NHÀ THỜ CÔNG GIÁO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI HẢI PHÒNG
2.1. Một số khái niệm liên quan 1 Khái niệm du lịch
2.1.1. Khái niệm du lịch
Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ của nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được La tinh hóa thành “ tornus” và sau đó thành “ tourisme” ( Tiếng Pháp) và “ tourism” ( Tiếng Anh)… Trong Tiếng Việt thuật ngữ “ tourism” được dịch thông qua tiếng Hán “ du” có nghĩa là đi chơi, “ lịch” có nghĩa là từng trải.
Khái niệm du lịch của tổ chức du lịch thế giới (WTO – 1990): “Du lịch một tập hợp các hoạt động và các dịch vụ đa dạng liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ nghơi, văn hóa, dưỡng sức…và nhìn chung những lý luận đó không phải đi kiếm sống”.
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005: “ Du lịch là các hoạt động có liên quan tới chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
Như vậy có khá nhiều khái niệm về du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa những nội dung tiêu biểu như sau:
- Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội.
- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của
- Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú, đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
- Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của các cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một mục đích nhất định, trong đó có mục đích hòa bình.
2.1.2.Tài nguyên du lịch
2.1.2.1.Khái niệm tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là loại tài nguyên có đặc điểm giống những loại tài nguyên nói chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển của ngành du lịch.
Khoản 4 (điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “ Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
2.1.2.2.Phân loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
a.Tài nguyên du lịch tự nhiên Bao gồm các yếu tố như địa chất, địa hình,
địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên được khai thác hoặc được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Gồm các đặc điểm sau:
- Phần lớn các loại tài nguyên du lịch tự nhiên được xếp vào loại tài nguyên vô tận, tài nguyên có khả năng tái tạo hoặc có quá trình suy thoái chậm.
- Hầu hết việc khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện thời tiết.
- Một số điểm phong cảnh và du lịch dựa vào tài nguyên du lịch tự nhiên thường nằm xa các khu đông dân cư.
Tóm lại: Tài nguyên du lịch tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển các hoạt động du lịch. Vì vậy, trong khai thác cần có sự quy hoạch thận trọng và hạn chế tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên du lịch quý giá này.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con
người sáng tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình và có giá trị phục vụ cho du lịch. Gồm đặc điểm sau:
- Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính phổ biến - Tài nguyên du lịch mang tính tập trung dễ tiếp cận
- Tài nguyên du lịch nhân văn có tính truyền đạt nhận thức nhiều hơn là hưởng thụ giải trí.
- Tài nguyên du lịch nhân văn thường ít chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết.
- Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra nên chịu tác động của thời gian, thiên nhiên và do chính con người. Vì vậy dễ bị suy thoái, huỷ hoại và không có khả năng tự phục hồi ngay cả khi không có tác động của con người.
- Tài nguyên du lịch nhân văn ở mỗi vùng, mỗi quốc gia thường mang những giá trị đặc sắc riêng, góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh và hấp dẫn du khách riêng.
Các nhà nghiên cứu phân tài nguyên du lịch nhân văn thành hai loại chính là tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể:
Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hoá, khoa học bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Gồm:
+ Di sản văn hoá thế giới vật thể.
+ Các di tích lịch sử văn hoá, danh thắng cấp quốc gia và địa phương. + Các cổ vật và bảo vật quốc gia.
+ Các công trình đương đại.
Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử - văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền miệng truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền. Gồm các dạng tài nguyên dưới đây:
+ Di sản văn hoá thế giới truyền miệng và phi vật thể. + Các lễ hội truyền thống.
+ Nghề và làng nghề thủ công cổ truyền. + Văn hoá nghệ thuật.
+ Văn hoá ẩm thực.
+ Văn hoá ứng xử, phong tục. tập quán, tôn giáo tín ngưỡng… + Thơ ca và văn học.
+ Văn hoá các tộc người.
+ Các phát minh, sáng kiến khoa học.
+ Các hoạt động văn hoá thể thao, kinh tế - xã hội có tính sự kiện.