến hành nghiên cứu môi trường và không khí làm việc tại Công ty chúng tôi xem xét dưới hai góc độ là môi trường vầt chất và môi trường nhân sự (quan hệ giữa các nhân viên với nhau và với lãnh đạo).

Chúng tôi sử dụng 3 tiêu chí “điều kiện cơ sở vật chất để tiến hành công việc được trang bị đầy đủ, nơi làm việc sạch sẽ gọn gàng, môi trường làm việc an toàn

không có những yếu tố xấu ảnh hưởng tới sức khỏe” để nghiên cứu dưới góc độ môi

trường vật chất. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 13.

Qua bảng số liệu ta thấy CNV đánh giá cao đối với các chỉ tiêu “cơ sở vật chất

được trang bị đầy đủ” với mức ĐTB là 3,75. Để có được điều này Công ty đã trang bị

đầy đủ bàn ghế, máy vi tính, máy in, máy photo, máy fax, máy điện thoại cho các phòng ban và các công cụ dụng vụ để phục vụ sản xuất cho các phân xưởng. CNV chưa thực sự hài lòng về môi trường làm việc của mình thể hiện ở hai tiêu chí “nơi làm việc sạch

sẽ gọn gàng và không có các yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ” với mức ĐTB lần lượt

là 3,01 và 2,29. Thực tế tại Công ty, ở các phân xưởng sợi và đay có môi trường làm việc ảnh hưởng tới sức khoẻ như tiếng ồn và bụi bẩn, bên cạnh đó nhiệt độ bên trong phân xưởng thường cao hơn nhiệt độ bên ngoài. Để đảm bảo sức khoẻ cho công nhân trong thời gian tới Công ty nên đặt hệ thống hút bụi tại các máy kéo sợi và hệ thống quạt gió đưa nhiệt độ ra ngoài tại các phân xưởng để công nhân hài lòng hơn khi làm việc.

Khi xét dưới góc độ môi trường nhân sự chúng tôi sử dụng 7 tiêu thức để nghiên cứu. CNV đánh giá cao ở các chỉ tiêu “lãnh đạo có tác phong lịch sự hoà nhã, cấp trên trực tiếp luôn thân thiệt và đối xử công bằng với mọi người, quan hệ tập thể hoà đồng

Kết quả trên thể hiện sự nỗ lực của ban lãnh đạo Công ty trong việc xây dựng không khí làm việc thoải mái làm gắn chặt tình đoàn kết của CNV trong toàn Công ty, mọi thành viên trong Công ty sẽ cùng nhau đưa Công ty ngày càng phát triển đi lên làm cho cuộc sống của người lao động ngày càng ổn định hơn.

Tuy nhiên bên cạnh đó CNV không đồng ý với nhận định của chúng tôi “dễ dàng

trong việc trao đổi với lãnh đạo” với ĐTB là 2,91. Đây thực sự là một hạn chế của

doanh nghiệp cần được khắc phục trong thời gian tới. Bởi khi người lao động làm việc họ có những khó khăn gì bất mãn gì, hay cả những ý tưởng sáng tạo nhưng họ thấy khó có thể đề xuất lên lãnh đạo của Công ty và họ sẽ giữ trong lòng, điều này càng gia tăng sự bất mãn đối với người lao động. Đứng trước tình hình này các nhà lãnh đạo của Công ty phải xem xét hệ thống của tổ chức của chính doanh nghiệp mình, bản thân mỗi nhà lãnh đạo cấp cao cũng như cấp trung gian để có hướng cải cách và điều chỉnh hành vi của chính bản thân mình cũng như cách thức điều hành và lãnh đạo trong Công ty. Công ty cần khuyến khích CNV đưa ra ý kiến của mình. Thực hiện tốt điều này sẽ tạo ra một sự thay đổi khá lớn trong Công ty, tạo nên sự hứng khởi cho người lao động trong công việc cũng như các nhà lãnh đạo có thể có được sự am hiểu đối với người lao động trong Công ty hiểu được những nguyện vọng của họ để có thể giải quyết những điều đó một cách tốt nhất trên phương châm vừa có lợi cho Công ty vừa có lợi đối với bản thân người lao động tạo nên mối quan hệ tốt trong tập thể Công ty. Với nhận định “các nhân

viên trong bộ phận làm việc luôn trao đổi chia sẻ giúp đỡ nhau trong công việc” được

CNV đánh giá khá thấp với mức ĐTB là 2,88. Theo ý kiến của một số nhân viên tại phòng ban thì họ cho rằng “mỗi người đều có bản mô tả công việc của mình do vậy việc

ai người đó làmkhông ai giúp ai cả”. Còn một số công nhân tại các phân xưởng thì họ

phát biểu rằng “thu nhập hàng tháng của chúng tôi ở đây được tính bằng sản lượng. Chúng tôi cũng phải chú tâm vào công việc của mình để hoàn thành định mức mà Công

ty giao cho nên việc của ai thì người đó làm”. Đối với chỉ tiêu đánh giá chung CNV còn

đánh giá khá khiêm tốn với mức ĐTB là 3,10.

Để khẳng định CNV có hài lòng hay thoả mãn đối với các chỉ tiêu chúng tôi đưa ra hay không chúng tôi sử dụng kiểm định One_Sample_T_Test và thu được kết quả thể hiện ở bảng 13.

Các chỉ tiêu C4.1, C4.4, C4.6, C4.7, C4.9, C4.10, có mức ý nghĩa Sig.< 0,05 như vậy ta chưa có cơ sở để chấp nhận H0 hay khẳng định rằng CNV đánh giá “đồng ý” với các chỉ tiêu này. Thực tế cho thấy trong tổng số 140 CNV tham gia trả lời phỏng vấn có 7 CNV đánh giá không đồng ý và 35 ý kiến đánh giá bình thường với nhận định điều kiện cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, 1 CNV đánh giá khồng đồng ý và 69 CNV đánh giá bình thường với chỉ tiêu “lãnh đạo công ty có tác phong lịch sự hòa nhã”. Với khẳng định “cấp trên trực tiếp luôn thân thiện với mọi người” có 66 CNV còn đánh giá bình thường, 24 CNV đánh giá bình thường với chỉ tiêu C4.7, 2 CNV cho rằng quan hệ tập thể tại công ty chưa được thân thiện và 33 ý kiến đánh giá bình thường với vấn đề này bên cạnh đó chỉ tiêu “tin tưởng tất cả các đồng nghiệp” có 1 CNV đánh giá không đồng ý và 40 CNV đánh giá bình thường. Các chỉ tiêu C4.3 và chỉ tiêu đánh giá chung có mức ý nghĩa Sig.< 0,05, như vậy ta cũng chưa thể khẳng định rằng CNV cho rằng môi trường làm việc rất độc hại và đánh giá “bình thường” đối với tiêu chí đánh giá chung. Trên thực tế điều tra cho thấy trong 140 CNV tham gia trả lời phỏng vấn có 39 CNV đánh giá bình thường với chỉ tiêu C4.3, 3 CNV cho rằng môi trường làm việc không ảnh hưởng tới sức khỏe và 5 CNV rất đồng ý với nhận định này. Với tiêu chí đánh giá chung có 10 CNV chưa hài lòng về môi trường và không khí làm việc, 106 CNV còn đánh giá bình thường với tiêu chí này. Các chỉ tiêu C2.2, C2.5, C2.8 có mức ý nghĩa Sig. > 0,05. Như vậy ta có cơ sở để chấp nhận H0 hay khẳng định rằng CNV đánh giá “bình thường” với các tiêu chí này.

Bảng 13: Kiểm định giá trị trung bình kết quả đánh giá của công nhân viên đối với môi trường và không khí làm việc

TT Các tiêu chí N Giá trị trung bình Giá trị kiểm định Mức ý nghĩa (Sig.)

C4.1 Điều kiện cơ sở vật chất để tiến hành

công việc luôn được trang bị đầy đủ 140 3,75 4 0,000 C4.2 Nơi làm việc sạch sẽ gọn gàng 140 3,01 3 0,897 C4.3 Môi trường làm việc tại công ty rất an

toàn không có những yếu tố ảnh

hưởng xấu tới sức khoẻ

C4.4 Lãnh đạo của công ty có tác phong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lịch sự hoà nhã 140 3,52 4 0,000

C4.5 Dễ dàng trong việc trao đổi với lãnh

đạo và đề xuất những ý kiến 140 2,91 3 0,140 C4.6 Cấp trên trực tiếp luôn thân thiện với

mọi người 140 3,55 4 0,000

C4.7 Cấp trên trực tiếp luôn đối xử công

bằng với mọi người 140 3,84 4 0,000

C4.8

Các nhân viên trong bộ phận làm việc luôn trao đổi chia sẻ giúp đỡ nhau làm việc

140 2,88 3 0,081

C4.9 Quan hệ tập thể tại công ty rất thân

thiện hoà đồng 140 3,75 4 0,000

C4.10 Tin tưởng tất cả các đồng nghiệp 140 3,70 4 0,000 C4.11 Đánh giá chung về môi trường và

không khí làm việc 140 3,10 3 0,016

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Chú thích:

Thang điểm Likert từ 1 -5 : hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý Giả thiết kiểm định:

H0: µ= Giá trị kiểm định

H1: µ ≠ Giá trị kiểm định

Nếu: Sig. 0,05: Chấp nhận H0 (Test value)

Sig. < 0,05: Bác bỏ H0 (Test value)

Để xem xét sự đánh giá của CNV có khác nhau về các tiêu thức hay không chúng tôi sử dụng kiểm định Independent_T_Test đối với biến độc lập giới tính, One-Way ANOVA và KIndependent Samples đối với các biến độc lập như trình độ, độ tuổi, thời gian công tác, bộ phận công tác, thu nhập. Kết quả thể hiện ở bảng 14 sẽ cho ta thấy sự ảnh hưởng của các biến độc lập này đối với cách đánh giá của CNV về các tiêu thức.

Đối với môi trường và không khí làm việc, thông qua kiểm định Idependent - Sample_T_Test, One-Way ANOVA và K Independent Sample ta thấy đều có sự khác nhau trong cách thức đánh giá về các tiêu thức khi chia theo các nhóm CNV khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy bộ phận CNV có trình độ CĐ - ĐH, làm ở bộ phận phòng ban và ban lãnh đạo Công ty có thời gian làm việc lâu dài có mức độ hài lòng về môi trường và không khí làm việc cao hơn đối với nhóm CNV làm việc trong các phân xưởng và mới vào làm việc tại Công ty (tham khảo bảng phụ lục 2 phần V). Đây là một thực tế dễ nhận thấy, CNV làm việc ở các phòng ban thì môi trường làm việc của họ sẽ yên tĩnh, không ảnh hưởng tới sức khỏe hơn, họ không phải làm việc theo ca và đặc biệt là gần gũi với ban lãnh đạo hơn những CNV làm việc ở hai phân xưởng, cho nên họ đánh giá cao các tiêu chí về môi trường và không khí làm việc hơn. Còn những người làm việc lâu năm hơn thì họ sẽ hài lòng hơn do họ đã quen thuộc với môi trường làm việc ở đây, quen với cách thức làm việc theo ca, quen với cách thức quản lý của Công ty hơn những người mới vào làm việc tại các phân xưởng hơn nên họ sẽ đánh giá cao các tiêu chí này hơn. Từ những phân tích trên cho ta thấy ban lãnh đạo cân quan tâm hơn nữa tới bộ phận công nhân làm việc ở các phân xưởng để gia tăng hơn nữa sự hài lòng và mức độ gắn kết của họ đối với doanh nghiệp

Bảng 14: Kết quả kiểm định sự khác nhau về cách thức đánh giá của công nhân viên đối với các tiêu thức về môi trường và không khí làm việc

TT Yếu tố đánh giá Biến độc lập

GT T Đ ĐT TG

CT

BP

CT TN

C4.1 Điều kiện cơ sở vật chất để tiến hành công việc luôn được trang bị đầy đủ R (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của công nhân viên đối với doanh nghiệp tại công ty cổ phần sợi trà lý thái bình (Trang 49 - 53)