Thời kì từ năm 1954 –

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa của một số nhà thờ công giáo hải phòng định hướng khai thác phát triển du lịch (Trang 46 - 47)

NHÀ THỜ CÔNG GIÁO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI HẢI PHÒNG

2.2.4. Thời kì từ năm 1954 –

Đây là thời kì nước ta chia làm hai miền. Giáo hội Công giáo ở miền Bắc tương đối ổn định. Các địa phận, hạt đạo, xứ đạo, họ đạo không phát triển thêm. Thời kì này một số cơ sở tôn giáo như nhà thờ xứ đạo, họ đạo bị xóa sổ. Đó là những nhà thờ bị máy bay Mỹ bắn phá trong hai cuộc chiến tranh phá hoại. những nhà thờ bị đổ nát do thiên tai.

Đối với giáo hội Công giáo miền Nam thì đây là thời kì phát triển mạnh về tín đồ, kéo theo đó là việc gia tăng các xứ đạo, họ đạo, lập thêm nhiều địa phận và hạt đạo mới.

Các giáo xứ ra đời kèm theo đó là các nhà thờ xứ. Những năm đầu di cư các nhà thờ thường làm bằng những vật liệu tạm thời, dần chúng mới được làm kiên cố.

Kiến trúc nhà thờ thời kì này khá đa dạng. Hầu hết được làm bằng vật liệu xi măng cốt thép. Kiến trúc theo kiểu hiện đại, không theo mẫu gothique hoặc phong cách Á Đông như những nhà thờ cổ ở các xứ đạo miền Bắc. Nhiều nhà thờ xứ đạo do xây dựng ở thành phố, không gian chật hẹp nên xây thành hai tầng. Cấu trúc nhà thờ cũng không theo một khuôn mẫu thống nhất. Những nhà thờ xây dựng ở thời kì này không có đường kiệu, nhà dãy, nhà hội quán, nhà kèn. Thường thì bên cạnh nhà thờ có nhà cha sở, phòng

Từ năm 1971 khi tiến hành xây dựng, củng cố Giáo hội cơ sở, mỗi xứ đạo lập ra những khu đạo, phân khu đạo thì các khu đạo hoặc có nhà nguyện hoặc có đài tưởng niệm. Những cơ sở tôn giáo mới vì vậy mà được ra đời.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa của một số nhà thờ công giáo hải phòng định hướng khai thác phát triển du lịch (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)