Trùng tu, tôn tạo

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa của một số nhà thờ công giáo hải phòng định hướng khai thác phát triển du lịch (Trang 88 - 91)

GIÁO Ở HẢI PHÒNG

3.2.1. Trùng tu, tôn tạo

Các nhà thờ Công giáo ở Hải Phòng chính là một dạng di tích vì vậy mà chúng cũng rất cần trùng tu và tôn tạo. Tu sửa, sửa chữa, tôn tạo mở rộng, thậm chí phục dựng lại di tích là công việc thường xuyên của các cộng đồng

hóa của quê hương, dân tộc mới được bảo tồn và phát triển. Mục đích của việc tu bổ, tôn tạo, mở rộng hoặc tái dựng di tích không chỉ nhằm bảo tồn di sản văn hóa mà quan trọng là đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng về tổ chức các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nhu cầu tham quan, tìm hiểu, thưởng ngoạn các giá trị văn hóa của quê hương, dân tộc.

Các nhà thờ Công giáo ở Hải Phòng khi thực hiện công tác trùng tu tôn tạo cần phải thực hiện theo những định hướng sau:

- Khi thực hiện tu bổ, chống xuống cấp phải lập dự án trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát đánh giá toàn diện các công trình gốc.

- Tôn trọng và giữ gìn bằng mọi biện pháp các thành tố nguyên gốc của các công trình kiến trúc này, hạn chế tối đa mọi sự thay thế nhất là thay thế bằng các chất liệu và vật liệu mới. Giải pháp ưu tiên là bảo quản, gia cố và tu bổ.

- Việc khôi phục các di tích đã mất phải dựa trên cơ sở các tài liệu khoa học xác thực và chỉ thực hiện khi thật sự cần thiết. Việc sử dụng chất liệu bền vững để thay thế chất liệu hư hỏng phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, phải đảm bảo tính xác thực và cần được phân biệt rõ với chất liệu gốc.

- Trong tu bổ chống xuống cấp các di tích ưu tiên vận dụng các quy trình và kỹ thuật thi công truyền thống sao cho phù hợp với di tích. Các chất liệu vật liệu và kết cấu mới chủ yếu được sử dụng trong bảo quản gia cố. - Việc tu bổ chống xuống cấp phải tuân theo các quy trình sau: nghiên cứu tư liệu và khảo sát hiện trạng- xây dựng dự án và thiết kế mỹ thuật- dự toán- thẩm định- phê duyệt- thi công dưới sự giám sát của các nhà chuyên môn và duy trì nhật ký công trình- nghiệm thu- hoàn chỉnh hồ sơ tu bổ.

- Quy hoạch các tuyến đường tham quan đi lại trong khu di tích phải phù hợp với tính chất lịch sử của di tích. Sử dụng những hình thức chiếu sảng truyền thống phù hợp với di tích và chỉ tạo lập hệ thống chiếu sáng hiện đại khi thực sự cần thiết không làm ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ của di tích. Để bảo tồn tồn tôn tạo các di tích cần triển khai một cách có hiệu quả các hoạt động sau:

- Tăng cường công tác quản lý để bảo vệ và kiểm tra thường xuyên tình trạng hoạt động du lịch trong khu vực di tích. Thành lập, xây dựng và củng cố các ban quản lý ở các di tích cho phù hợp với thực trạng phát triển du lịch tại đó.

- Thiết lập một cơ chế chính sách phù hợp, hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp pháp quy phục vụ cho công tác bảo tồn. Việc bảo vệ các di tích phải gắn liền với lợi ích của cư dân địa phương. Nghiêm cấm mọi hành vi phá hoại đến môi trường cảnh quan, môi trường xung quanh khu di tích đặc biệt là phá hoại trực tiếp đến di tích.

- Các cấp chính quyền cần có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ di tích, để có biện pháp phối hợp với các cơ quan văn hóa, các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức hữu quan để thường xuyên kiểm tra việc tu sửa bảo vệ di tích, kiên trì xử lý các vi phạm làm tổn hại đến di tích.

- Đẩy mạnh sự phối hợp liên ngành, liên cơ quan để tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển và cần có sự thống nhất quản lý nhà nước, những quy định và nội dung, hướng dẫn thăm quan. Tăng cường quỹ đất và khuôn viên cây xanh phù hợ để làm đẹp thêm cảnh quan môi trường và đảm bảo sức chứa của các di tích về quy mô.

- Tăng cường giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nhân dân trong khu vực có di tích phải nhận thức đúng giá trị, ý nghĩa quan trọng về giữ

tích để từ đó nâng cao lòng yêu nước, nâng cao tinh thần tự giác bảo vệ các giá trị của di tích.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa của một số nhà thờ công giáo hải phòng định hướng khai thác phát triển du lịch (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)