Giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa của một số nhà thờ công giáo hải phòng định hướng khai thác phát triển du lịch (Trang 64 - 68)

Y PHA NHO HỘI TRƯỞNG LINH MỤC TẾ THUỘC ĐA MINH NGÃ (?) GIẢNG GIÁO HỘI TÂN MÃI CỘNG (?) THIẾT LẬP (?) ĐẠO ĐƯỜNG

2.6.1.3.Giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật

Toàn bộ công trình kiến trúc Nhà thờ lớn Hải Phòng được xây dựng ở

một khu đất rộng có chu vi xấp xỉ 400m. Bao gồm Tháp chuông, Thánh đường, tòa nhà của ban giám mục, nhà xứ, nhà dãy và khuôn viên.Toàn bộ các công trình kiến trúc tôn giáo rộng lớn này được xây dựng vào thập kỉ 20 của thế kỉ XIX.

Phong cách kiến trúc được xây dựng ở Nhà thờ lớn Hải Phòng gồm 2 phần: Thánh đường và tháp chuông được xây dựng theo phong cách kiến trúc kiểu Gothic. Đặc điểm tiêu biểu nhất của kiến trúc Gothic là mái vòm và đầu nhọn. Phong cách này nhấn mạnh vào những hình khối theo chiều thẳng đứng, và tập trung vào những hệ cột mảnh, trần cao mở rộng với sự kết hợp của những vật liệu như kính. Nhờ kiến trúc mái vòng cung và có đầu nhọn, cộng với hệ thống cửa sổ kính rộng nhiều màu sắc nên nhà thờ thường có nhiều ánh sáng đẹp và rất lạ. Ngoài cửa chính để ra vào thì nhà thờ cũng có thêm các cửa ở ngang nhà thờ.

Thứ hai là các công trình xung quanh nhà thờ như: nhà xứ, nhà của Tòa Giám mục, nhà dãy thì thường được xây dựng theo lối kiến trúc của người Việt đó là nhà mái bằng, có hiên, không có quá nhiều cửa sổ, cửa chính thường làm rộng.

Nhà thờ cấu trúc theo chiều dọc hình chữ nhật bao gồm có : tháp chuông ở bên ngoài nhà thờ, tiền sảnh, gác đàn, lòng nhà thờ, cung thánh, gian mặc áo lễ.

* Thánh đường: Khi bước qua cổng chính vào nhà thờ là thánh đường. Thánh đường của nhà thờ được xây dựng theo kiểu kiến trúc Gotic dài 47m,

Lòng nhà thờ là nơi dành cho giáo dân ngồi để tham dự thánh lễ. Nhà thờ Công giáo có quy định tín đồ vào nhà thờ dự thánh lễ, nam nữ phải ngồi riêng. Thường thấy nam tín đồ ngồi bên tay phải, nữ tín đồ ngồi bên tay trái. Nhưng ngày nay quy định này không còn quá khắt khe như trước.

Phía trên gian tiền sảnh là gác đàn, đó là nơi để đàn và hội hát (ca đoàn) đàn hát phục vụ cho thánh lễ.

Phía cuối nhà thờ có đặt 2 tòa giải tội. Đó là nơi linh mục ngồi để thực hiện các bí tích giải tội cho các tín đồ.

Trong lòng nhà thờ ở phía bên trên tường có gắn ảnh 14 đường (hay còn gọi là đàng) thánh giá. Mỗi ảnh là một đường diễn tả nỗi cực hình mà Chúa Giesu phải chịu. Nếu đứng từ cuối nhà thờ nhìn lên thì đường thánh giá được xếp thứ tự số 1 từ bên trái đầu cung thánh. Mỗi bên có 7 đường, cộng lại là 14 đường cũng có nghĩa là 14 ảnh. Các ảnh thánh giá mang những nội dung như sau:

1. Chúa Giesu chịu xử án.

2. Chúa Giesu kê vai vác lấy thánh giá. 3. Chúa Giesu ngã xuống đất lần thứ nhất. 4. Chúa Giesu gặp Đức Mẹ.

5. Thánh Ximong vác đỡ thánh giá với Chúa. 6. Thánh nữ Veronica lau mặt Chúa.

7. Chúa Giesu ngã xuống đất lần thứ hai. 8. Chúa Giesu an ủi người nữ tì Gierusalem. 9. Chúa Giesu ngã xuống đất lần thứ 3. 10. Quân dữ lột áo Chúa Giesu ra.

14. Táng xác Chúa Giesu vào hang đá.

Đầu lòng nhà thờ nơi giáp với cung thánh là tượng 2 thánh tông đồ Phero và Gioan.

Lòng nhà thờ vào những ngày lễ lớn có một số thay đổi. Như vào tháng 5, tháng Hoa Đức Mẹ phía trên giáp với cung thánh, nhiều hàng ghế của nhà thờ được kê gọn lại, tạo không gian cho hội hát, hội con hoa múa dâng hoa. Vào tháng 12, phía gian cuối nhà thờ người ta làm hang đá, tưởng niệm Chúa Giesu ra đời.

Cung thánh: Có thể nói rằng cung thánh là nơi trang trọng nhất và quan

trọng nhất của nhà thờ, được trang trí và chạm khắc rất tinh xảo. Cung thánh được làm cao hơn so với lòng nhà thờ. Cung thánh còn được gọi là gian thánh – nơi dành cho các tác viên thánh như giám mục, linh mục, phó tế làm việc để phân biệt với lòng nhà thờ là nơi dành cho cộng đoàn.

Trên gian thánh nổi bật nhất là bàn thờ, đó là nơi dành cho các tác viên thánh (giám mục, linh mục)… cử hành thánh lễ. Giảng đài, nơi đọc các bài sách thánh và giảng lời chúa. Ghế của vị chủ chăn (hay còn gọi là chủ sự) nhằm biểu lộ chức vụ của người điều khiển cộng đoàn và người hướng dẫn kinh nguyện. Ngoài ra trên cung thánh còn cho đặt tượng thánh Giuse cả và tượng chúa Giesu chịu nạn.

Vách cung thánh được làm bằng gỗ, xây nhiều hình vòm, ba chiều, được chạm khắc tinh xảo sơn son thếp vàng. Chính giữa là tòa Đức Mẹ bế Chúa Con, hai bên viền bằng những khung ảnh các thánh.

Một phần kiến trúc không thể thiếu ở cung thánh chính là nhà tạm. Nhà tạm là nơi lưu giữ Mình thánh (thánh thể) nó thường được đặt ở vị trí trang trọng và dễ nhìn thấy. Nhà tạm được trang hoàng đẹp và thuận tiện cho việc cầu nguyện. Nhà tạm được gắn vào phần bậc mõ, phía chính giữa bàn thờ nhìn

Theo điều 938, Bộ giáo luật quy định:

1. Thường chỉ giữ Mình thánh trong một nhà tạm ở mối nhà thờ hay nhà nguyện.

2. Nhà tạm có để Mình thánh phải để ở nơi trang trọng nhất của nhà thờ hay nhà nguyện mà ai cũng có thể nhìn thấy, trang hoàng xứng đáng và thích hợp cho việc cầu nguyện.

3. Nhà tạm mà thường có để Mình thánh phải là bất di bất dịch làm bằng chất cứng không nhìn thấy bên trong và đóng kín để tránh mọi nguy cơ xúc phạm.

4. Vì lý do quan trọng, có thể giữ Mình thánh ở nơi khác chắc chắn hơn và xứng đáng nhất là vào ban đêm.

5. Ai coi sóc nhà thờ hay nhà nguyện phải liệu giữ rất cẩn thận chìa khóa nhà tạm có để Mình thánh.

Theo điều 940, Bộ giáo luật quy định như sau:

“Trước nhà tạm có giữ Mình thánh luôn luôn có đèn cháy sáng, để chỉ là có sự hiện diện của Chúa Kito và để tôn kính Người”. Bộ giáo luật cũ đòi hỏi đèn phải bằng nến sáp hay dầu nhưng Bộ giáo luật mới đã bỏ điều buộc ấy; do đó có thể dùng đèn điện hoặc đèn pin. Đèn chầu Mình thánh có hai phận sự chính:

1. Chỉ cho mọi người biết nơi đặt nhà tạm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Canh thức thay chúng ta, để túc trực chầu trước thánh thể.

Phía sau cung thánh nhà thờ có để một gian nhỏ là nơi để mặc áo lễ. Đây là gian phòng dành cho linh mục mặc áo lễ trước khi tiến hành thánh lễ. Trong gian phòng này treo các loại áo lễ của linh mục và cũng là nơi lưu giữ đồ thánh.

chuông có treo một quả chuông tây (chuông kéo dây). Ở phía trước của tháp chuông có dựng một bức tượng Đức Mẹ Maria bế Chúa con.

* Các cơ sở quanh nhà thờ:

- Nhà xứ: là nơi dành cho linh mục ăn, ở và tiếp khách. Nhà xứ xây dựng nhỏ hơn so với nhà thờ theo phong cách kiến trúc của người Việt, có hai tầng. Trong nhà xứ còn có phòng thường trực Ban hành giáo. Đây là nơi hội họp và là nơi bàn công việc đạo của ban hành giáo xứ.

- Nhà dãy: Là nơi để dạy kinh, dạy hát cho trẻ thơ, cho người tân tòng. Xưa kia nhà dãy làm ra để cho tín đồ ở xa nhà thờ mỗi dịp về nhà thờ tham dự thánh lễ có nơi nghỉ ngơi qua đêm.

- Đường kiệu: Trong khuôn viên nhà thờ có đường kiệu uốn lượn quanh nhà thờ. Sở dĩ được gọi là đường kiệu vì con đường được làm dùng trong việc rước kiệu trong một số thánh lễ.

- Trong công viên nhà thờ còn cho dựng thêm 3 bức tượng thánh: thánh Phero, thánh Phaolo, đấng bảo trợ thiếu nhi thánh thể.

- Ngoài ra nhà thờ có thư viện Mân Côi, có phòng truyền thống, phòng họp, phòng tiếp khách….

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa của một số nhà thờ công giáo hải phòng định hướng khai thác phát triển du lịch (Trang 64 - 68)