NHÀ THỜ CÔNG GIÁO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI HẢI PHÒNG
2.2.1. Thời kì sơ khai đến năm
Giáo sử Công giáo Việt Nam ghi nhận giáo sĩ đầu tiên đến Việt nam truyền đạo ở làng Ninh Cường, Quần Anh và làng Trà Lũ (Nam Định) tên là I – NÊ – KHU. Thời điểm mà giáo sĩ đến truyền giáo là vào năm 1533 đời vua Lê Trang Tông.
Dòng Đa Minh là dòng truyền giáo đầu tiên ở Đàng Trong và Chân Lạp (Nam Bộ) trong khoảng thời gian 1550 – 1631. Tiếp theo là hoạt động của Dòng Tên ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài từ năm 1615 tới 1644.
Cuối năm 1615, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635) cho phép Buzomi xây hai thánh đường: một ở Hải Phố và một ở Quảng Nam. Có thể xem đây là những thánh đường được xây dựng sớm nhất ở Việt Nam. Năm 1659, dựa vào sự chia cắt của Trịnh – Nguyễn, Giáo hội La Mã thiết lập hai địa phận Đàng Trong và Đàng Ngoài. Địa phận thời kì này mang
tòa, các phẩm trật chưa được thiết lập đủ. Đây cũng là thời kì chưa có sự phân định xứ, họ đạo và cũng chưa có cơ sở thờ tự của xứ đạo.
Trong cuốn “Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam” của Linh mục nguyễn Hồng và cuốn “Lịch sử giáo hội Công giáo” của Linh mục Bùi Đức Sinh, cả hai đều liệt kê về số lượng của các nhà thờ, nhà nguyện ở miền Bắc thời kì 1650 – 1656: Ở kinh đô có 4 nhà thờ, 12 nhà thờ ở vùng ngoại ô. Ở vùng Nghệ An có 120 nhà thờ, Kẻ Nam 114, vùng Thanh Hóa là 74, Kẻ Đông là 50, Kẻ Bắc là 25, Kẻ Tây là 15. Những cơ sở tôn giáo trên hết sức nhỏ bé. Nó vừa là nơi để các giáo sĩ truyền giáo và là nơi cử hành những bí tích. Dân gian gọi các cơ sở trên là “nhà giáo”.