c, Được phục vụ:
1.2.2.2. Xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam:
Hiện nay TMĐT ở Việt Nam được tận dụng phục vụ việc marketing, bán hàng cho doanh nghiệp là chính. Ngoài ra, một số website sàn giao dịch B2B, siêu thị điện tử B2C, website C2C như rao vặt, đấu giá..., website thông tin (tin tức là chính)... đã được xây dựng và đưa vào hoạt động. Thanh toán qua mạng trong và ngoài nước vẫn còn rất ít ỏi và bất tiện. Doanh số từ mô hình B2B vẫn hầu như chưa có, trong khi doanh số B2B xấp xỉ 80 – 90% tổng giá trị giao dịch TMĐT trên toàn cầu. Trong giai đoạn 2006 – 2010, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam sẽ đi theo 03 nhóm:
- Các doanh nghiệp tận dụng TMĐT phục vụ marketing, bán hàng, hỗ trợ khách hàng, mở rộng thị trường, xuất khẩu...
- Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT tử với những website TMĐT, kinh doanh trên mạng.
- Doanh nghiệp bắt đầu tận dụng TMĐT trong B2B để mua sắm nguyên vật liệu phục vụ việc kinh doanh sản xuất một cách tự động hoặc bán tự động.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ doanh nghiệp có website qua các năm 2004- 2008
(Nguồn: báo cáo TMĐT 2008 của Bộ công thương)
Thực tiễn phát triển TMĐT tại Việt Nam cho thấy các mô hình kinh doanh trực tuyến theo hình thức B2C (website bán hàng chuyên doanh hoặc tổng hợp) và B2B (nơi doanh nghiệp đăng tải thông tin, tìm kiếm đối tác, cơ hội kinh doanh, v.v...) đang xuất hiện ngày càng nhiều. Những mô hình kinh doanh này có rất nhiều tên gọi khác nhau như: chợ trực tuyến, sàn giao dịch TMĐT, siêu thị trực tuyến, siêu thị điện tử, cửa hàng trực tuyến, v.v... Trong khi chưa có cách định danh chính thức được pháp luật thừa nhận, các tên gọi này đang được doanh nghiệp sử dụng một cách tương đối linh hoạt và được xã hội chấp nhận.
(Nguồn: báo cáo TMĐT 2008 của Bộ công thương)
Theo báo cáo TMĐT năm 2008 của Bộ công thương: có tới 99% số doanh nghiệp đã kết nối Internet, trong đó kết nối băng thông rộng chiếm 98%. Số người dùng Internet phát triển mạnh từ thành thị cho đến nông thôn. Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia có số người dùng Internet cao trong khu vực và trên thế giới. Lượng doanh nghiệp tham gia các sàn TMĐT cả trong và ngoài nước cũng đang tăng rất nhanh. Sau hơn một năm hoạt động, Cổng thương mại điện tử quốc gia ECVN đã có trên 1.500 thành viên. Con số mà Vụ Thương mại điện tử công bố mới đây cho biết, trong cả nước hiện có khoảng 300 sàn thương mại điện tử đang hoạt động. Đó là những tiền đề rất lớn để Việt Nam có những bước đột phá về TMĐT và hoạt động bán hàng qua mạng trong thời gian tới.