0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

C TÌM HIỂU: 1/ Tiểu dẫn:

Một phần của tài liệu NGỮ VĂN 11 K2 (Trang 78 -82 )

1/ Tiểu dẫn: - Nêu tóm tắt phần tiểu dẫn SGK 2/ Văn bản: - Vị trí đoạn trích

- Văn bản thuộc loại gì? Nghị luận hay chính luận?

II. ĐỌC - HIỂU:

- Hoài Thanh sinh năm 1909, tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên. Quê: xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho nghèo

- Thời đi học đã tham gia nhiều phong trào yêu nước. Tháng 8/1945 tham gia cách mạng và làm Chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế. Đại biểu Quốc hội (1960-1964).

- Tác phẩm gồm:

+ Văn chương và hành động (1936) + Thi nhân Việt Nam (1942)

+ Quyền sống của con người trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (1949)

+ Nói chuyện thơ kháng chiến (1950)

+ Phê bình và tiểu luận (3 tập - 1960-1965-1971).

Hoài Thanh có biệt tài trong thẩm thơ. Ông gọi lối phê bình của mình là “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Cách phê bình của ông nhẹ nhàng, tinh tế, hài hòa và luôn thấp thoáng một nụ cười hóm hỉnh. Hoài Thanh được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

- Đây là phần cuối của tiểu luận: “Một thời đại trong thi ca”. Tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, là công trình tổng kết có giá trị về phong tràoThơ mới lãng mạn 1930-1945.

- Luận điểm chính của đoạn trích là gì?

- Em hãy lập sơ đồ cách triển khai luận điểm.

- Lý giải sơ đồ trên:

- Em hãy nêu sự khác nhau giữa thơ mới và thơ cũ qua cách trình bày của tác giả?

- Luận điểm của đoạn trích là tinh thần thơ mới.

- Xác định được luận điểm, Hoài Thanh triển khai cùng với cách phân tích, thẩm bình mang phong cách riêng gây ấn tượng sâu sắc. Ta có sơ đồ:

* Khác nhau giữa thơ cũ và mới là ở chữ tôi và chư ta

- Ngày trước là thời chữ ta

- Bây giờ là thời chữ tôi

- Chữ tôi ngày trước có phải ẩn sau chữ ta

- Chữ tôi bây giờ là theo ý nghĩa tuyệt đối + Cái tôi bây giờ đáng thương và tôi nghiệp - Nó không còn cốt cách hiên ngang

- Nó rên rỉ, khổ sở, thảm hại đầy bi kịch

+ Họ giải quyết bi kịch bằng cách gửi cà hồn mình vào tiếng Việt

- Coi tiếng Việt là vong hồn của các thế hệ đã qua

- Tác giả đặt ra nguyên tắc phê bình văn học: “Muốn hiểu tinh thần thơ chođúng đắn, phải so sánh bài hay với bài hay vậy” và “Hôm nay đã phôi thai từ qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại nhiều cái cũ. Các thời đại vẫn liên tiếp cùng nhau và muốn rõ đặc sắc mỗi thời đại phải nhìn vào đại thể”. Đây không chỉ là vấn đề nguyên tắc, đây là khoa học, là cái nhìn và tấm lòng người cầm bút không phiến diện đơn giản một chiều.

- Luận điểm của bài viết: “Tinh thần thơ mới là ở chữ tôi”. Để làm rõ luận điểm này, tác giả đã dẫn ba luận cứ:

+ Khác nhau giữa thơ cũ và mới là ở chữ tôi và chữ ta. + cái tôi bây giờ đáng thương và tội nghiệp

+ Họ giải quyết bằng cách gửi cả hồn mình vào bi kịch. + Cái tôi bây giờ đáng thương và tội nghiệp

+ Họ giải quyết bằng cách gửi cả hồn mình vào bi kịch. Ở mỗi luận cứ lại có nhiều lí lẽ.

Giữa thơ mới và thơ cũ khác nhau ở chỗ hai chữ tôi và ta. “Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi”. “Chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực bất ngờ. Nó như lạc loài nơi đất khách. Bởi nó mang theo quan niệm chưa từng thấy ở Việt Nam: “quan niệm cá nhân”. Tác giả giúp cho người đọc nhận thức rất cụ thể về ý thức cá nhân trong trường kì lịch sử:

MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA

Nguyên tắc: so sánh bài hay với bài hay, giữa thơ cũ và thơ mới, so sánh trên đại thể

* Em hãy nêu rõ cái tôi trong thơ mới được Hoài Thanh cảm nhận như thế nào?

“Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân. Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”. Đúng vậy! Trong văn chương suốt từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX chủ nghĩa phi ngã (không có cái tôi) là một đặc điểm. “Cái tôi phải ẩn mình trong cái ta”.

Đọc trước các tì tướng của mình, trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn chưa một lần dùng đến chữ tôi. Trong thơ cũng càng thấy rõ. Con người đã ý thức về mình, về sự nghèo khó của mình, nhưng trong “Hàn nho phong vị phú” (nhà nho vui cảnh nghèo), Nguyễn Công Trứ cũng chỉ dùng mấy tiếng “người quân tử”:

“Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cầu lo / Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho / Đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ”. Ngay đến những năm đầu thế kỷ X, Phan Bội Châu chan chứa nhiệt huyết đến thế mà vẫn xuất phát từ thân nam nhi:

“Sinh vi nam tử yếu hi kì” (Sinh làm nam nhi phải mong chuyện khác thường)

Chữ tôi xuất hiện mang vẻ khác thường. “với cái nghĩa tuyệt đối của nó”. Điều ấy có nghĩa là ý thức cá nhân con người trỗi dậy làm nên cái tôi trong thơ mới.

- Cái tôi xuất hiện “giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một mình”. Đúng vậy! Một giai đoạn khá dài dùng ta rồi chuyển sang tôi nhưng vẫn chỉ là “ông tôi”, “bác tôi”, “anh tôi”. Và bây giờ là “tôi”. Nó phải hứng bao nhiêu cái khó chịu của người đọc đương thời. Thậm chí nó còn lên tiếng chỉ trích. Cuộc đấu tranh giữa thơ mới và thơ cũ giai đoạn văn học 1930-1945 đã giúp chúng ta hiểu được điều này của Hoài Thanh. Dần dần cảm nhận của độc giả về thơ mới cũng khác.

- “Nhưng ngày một ngày hai, nó mất dần cái bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá”. Hoài Thanh chỉ sử dụng 32 âm tiết, với bốn câu văn ngắn mà nói được bao điều về thơ mới. Các nhà thơ mới đã cắm được cái mốc trong lòng bạn đọc. Thế Lữ, Phạm Huy Thông là những tác giả ở thời kỳ đầu của phong trào Thơ mới lãng mạn. Kế đó là sự xuất hiện của Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc tử, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Anh Thơ... Giai đoạn cuối cùng của thơ mới lãng mạn là tác giả Vũ Hoàng Chương với tập thơ “Say” đã đưa người đọc tới cuối xứ mê li, cùng trời khoáng đãng. Các độc giả nhất là thanh niên các

- Suy nghĩ về sự cảm nhận của Hoài Thanh:

- Đoạn văn mang phong cách của Hoài Thanh ở chỗ nào?

thành phố, thị xã, thị trấn và một số ở nông thông được học hành thì say mê tìm đến Xuân Diệu, Hàn Mặc tử, Chế Lan Viên, Cù Huy Cận... Đại bộ phận thanh niên biết chữ ở nông thôn tìm đến thơ Nguyễn Bính, nữ sĩ Anh Thơ.

- Cảm nhận ban đầu cái tôi của thơ mới “thấy nó đáng thương”, “nó tội nghiệp”. Bởi nội dung của thơ mới bày tỏ nỗi niềm giao cảm với thiếu niên, con người, với tình yêu và cả tôn giáo, cốt sao giải bày được sự cô đơn, nỗi buồn của người cầm bút. Lưu Trọng Lưu gọi “cái thú đau thương”. Thơ Huy Cận hiện diện nỗi buồn cô đơn tan nát đến chia lìa. Nỗi buồn trong thơ Xuân Diệu gắn liền với ý thức thẩm mĩ. Chế Lan Viên mòn mỏi trong “Điêu tàn”, khóc sướt mướt về cái thây ma của thời xa cũ. Hàn Mặc Tử lại đến với nỗi buồn gợi nhớ đến bâng khuâng...

- Hoài Thanh cảm nhận: “Tâm hồn của họ (các nhà thơ mới) chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi. Đừng có tìm ở họ cái khí phách ngang tàng của một thi hào đời xưa như Lý Thái Bạch, trong trời đất chỉ biết có thơ. Đến chút lòng tự trọng cần để khinh cảnh cơ hàn, họ cũng không có nữa:

Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt Cơm áo không đùa với khách thơ

... Nhưng ta trách gì Xuân Diệu! Xuân Diệu nhà thơ đại biểu đầu đủ nhất cho thời đại, chỉ nói cái khổ sở, cái thảm hại của hết thảy chúng ta”.

Bàn về thơ mới, Hoài Thanh liên hệ tới thời thế, tâm lý bạn đọc trẻ tuổi. Đây là thể hiện quan điểm nghệ thuật đúng đắn của người bình thơ. Xin đọc đoạn viết này:

“Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bể sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trình tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.

- Đoạn văn nhận định có tính khái quát cao về sự bế tắc của cái tôi: “Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu”. Hoài Thanh chỉ ra được phong cách riêng của từng nhà thơ với sự tinh tế. Điều này rất cần cho người phân tích thơ mới. Mỗi nhà thơ được khái quát vài từ (Đọc). Câu văn nghị luận giàu chất thơ, chất nhạc, cách viết lại mềm mại, uyển chuyển có tác dụng khêu gợi cảm xúc và hứng thú.

Hoài Thanh khi nói về các nhà thơ đã sử dụng giọng điệu giải bày, chia sẻ, tâm tình. Đó là tấm lòng của người phê bình.

- Vì sao thơ mới buồn? Hoài Thanh khái quát nỗi buồn ấy là gì?

- Các nhà mới đã làm gì để thoát ra khỏi những bi kịch? Hoài Thanh đã cảm nhận vấn đề này như thế nào? Hoài Thanh đã cảm nhận vấn đề này như thế nào?

Một phần của tài liệu NGỮ VĂN 11 K2 (Trang 78 -82 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×