Thời kì từ năm 1659 đến năm

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa của một số nhà thờ công giáo hải phòng định hướng khai thác phát triển du lịch (Trang 44 - 45)

NHÀ THỜ CÔNG GIÁO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI HẢI PHÒNG

2.2.2.Thời kì từ năm 1659 đến năm

Giữa thế kỉ XVII công cuộc truyền giáo ở Việt Nam nổi lên vai trò của Hội thừa sai Paris thành lập năm 1658. Ngoài ra còn có dòng Tên, dòng Phanxico và dòng Đa Minh trở lại Việt Nam từ 1676, tại địa phận Đông Đàng Ngoài.

Đây là thời kì đạo Kito bị cấm rất gắt gao bắt đầu từ thời vua Minh Mạng đến đời vua Thiệu Trị và đến đầu đời Tự Đức. Song đạo Công giáo ở Việt Nam vẫn rất phát triển. Nhà thờ Công giáo trong giai đoạn này đã được xây dựng nhưng mới chỉ là các nhà thờ xứ đạo, họ đạo.

Quy cách xây dựng cũng như kiểu dáng nhà thờ như thế nào, nguồn tư liệu còn lại rất ít vì nhiều nguyên nhân như: thời tiết tàn phá, vật liệu không bền vững, đặc biệt phải chịu chính sách cấm đạo của Nhà nước Phong kiến Việt Nam. Về vật liệu đại đa số các nhà thờ đều được làm bằng gỗ, hoặc tranh tre, nứa lá. Nhà thờ được kết cấu như thế nào để mỗi khi có lệnh cấm đạo các tín đồ có thể dỡ ra một cách dễ dàng để cất giấu. Hầu hết các nhà thờ thời kì này đều giống như nhà dân, nhưng cửa được mở ra hai bên cho tín đồ đến dự

Theo “Kỷ yếu Năm Thánh giáo phận Vinh” có viết: “Ngày chủ nhật có những người đi bộ 4 hay 5 tiếng đồng hồ để dự lễ Noel, Phục sinh, hiện xuống. người ta kéo nhau đi mấy ngày đường để xưng tội rồi ở lại rước lễ”. Để đáp ứng được yêu cầu trên, một số xứ đạo ngoài việc xây dựng nhà thờ xứ còn xây dựng nhà dãy ở hai bên. Gọi là nhà dãy vì chúng được làm dài, thông gian song song với nhà xứ.

Giáo sử Công giáo cho biết vào cuối thế kỉ XVIII việc xây dựng nhà thờ xứ được tiến hành đúng quy cách, có làm phép nhà thờ.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa của một số nhà thờ công giáo hải phòng định hướng khai thác phát triển du lịch (Trang 44 - 45)