Thời kì từ năm 1862 đến năm

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa của một số nhà thờ công giáo hải phòng định hướng khai thác phát triển du lịch (Trang 45 - 46)

NHÀ THỜ CÔNG GIÁO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI HẢI PHÒNG

2.2.3.Thời kì từ năm 1862 đến năm

Thời kì này được mở đầu bằng Hòa ước năm Nhâm Tuất (1862) của nhà Nguyễn, trong đó có nội dung nhà Nguyễn bỏ lệnh cấm đạo. Đáng chú ý nhất là năm 1869, vua Tự Đức ra hai sắc dụ, mà một tron hai sắc dụ đó cho phép người Công giáo tụ họp thành những làng riêng biệt, được có lí trưởng người Công giáo. Tuy nhiên, từ năm 1862 đến năm 1885 các văn thân sĩ phu dấy lên phong trào “Bình Tây sát tả” nghĩa là đánh Tây (Pháp) tàn sát tả đạo (đạo Công giáo). Họ đã tràn vào các làng Công giáo, xứ họ đạo tàn phá các cơ sở tôn giáo. Vì vậy mà hàng loạt các nhà thờ Công giáo tiếp tục bị phá hủy. Sau 1885, khi thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước ta, đạo Công giáo mới có điều kiện để phát triển.

Về phương diện tổ chức, các địa phận đều có đủ cơ cấu gồm hạt, giáo xứ, giáo họ.

Thời kì này hàng loạt các cơ sở tôn giáo được xây dựng nhiều với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Kiến trúc nhà thờ Công giáo trong giai đoạn này khá đa dạng. Có nhiều nhà thờ được kiến trúc theo mô hình của Tây phương, nhưng cũng có nhiều nhà thờ được iến trúc mang phong cách Á Đông mà

nhà thờ Nam này, vách cung thánh cũng được kiến tạo mang tính cách đặc thù, như vách được làm bằng gỗ với những đường nét trang trí hoa văn cách điệu, tất cả đều được sơn son thếp vàng. Trên cung thánh còn có những tòa được trạm trổ bằng gỗ, bên trong đặt tượng Chúa hoặc Đức Mẹ hay Thánh giá.

Thời kì này ở các xứ đạo bên cạnh nhà thờ và nhà xứ dần xuất hiện trường dạy trẻ, nhà thương, nhà tiểu nhi.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa của một số nhà thờ công giáo hải phòng định hướng khai thác phát triển du lịch (Trang 45 - 46)