NHÀ THỜ CÔNG GIÁO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI HẢI PHÒNG
2.2.5. Thời kì từ năm 1975 đến nay
Năm 1975 nước ta thống nhất, Giáo hội Công giáo Việt Nam từ đó quy về một mối. Thời kì này Giáo hội Công giáo Việt Nam dần đi vào thế ổn định. Năm 1980, Hội đồng Giám mục Việt Nam họp, ra thư chung, chủ trương “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc”.
Đối với giáo hội Công giáo, đây là thời kì nhiều cơ sở tôn giáo được xây dựng, sửa chữa. Các xứ đạo họ đạo thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhiều nơi phá bỏ nhà thờ xứ đạo, họ đạo cũ xây dựng nhà thờ mới với kinh phí từ vài trăm triệu đến vài tỉ đồng. Có thể nói đây là thời kì phục hưng của cơ sở tôn giáo Côn giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ. Còn ở miền Nam việc xây dựng sửa chữa không tiến hành ồ ạt như ở miền Bắc. Hàng năm ở đây số lượng các nhà thờ được xây dựng thêm rất khiêm tốn.
Về đặc trưng kiến trúc của nhà thờ Công giáo giai đoạn này có thể nói là lai tạp. Chúng được thiết kế không theo kiểu Tây phương cũng không theo kiểu dân tộc.
Việc xây dựng theo lối cấy, cơi nới, chắp vá không theo một quy hoạch tổng thể đã làm cho không ít cơ sở Công giáo xứ đạo (bao gồm nhà thờ, nhà xứ, trường học, phòng thuốc…) trở nên xô bồ, thiếu một không gian tôn giáo như vẫn thấy ở các xứ đạo cổ.
Tuy kiến trúc mang nhiều sắc vẻ, song các cơ sở tôn giáo đều theo một quy định chung của giáo luật khi tiến hành xây dựng cơ sở thờ tự.
bỏ một số kiểu kiến trúc cơi nới, thiết kế thiếu quy hoạch đồng bộ, thì sự hiện diện của nhà thờ Công giáo Việt Nam đã đóng góp vào kho tàng văn hóa vật chất Việt Nam những thành tựu đáng trân trọng.