Một số nhà thờ Công giáo tại Hải Phòng 1 Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa của một số nhà thờ công giáo hải phòng định hướng khai thác phát triển du lịch (Trang 61 - 62)

c. Văn hóa – giáo dục

2.6.Một số nhà thờ Công giáo tại Hải Phòng 1 Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng

2.6.1. Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng

Có thể nói rằng sự ra đời của nhà thờ Chính tòa Hải Phòng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của chính Giáo phận Hải Phòng.

Ngày 9/9/1659, với đoản sắc Super Cathedram Principis,Đức Alexander VII(1655- 1667) thiết lập ở Việt Nam hai giáo phận: Đàng Ngoài và Đàng Trong

Ngày 27/11/1679, Đức Innocens XI (1676-1689) chia giáo phận Đàng Ngoài làm hai: Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng ngoài, lấy sông Hồng và sông Lô làm ranh giới. Cha Fancois Deydier Phan, thuộc Hội Thừa Sai Pais được đặt làm giám mục tiên khởi của địa phận Đông Đàng Ngoài, lúc đó tòa giám mục được đặt ở Phố Hiến, sau chuyển về vùng Bùi Chu, Kẻ Sặt, Hải Dương. Ngày 5/9/1848, Đức Pio IX (1848- 1878) ban chiếu thư chia tỉnh Nam Định và Hưng Yên, lập thành giáo phận Trung, phần đất còn lại giữ tên cũ là giáo phận Đông, do Đức Cha Jeronimo Hermosilla Liêm, O.P, giám mục tiên khởi người Tây Ban Nha coi sóc. Ngày 6/11/1861 ngài tử đạo tại khu Năm Mẫu( Hải Dương).

Ngày 29/5/1883: Đức Lêo XIII (1878- 1889) công bố chiếu thư lập giáo phận Bắc, một phần tách ra từ giáo phận Đông gồm các tỉnh Hải Dương ( bấy giờ gồm cả Kiến An), Quảng yên và Hải Ninh ( tức Móng Cái) và vẫn giữ tên cũ là giáo phận Đông do Đức Cha Jose Terres Hiến coi sóc, tòa giám mục đặt tại Hải Dương. Hải Phòng khi ấy chưa là sở cha chính nhưng đến năm 1880 được ủy quyền của Đức Giám mục địa phận là Đức cha An-tôn Colomer Lễ ( còn gọi là Đức Cha Nguyên), Cha Salvado Masso Tế đã mua đất và thiết lập Giáo xứ Hải Phòng. Nhà thờ chính tòa được khởi công xây dựng năm

Việc xây dựng nhà thờ Chính Tòa Hải Phòng đã được ghi chép trên một trụ đá vuông cao khoảng 1m, được đặt dưới chân tượng Thánh Giesu, tạc năm 1886.Mặt trước được khắc bằng tiếng Pháp, mặt trái được khắc bằng chữ Nho, mặt phải được khắc chữ La- tinh. Mặt khắc chữ Nho có ghi lại như sau: “ THẠCH TRỤ NHẤT.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa của một số nhà thờ công giáo hải phòng định hướng khai thác phát triển du lịch (Trang 61 - 62)